Sức khỏe sinh sản

Hướng dẫn cách tính ngày rụng trứng để tránh thai

4 Tháng mười, 2019
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Ngoài việc sử dụng bao cao su, uống thuốc tránh thai, đặt vòng,… thì một số phụ nữ tránh thai bằng cách tính ngày rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, nếu tính được ngày rụng trứng sẽ giúp chị em biết được đâu là thời điểm phù hợp để tránh thai và đâu là thời điểm để thụ thai.

Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để tính ngày rụng trứng

Chu kì kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài từ 22 – 35 ngày, trong đó phổ biến nhất là vòng kinh 28 – 32 ngày. Chu kì dài ngắn khác nhau do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố chẳng hạn như là: thói quen ăn uống, tâm lý, độ tuổi, stress, rối loạn nội tiết… Do vậy, thời điểm rụng trứng của các chị em cũng sẽ khác nhau.

Công thức tính ngày rụng trứng

Muốn xác định thời điểm an toàn để tránh thai hoặc thụ thai, người ta dựa vào công thức sau

  • Tính ngày rụng trứng: R = X -14 
  • Ngày bắt đầu có khả năng mang thai = R – 6
  • Ngày kết thúc khả năng có thai = R + 4

Nếu muốn đậu thai thì vợ chồng nên quan hệ vào thời điểm từ ngày thứ (R – 6) đến ngày thứ (R + 4). Ngược lại, nếu muốn tránh thai an toàn bằng việc tính ngày rụng trứng thì nên tránh quan hệ vào thời điểm này.

Khoảng thời gian an toàn để quan hệ tình dục được tính từ ngày bắt đầu có kinh nguyệt đến trước ngày bắt đầu có khả năng mang thai (R – 6) và những ngày sau ngày (R + 4) đến hết ngày cuối cùng của chu kì kinh nguyệt. Trong đó:

  • R là ngày rụng trứng, có khả năng đậu thai cao nhất (R được tính kể từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt)
  • X là chu kì kinh nguyệt

Ví dụ cụ thể: bạn có chu kì kinh nguyệt là 30 ngày, bạn bắt đầu có kinh nguyệt vào ngày mùng 5 hàng tháng

Suy ra:

  • Ngày rụng trứng R = 29  – 14 = ngày thứ 15 (tương đương ngày 19 trong tháng – ngày có khả năng đậu thai cao nhất.)
  • Ngày bắt đầu có khả năng mang thai = 15 – 6 = ngày thứ 9 (tương đương với ngày 13 trong tháng)
  • Ngày kết thúc khả năng mang thai = 15 + 4 = ngày thứ 19 (tương đương với ngày 23 trong tháng)

=> Nếu muốn tránh thai an toàn thì bạn không nên quan hệ vợ chồng vào khoảng thời gian từ ngày 13 đến ngày 23 trong tháng.

  • Những ngày từ mùng 5 đến ngày 12 là thời điểm an toàn tuyệt đối để tránh thai
  • Những ngày từ ngày 24 đến ngày 4 tháng sau là thời điểm an toàn tương đối để tránh thai.

Bảng tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh

Chu kì kinh nguyệt

Ngày rụng trứng

Thời điểm thụ thai

22

Ngày thứ 8 Từ ngày thứ 2 – 12

23

Ngày thứ 9 Từ ngày thứ 3 – 13

24

Ngày thứ 10 Từ ngày thứ 4 – 14

25

Ngày thứ 11 Từ ngày thứ 5 – 15

26

Ngày thứ 12 Từ ngày thứ 6 – 16

27

Ngày thứ 13 Từ ngày thứ 7 – 17

28

Ngày thứ 14

Từ ngày thứ 8 – 18

29

Ngày thứ 15 Từ ngày thứ 9 – 19

30

Ngày thứ 16 Từ ngày thứ 10 – 20

31

Ngày thứ 17 Từ ngày thứ 11 – 21

32

Ngày thứ 18 Từ ngày thứ 12 – 22

33

Ngày thứ 19 Từ ngày thứ 13 – 23

34

Ngày thứ 20 Từ ngày thứ 14 – 24

35

Ngày thứ 21 Từ ngày thứ 15 – 25

36

Ngày thứ 22 Từ ngày thứ 16 – 26

37

Ngày thứ 23 Từ ngày thứ 17 – 27

Lưu ý khi tính ngày rụng trứng để quan hệ

Việc tính ngày rụng trứng để xác định thời điểm tránh thai an toàn chỉ mang tính tương đối, với những người có vòng kinh đều đặn, thời gian rụng trứng ổn định.  Đối với những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt hoặc mắc bệnh phụ khoa thì cách tính này sẽ dẫn đến nhiều sai lệch.

Ngay cả những người có vòng kinh đều nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra hiện tượng rụng trứng nếu hưng phấn tình dục mạnh hoặc sức khỏe thay đổi. Do đó, nhiều trường hợp quan hệ vào ngày an toàn nhưng vẫn mang thai ngoài ý muốn.

Vậy nên, tránh thai tự nhiên bằng phương pháp này chỉ đạt hiệu quả chính xác khoảng 40 – 60%

Vì vậy, có thể nói, tránh thai tự nhiên theo cách tính ngày an toàn chỉ đạt kết quả tối đa 60%, 40% xác suất vẫn có thể có thai. Để đảm bảo tỷ lệ chính xác cao thì các chị em nên theo dõi chu kì và ngày rụng trứng trong nhiều tháng liên tục.

Một vài dấu hiệu của cơ thể báo ngày rụng trứng

Đau tức ngực

Trước ngày đèn đỏ, rất nhiều chị em cảm thấy căng tức ở ngực, sưng đau núm vú. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Trước kỳ rụng trứng, lượng hormone progesterone được cơ thể sản sinh nhiều hơn bình thường, khiến cho các tuyến sữa sưng to gây cảm giác căng trướng ở bầu ngực. Khi trứng rụng cũng là lúc các hormone giảm dần, vì thế, bạn sẽ thường thấy đau tức ngực trong 1-2 ngày trước khi có kinh và hiện tượng này sẽ biến mất hoàn toàn ở cuối chu kỳ.

Đau tức ngực cũng được coi là một trong các dấu hiệu mang thai, nếu như bạn bị đau tức ngực trong 2-5 ngày là kỳ kinh xuất hiện thì đó là hiện tượng báo rụng trứng. Nhưng nếu bạn đau tức ngực kéo dài mà không thấy kinh nguyệt xuất hiện đúng chu kỳ thì khả năng cao bạn đã mang thai.

Đầy bụng, đau bụng dưới

Đây là triệu chứng điển hình mà hầu như chị em nào cũng gặp một lần trong đời khi có kinh nguyệt. Hiện tượng đầy bụng có thể gây ra do các vấn đề về tiêu hóa, sự thay đổi của các hormone nội tiết trước kỳ kinh cũng khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng ít nhiều. Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi là một trong những hội chứng tiền kinh phổ biến.

Bên cạnh tình trạng chướng bụng, đầy hơi, trong những ngày sắp có kinh, đôi lúc bạn có thể cảm nhận những cơn đau bụng dưới, đau lưng âm ỉ do những thay đổi ở niêm mạc tử cung, chuẩn bị cho quá trình co bóp đẩy kinh nguyệt ra ngoài.

Hiện tượng đau bụng, đầy hơi, mỏi lưng trong vài ngày trước kỳ kinh và kéo dài trong những ngày đầu có kinh là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau dữ dội và kéo dài, đi kèm biểu hiện bị tắc kinh, máu kinh vón cục, sẫm màu… cần đề phòng nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung. Đây là bệnh lý tương đối nguy hiểm với cơ quan sinh sản nữ giới. Nếu thấy các biểu hiện trên, bạn nên đi khám với bác sĩ sớm hơn để tìm phương án điều trị phù hợp.

Để giảm đau bụng dưới, đau lưng trước kỳ đèn đỏ, chị em có thể áp dụng một số biện pháp như chườm nóng, tắm nước ấm kết hợp vận động nhẹ nhàng. Nên hạn chế tối đa việc dùng thuốc giảm đau và nên tham khảo bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi uống thuốc.

Khó ngủ, mất ngủ

Nhiều chị em cho biết họ thường bị khó ngủ, mất ngủ trong những ngày trước khi có kinh. Tình trạng này gây ra do tổng hợp các dấu hiệu như đau bụng, đau đầu, stress tiền kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa khiến bạn khó khăn khi chìm vào giấc ngủ sâu như thường ngày.

Để giảm thiểu tình trạng này, trước khi ngủ bạn có thể tập những bài tập nhẹ nhàng hoặc tập thở bụng hay thiền định. Bên cạnh đó, bạn nên tránh ăn quá no và hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu…

Chuột rút chân

Hiện tượng chuột rút chân là một dấu hiệu phổ biến do sự co thắt ở tử cùng khiến cơn đau lưng, đau bụng dưới lan xuống chân. Để hạn chế bị chuột rút trước ngày đèn đỏ, bạn cần có chế độ ăn uống đủ chất, tập luyện và nghỉ ngơi điều độ.

Ham muốn tình dục cao

Lượng hormone testosterone và estrogen tăng cao đỉnh điểm trước và trong những ngày rụng trứng truyền tín hiệu đến não bộ khiến nhu cầu tình dục được đẩy cao. Chính vì vậy, phụ nữ thường có nhiều ham muốn và hưng phấn tình dục trong những ngày này. Sự gia tăng hormone cũng khiến chị em trở nên nhạy cảm, có xu hướng điệu đà, làn da, ánh mắt tỏa ra vẻ quyến rũ hơn bình thường.

Xem thêm: Dấu hiệu mang thai đôi

Nhiệt độ cơ thể tăng cao

Một chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu với giai đoạn thân nhiệt xuống thấp trong 2 tuần đầu và bắt đầu tăng dần khi gần đến ngày rụng trứng. Đôi lúc tình trạng thân nhiệt tăng khiến chị em cảm giác bừng bừng, nóng sốt kết hợp các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác như đau đầu, mệt mỏi…

Dịch tiết âm đạo trong, có màu giống như lòng trắng trứng sống

Huyết trắng hay dịch âm đạo (khí hư) tăng tiết vào những ngày trước kỳ đèn đỏ. Lượng khí hư xuất hiện nhiều do dịch nhầy ở tử cung tăng lên nhanh chóng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là vì sự biến đổi của các hormone nội tiết, khí hư ra nhiều khiến chị em luôn có cảm giác ẩm ướt, tuy nhiên chúng thường không có mùi và dịch có phần trong, đặc như lòng trắng trứng sống.

Để phòng ngừa tình trạng ẩm ướt ở vùng kín gây phát sinh nấm, viêm âm đạo. Chị em lưu ý thay đồ lót thường xuyên hoặc dùng băng vệ sinh hàng ngày thấm hút. Vệ sinh vùng kín mỗi ngày là nguyên tắc để giữ cho cô bé luôn khô khao, sạch sẽ và không có mùi hôi.

Trên đây là những dấu hiệu tiêu biểu báo hiệu ngày rụng trứng sắp đến hoặc đang diễn ra. Chị em có thể tham khảo áp dụng để nhận biết thời điểm rụng trứng nếu như không tính toán hoặc theo dõi chính xác được chu kỳ của mình. Từ những dấu hiệu trên, chị em nào muốn ngừa thai có thể áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.

Mặc dù sử dụng bao cao su có thể khiến cho nhiều cặp đôi không cảm nhận được “cảm giác thật” trong “chuyện yêu”, thế nhưng nó là biện pháp tránh thai an toàn và tiện lợi nhất hiện nay, đồng thời có thể giúp vợ chồng ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh phụ khoa hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Có thể bạn quan tâm: Đi vệ sinh sau khi quan hệ liệu có thể mang thai hay không?

Theo dõi Dạ Hương trên Facebook: https://www.facebook.com/dahuonghoalinh

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận