Sức khỏe sinh sản

Thâm vùng kín tuổi dậy thì- “gỡ rối ngay” cho các bạn nữ

30 Tháng năm, 2023
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Dậy thì được coi là độ tuổi “ẩm ương” ở cả nam và nữ giới khi có sự thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý. Đặc biệt tình trạng thâm vùng kín tuổi dậy thì làm cho nhiều người cảm thấy lo lắng, không biết nguyên nhân do đâu, có phải bệnh không? Chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể các vấn đề dưới đây nhé.

Tìm hiểu những thay đổi vùng kín nữ giới ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì của bạn gái thường bắt đầu trong độ tuổi từ 9- 13 tuổi, ngực to dần lên, có những đường cong mềm mại, chiều cao và cân nặng tăng bên cạnh kỳ kinh nguyệt hằng tháng. Đi kèm với đó, vùng kín cũng xuất hiện các hiện tượng như:

  • “Tam giác bí mật” xuất hiện lông mu dày, có thể đen hơn để bảo vệ âm đạo
  • Tiết dịch nhiều hơn làm cho “cô bé” thường ẩm ướt
  • Tuyến bã nhờn mồ hôi hoạt động mạnh. Bạn sẽ thấy vùng da dễ đổ mồ hôi hơn bình thường, hơi có mùi khó chịu, dễ bị viêm lỗ chân lông
  • Phần âm hộ cũng phát triển và có màu sắc thẫm hơn
  • Phần buồng trứng bắt đầu phát triển mạnh mẽ, sản sinh ra hormone sinh dục nữ
  • Nếu bạn quan hệ tình dục không có biện pháp tránh thai an toàn thì dễ mang bầu hoặc mắc các bệnh xã hội khác

Ngoài biến đổi về cơ thể, giai đoạn này các bạn nữ có điều “khó nói” khác, nhiều tâm tư, suy nghĩ, lo âu và cảm xúc thất thường. Bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe, tinh thần và chú ý vùng kín một chút vì nếu không rất dễ mắc phải các bệnh phụ khoa khác.

Những đặc điểm nhận biết thâm vùng kín tuổi dậy thì

Nếu thấy các đặc điểm dưới đây, có thể bạn nữ đang bị thâm vùng kín tuổi dậy thì:

  • Phần môi lớn có màu nâu sẫm hoặc bị chuyển sang màu đen.
  • Phần môi nhỏ, cửa mình có màu hơi nhạt hơn một ít hoặc màu hồng đậm, thậm chí chuyển sang tím nhạt hoặc tím đen.
  • Xuất hiện đốm sẫm màu như tàn nhang ở vùng kín khiến vùng da này chuyển sậm màu.

Thực ra việc bị thâm vùng kín ở tuổi dậy thì là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên các bé cũng như phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu thấy có thêm một số dấu hiệu khác lạ như ra nhiều khí hư, có mùi hôi,… thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Lý giải nguyên nhân thâm vùng kín tuổi dậy thì

Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin ở trên, chắc hẳn nhiều người muốn biết vì sao lại có hiện tượng bị thâm vùng kín ở tuổi dậy thì. Dưới đây là một vài yếu tố tác động dẫn tới tình trạng trên:

– Do thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì

Tế bào da chúng ta luôn có sự xuất hiện của hắc tố (Melanocytes) đóng vai trò sản xuất Melanin. Tuy nhiên vào thời điểm dậy thì hoặc mang thai, hắc tố này phát triển mạnh hơn do tác động của hormone Estrogen. Đây cũng là lý do vì sao vùng kín bị thâm đen hơn so với bình thường.

Tương tự như việc tăng Estrogen, việc suy giảm hormone này ở thời điểm mãn kinh dễ gây thâm vùng kín cho chị em ở độ tuổi ngoài 40. Có thể nói, tình trạng vùng kín bị thâm là một phần của tự nhiên đáp ứng theo sự thay đổi của nội tiết tố.

– Do ma sát hoặc tổn thương vùng kín

Các bác sĩ cũng khẳng định, sự ma sát thường xuyên ở vùng kín có thể gia tăng hoạt động của tế bào hắc tố. Điều này làm cho tế bào sản xuất Melanin nhiều hơn. “Cô bé” cũng bị thâm đen không chỉ ở tuổi dậy thì mà còn ở độ tuổi khác. Có nhều nguyên nhân tác động tới vùng kín như:

  • Mặc đồ lót quá chật làm cho vùng kín bí bách, khó chịu
  • Cạo lông vùng kín thường xuyên, không có “lớp tường bảo vệ” khi bị quần áo hoặc hoạt động mạnh cọ sát vào
  • Quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn đều có thể gây ma sát
  • Tập thể dục hằng ngày như đi bộ, đạp xe,… khiến cho âm hộ, vùng đùi cọ xát với quần áo.

– Do bị viêm nhiễm âm đạo

Mắc các bệnh phụ khoa ví dụ như viêm nhiễm âm đạo cũng là một trong các nguyên nhân gây thâm vùng kín tuổi dậy thì. Vì còn khá ít tuổi, lại chưa có kinh nghiệm chăm sóc “cô bé” nên việc bị thâm, thậm chí bị bệnh khó tránh khỏi.

Ngoài ra, khi sinh hoạt hằng ngày, vùng kín của bạn nữ có thể bị nhiễm trùng nấm men, kích ứng từ xà phòng hoặc chọn các sản phẩm chăm sóc vùng kín chưa thực sự phù hợp. Điều này góp phần làm tăng nguy cơ thâm vùng kín tuổi dậy thì theo thời gian.

– Do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) gây ra sự dư thừa hormone Androgen trong cơ thể, từ đó làm cho vùng kín bị thâm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân bạn nên chú ý.

Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín tuổi dậy thì giảm thâm hiệu quả

Khi đã bước vào giai đoạn dậy thì, các mẹ nên hướng dẫn cho bé nhà mình cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ, an toàn, hiệu quả. Như vậy vừa giúp giảm thâm, vừa bảo vệ cơ quan sinh sản khỏe mạnh.

 – Cách chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp

Tuy không có quy định bao nhiêu tuổi thì dùng dung dịch vệ sinh. Nhưng theo các bác sĩ, khi bắt đầu tuổi dậy thì, bạn gái chúng mình cũng nên làm quen với sản phẩm này.

Chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ cho tuổi dậy thì, bạn tìm sản phẩm có thành phần làm từ nguyên liệu tự nhiên, độ pH an toàn, phù hợp. Ví dụ như: dung dịch vệ sinh Dạ Hương trà xanh, Dạ Hương tím, Dạ Hương Pharma Total Care… Những sản phẩm này được chiết xuất từ nguyên liệu: lá trà xanh, lá dâu tằm, lá trầu không, lô hội, vitamin E, Bioecolia (Pháp), Bisabolol (Đức),… với nhiều công dụng vượt trội: 

  • Làm sạch vùng kín nhẹ nhàng, lấy đi các tế bào da chết trên da, duy trì sự mềm mại, độ ẩm tự nhiên, khử mùi hôi mang lại cảm giác tự tin, hương thơm quyến rũ.
  • Duy trì hệ vi sinh vật có lợi cho cơ chế bảo vệ tự nhiên vùng nhạy cảm, ngăn ngừa tình trạng ngứa, khô rát, vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, nấm ngứa.

Bên cạnh đó, duy trì thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh 1- 2 lần/ngày. Trước tiên, bạn làm ướt vùng kín. Sau đó lấy từ 2- 3 ml dung dịch vào lòng bàn tay. Thoa nhẹ vùng kín trong 1 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Vào những ngày hành kinh hoặc bị viêm nhiễm, bạn có thể sử dụng nhiều hơn. Nhưng tuyệt đối không quá lạm dụng, thụt rửa sâu, rửa quá kỹ sẽ làm chết các lợi khuẩn. Từ đó làm cho âm đạo khô rát, dễ mẩn ngứa.

Bạn cũng không nên dùng nhiều loại dung dịch vệ sinh cùng lúc hoặc thay đổi liên tục các loại dung dịch vệ sinh khác nhau, dễ khiến âm hộ bị kích ứng. Không được ngâm mông và vùng kín trong thau nước vì vi khuẩn trong hậu môn sẽ đi ngược vào âm đạo gây viêm nhiễm.

– Cách chọn quần lót phù hợp

Vì thời điểm dậy thì, cơ thể của bé gái cũng có sự thay đổi rõ rệt, eo thon, mông nở nang hơn nên bạn không thể dùng quần lót cũ. Hãy chọn quần lót với size phù hợp, đừng quá chật cũng đừng quá rộng. Ngoài ra, chất liệu quần lót nên thoải mái, thấm hút mồ hôi là tốt nhất khi bé thường xuyên phải học tập, vận động.

Khi dùng, các mẹ chú ý dạy bé giặt riêng đồ lót với quần áo khác, phơi nắng thường xuyên để diệt khuẩn. Tần suất thay đổi quần lót tốt nhất là khoảng 4 tháng/lần.  

– Vấn đề cạo lông vùng kín

Lông mu mọc dài, dày và đen hơn làm cho bạn nữ cảm thấy bất tiện. Thực ra, lông mu đảm nhận nhiều chức năng khác nhau như bảo vệ vùng kín, giảm ma sát khi vận động, điều hòa nhiệt độ,… Tuy nhiên nếu mọc quá rậm cũng dễ gây ra viêm nhiễm, khó vệ sinh. Nếu có ý định cạo hoặc tỉa bớt lông vùng kín, bạn nên tìm hiểu kỹ, chọn phương pháp an toàn phù hợp nhất. Tốt nhất là chỉ nên cắt gọn bớt đi một phần.

– Chế độ dinh dưỡng & vận động

Vào thời điểm cần bổ sung rất nhiều năng lượng cho trẻ, cha mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu protein, vitamin A, B, D, E,… như hải sản (tôm, cua, ốc), sữa tươi, sữa chua, phô mai, thịt gà, trứng gà, rau xanh,…

Bên cạnh đó, các bạn nữ cũng có thể chọn cách vận động như chạy bộ, tập thể dục nâng cao sức khỏe. Như vậy giúp tăng cường hệ miễn dịch nói chung và vùng kín nói riêng.

Thâm vùng kín tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân như cơ địa, thay đổi nội tiết, ma sát, viêm nhiễm,… Các mẹ cùng với bé nhà mình tham khảo cụ thể thông tin ở trên về cách chăm sóc vùng kín giúp “cô bé” luôn thoải mái, hồng hào, khỏe mạnh nhé.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận