Sức khỏe sinh sản

Đến tháng bị đau bụng buồn nôn – Nguyên nhân, cách xử lý

27 Tháng Mười, 2023
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Đau bụng, buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt không phải là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Thế nhưng chúng lại gây ra không ít phiền hà làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của phái đẹp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Phải làm sao để khắc phục việc đến tháng đau bụng buồn nôn chẳng thể học tập, làm việc? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết nhé.

Nguyên nhân đến tháng đau bụng buồn nôn

Thông thường, cơn đau bụng kinh sẽ xuất hiện từ 1 đến 3 ngày trước khi có kinh. Đỉnh điểm cơn đau thường trong vòng 24 giờ sau khi bạn bắt đầu có kinh và giảm dần ở 2 đến 3 ngày tiếp theo. Ngoài đau bụng kinh là tình trạng phổ biến, một số chị em còn gặp phải triệu chứng buồn nôn. Nguyên nhân của việc đến tháng đau bụng buồn nôn có thể được lý giải bởi các yếu tố:

  • Khi đến kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung tạo ra lượng lớn hormone prostaglandin có tác dụng giúp tử cung co thắt và đẩy máu ra ngoài. Quá trình này vô tình gây ra cảm giác buồn nôn khi hành kinh. Cơn buồn nôn khi ấy xuất hiện nhiều ở những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt và càng giảm khi về cuối chu kỳ.
  • Sự dao động của hormone sinh dục khi đến tháng khiến dạ dày tiết dịch vị chứa axit clohydric quá mức. Điều này gây ra chứng ợ nóng nhẹ hoặc thậm chí là nôn mửa.
  • Đối với một số chị em mắc chứng đau nửa đầu, nguy cơ buồn nôn khi có kinh nguyệt thường cao hơn những người không bị.

Vậy tình trạng đau bụng buồn nôn khi đến tháng có phải do nguyên nhân bất thường nào khác không? Chị em hầu hết đều có thể an tâm rằng đây chỉ là những dấu hiệu bình thường mỗi khi tới tháng vì chúng sẽ biến mất ngay sau khi kết thúc chu kỳ. Do đó bạn không nên hoang mang, sợ hãi nếu chúng xuất hiện. Hãy thật thoải mái và tìm ngay giải pháp khắc phục để kiểm soát chúng thay vì để chúng kiểm soát mình.

Cách giảm đau bụng, buồn nôn khi đến tháng

Uống trà thảo dược

  • Trà gừng có đặc tính chống viêm và chứa chất giảm đau gồm gingerols, shogaols. Do đó chúng được khuyến khích dùng trong thời kỳ hành kinh để làm giảm đáng kể tình trạng đau, viêm.
  • Trà hoa cúc không chỉ giúp bạn dễ ngủ mà còn có đặc tính chống viêm và chống co thắt, do đó giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi hành kinh. Cụ thể, hoa cúc có khả năng ức chế sản xuất oxit nitric – Một phân tử đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của tình trạng viêm liên quan đến đau bụng kinh.
  • Trà quế có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống nấm. Vì vậy khi bổ sung vào cơ thể, chúng giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện lượng đường trong máu và giảm đau bụng kinh đáng kể.
  • Trà xanh không chỉ cung cấp năng lượng, giúp bạn xua đi cảm giác mệt mỏi khi hành kinh mà còn có thể làm giảm tình trạng đau bụng.
  • Trà thì là chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C và quercetin, do đó có thể giúp bạn giảm viêm. Một nghiên cứu tại Nhật Bản đã chứng minh rằng dùng 30mg chiết xuất thì là 4 lần một ngày, liên tục 3 ngày khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn giảm đáng kể cơn đau.

Chườm ấm

Chườm ấm khi bị đau bụng kinh

Theo Tây y, tình trạng đau bụng kinh xuất phát từ sự co thắt cơ tử cung kéo dài khiến mạch máu bị co lại. Do đó, việc cung cấp nhiệt cho bụng sẽ giúp làm giãn nở các cơ và dây chằng, đặc biệt là cơ trơn tử cung. Điều này giúp vùng bụng của bạn được cải thiện lưu lượng máu và oxy, từ đó giảm bớt các cơn đau bụng kinh.

Thay đổi chế độ ăn uống

Nhiều nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu axit béo omega-6 sẽ thúc đẩy quá trình viêmchế độ ăn giàu axit béo omega-3 sẽ làm giảm tình trạng viêm. Do đó việc thay đổi chế độ ăn uống cũng là một trong những giải pháp mà bạn có thể làm để cải thiện tình trạng đau bụng kinh của mình.

Thực hiện những thay đổi nhỏ trong khẩu phần mỗi ngày như giảm thực phẩm giàu chất béo, tăng cường ăn trái cây và rau quả,… tuy là việc làm đơn giản nhưng lại có thể giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn trong ngày hành kinh.

Việc ăn đúng loại thực phẩm bên cạnh đó cũng sẽ giúp nội tiết tố trong bạn được cân bằng, hỗ trợ cơ thể chống lại một số triệu chứng khó chịu trong ngày “dâu rụng”. Vì thế đừng ngần ngại bổ sung thật nhiều thực phẩm chống viêm như hạt chia, tảo và nghệ để làm giảm tình trạng viêm không cần thiết trong cơ thể.

Tập luyện nhẹ nhàng

Tập luyện nhẹ nhàng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn

Dù rằng vào giai đoạn hành kinh, nhiều bạn cảm thấy cơ thể yếu đuối không còn sức lực để tập luyện, thế nhưng thực tế, việc tập luyện vừa sức lại mang đến hiệu quả vô cùng tuyệt vời, giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh trong bạn cực kỳ hiệu quả.

Chị em nên thực hiện bài tập kéo giãn nhẹ nhàng vùng lưng dưới và cơ bụng để lưu lượng máu lưu thông thuận lợi khắp cơ thể. Ngoài ra khi tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng endorphin – một chất giảm đau tự nhiên giúp giảm cảm giác khó chịu và mệt mỏi trong kỳ kinh. Trong trường hợp cảm thấy buồn nôn, nôn hoặc kinh nguyệt ra nhiều, chị em chỉ nên tập thể dục ở cường độ thấp và không nên gắng sức.

Ngủ đủ giấc

Trong thời gian hành kinh, lượng hormone trong cơ thể bạn sẽ biến đổi ít nhiều. Cộng thêm các triệu chứng khó chịu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống. Vì thế, chị em vào những ngày này nên đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Quá trình ngủ cần giữ đúng tư thế để làm giãn cơ bụng, hỗ trợ khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Điều này giúp bạn có được giấc ngủ trọn vẹn, không bị cơn đau bụng kinh bất ngờ quấy rầy giữa đêm.

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Vào những ngày cực kỳ nhạy cảm, việc vệ sinh vùng kín đúng cách cũng sẽ giúp bạn phòng tránh được các bệnh viêm nhiễm và phần nào giảm chứng đau bụng kinh khó chịu. Các nàng hãy rửa vùng kín bằng nước ấm để “cô bé” được thư giãn, giảm cảm giác tức nhẹ, đồng thời tránh cho khu vực này phải chịu lạnh đột ngột dễ gây đau bụng kinh.

Ngoài vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, bạn có thể kết hợp thêm dung dịch vệ sinh Dạ Hương dịu nhẹ để làm sạch, khử mùi hôi nhưng vẫn duy trì được sự mềm mại và độ ẩm tự nhiên. Với chị em đang hành kinh, sản phẩm còn mang lại tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, nấm ngứa, mùi hôi. Nhờ vậy, bạn có thể an tâm hoạt động cả ngày dài mà vẫn thấy “cô bé” khô thoáng, ngát hương.

Khi nào nên đi khám?

Đến tháng đau bụng, buồn nôn là tình trạng hết sức bình thường mà chị em nào cxung có thể gặp phải. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đây có thể là những triệu chứng do các bệnh phụ khoa gây ra. Cụ thể, khi bạn nhận thấy một số biểu hiện bên dưới, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân:

  • Nôn ói, đau bụng dữ dội và kéo dài
  • Huyết áp giảm đột ngột gây hoa mắt chóng mặt
  • Máu kinh có màu đen và có mùi hôi khó chịu
  • Âm đạo ngứa ngáy, tiết dịch có màu bất thường
  • Đau bụng kèm theo tiêu chảy

Những thông tin được cung cấp trên đây hi vọng đã giúp bạn phần nào giải toả được băn khoăn “đến tháng đau bụng buồn nôn phải làm sao?”, “cách nào giúp giảm đau bụng buồn nôn khi đến tháng?”,… Áp dụng những phương pháp tự nhiên, đơn giản được hướng dẫn thực hiện tại nhà, bạn sẽ phần nào giảm được cơn đau bụng kinh khó chịu, nhẹ nhàng vượt qua được thời gian “dâu rụng” nhiều mệt mỏi.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận