Viêm nhiễm phụ khoa

Hết kinh 15 ngày lại ra máu nâu- Nguyên nhân & cách điều trị tốt nhất

28 Tháng Sáu, 2023
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Tùy theo thể trạng của mỗi người, thời gian hành kinh có thể kéo dài từ 3- 7 ngày. Tuy nhiên một số trường hợp sau khi hết kinh 15 ngày lại ra máu nâu. Điều này có gì bất thường không? Có phải là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng? Dưới đây chuyên gia sẽ tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn cách điều trị tốt nhất nhé.

Nguyên nhân của hết kinh 15 ngày lại ra máu nâu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng dù đã hết kinh nhưng sau 10- 15 ngày, bạn lại thấy ra máu nâu. Cụ thể hơn là do:

– Máu kinh cũ vẫn còn

Sau khi kỳ kinh kết thúc, trong tử cung của chị em có thể vẫn còn một lượng máu nhỏ sót lại. Vì số lượng quá ít nên chúng sẽ ra ngoài cơ thể với tốc độ chậm hơn. Khi tiếp xúc với không khí từ màu đỏ chuyển sang màu nâu. Lượng máu này khô, đặc và dễ vón cục hơn so với máu trong kỳ “rụng dâu”. Như bạn đã thấy, máu trong kỳ kinh thường chảy mạnh, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Càng về cuối kỳ, màu sắc sẽ càng tối hơn. Đây là bởi máu bị oxy hóa, chuyển sang màu nâu.

Có không ít trường hợp mặc dù đã hết kỳ kinh nhưng chị em vẫn ra máu nâu 1- 2 ngày sau đó, thậm chí kéo dài từ 1- 2 tuần. Điều này phụ thuộc vào khả năng co thắt của tử cung và tốc độ thoát máu ra khỏi cơ thể của mỗi người là khác nhau.

– Dấu hiệu mang thai

Tình trạng âm đạo tiết ra máu nâu có thể là dấu hiệu mang thai, báo hiệu trứng đã thụ tinh và làm tổ vào niêm mạc tử cung thành công. Nó thường đi kèm với cảm giác hơi co thắt trong tử cung. Một tình huống khác là bạn đã có thai trước đó, nhưng vô tình bị động thai, ra huyết gần ngày có kinh. Nếu tình trạng động thai không được điều trị thì sau tiếp tục ra huyết rất nguy hiểm.

– Tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh được đánh dấu từ khi phụ nữ không có kinh nguyệt trong khoảng 1 năm. Độ tuổi xảy ra tiền mãn kinh thường từ 45- 55 tuổi. Lúc này, sự thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể không ổn định làm cho tình trạng kinh nguyệt không đều.

– Tác dụng phụ từ các biện pháp tránh thai nội tiết

Với các chị em, sử dụng các biện pháp tránh thai là điều cần thiết. Tuy nhiên tác dụng phụ cũng có thể xảy ra trong thời gian 3 tháng đầu khi sử dụng dẫn tới máu kinh ra không đều. Các biện pháp tránh thai nội tiết bao gồm:

  • Vòng tránh thai (IUD)
  • Miếng dán tránh thai
  • Thuốc tránh thai
  • Que cấy tránh thai
  • Vòng âm đạo

Lưu ý khi dùng biện pháp tránh thai, bạn cần làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu thấy hiện tượng bất thường thì nên đến thăm khám tại cơ sở y tế chất lượng.

– Bị thương ở âm đạo

Nếu vùng da hoặc mô của âm đạo bị tổn thương, chị em có thể ra máu dù không phải trong thời kỳ hành kinh. Tác nhân phổ biến gây ra vết thương ở vùng kín thường do quan hệ tình dục hoặc sử dụng sex toy quá mạnh.

Bình thường cơ thể phụ nữ sẽ tự sản xuất chất bôi trơn tự nhiên giúp âm đạo không bị khô khi quan hệ. Nhưng nếu chất bôi trơn đó không đủ do chưa được kích thích hoặc đang trong quá trình biến đổi nồng độ hormone,… thì việc bị thương ở âm đạo dễ xảy ra.

– Bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Đây cũng là điều mà không chị em nào mong muốn xảy ra. Có một số bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khiến bạn ra máu dù đã hết kỳ kinh nguyệt. Trong đó phải kể đến nhiễm trùng Chlamydia. Chứng nhiễm trùng này có thể gây ra chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.

– Bị các bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, u nang tử cung, viêm vòi trứng,… dễ dẫn tới chứng rối loạn kinh nguyệt. Dấu hiệu bất thường là hết kinh 15 ngày lại ra máu nâu. Bên cạnh đó, nó còn đi kèm với nhiều triệu chứng khác như: ngứa rát âm hộ, khi hư bất thường, mụn sùi, mụn nước âm đạo,…

– Hội chứng buồng trứng đa nang

Bị hội chứng buồng trứng đa nang có thể làm kinh nguyệt không đều hoặc hết kinh sau 1- 2 tuần vẫn ra máu. Một số dấu hiệu khác của người bị buồng trứng đa nang là: lông tóc phát triển quá mức, béo phì, sạm da, tâm trạng thay đổi thất thường, cảm giác đau và khó chịu ở vùng chậu,… Nếu thấy bản thân có nhiều dấu hiệu trên, bạn nên đến bệnh viện uy tín thăm khám càng sớm càng tốt nhé.

– Bị lạc nội mạc tử cung hoặc u tuyến

Tình trạng mãn tính như lạc nội mạc tử cung hoặc u tuyến cũng có thể gây hiện tượng ra máu sau khi hết kỳ kinh, ra nhiều kinh hơn, bị đau bụng giữa các kỳ kinh.

– Bị bệnh ung thư

Bị ra máu sau khi hết kinh cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện của bệnh ung thư, cụ thể là:

  • Ung thư cổ tử cung: Phổ biến với phụ nữ trong độ tuổi từ 30- 45 tuổi. Triệu chứng đầu tiên là ra máu dù đã hết kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục. Hoặc cảm thấy đau, khó chịu khi quan hệ, dịch âm đạo có mùi khó chịu.
  • Ung thư tử cung: Thường xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi. Với người đã mãn kinh thì ra máu nâu xuất hiện ở âm đạo là dấu hiệu đầu tiên. Còn nếu chưa mãn kinh, ung thư tử cung có thể gây hiện tượng ra máu giữa các kỳ kinh. Đôi lúc bạn ra máu nhiều hơn bình thường. Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm đau khi quan hệ tình dục hoặc đau ở bụng.

Vì các triệu chứng của ung thư thường rất thầm lặng. Bạn nên dành chút thời gian đi tầm soát ung thư cổ tử cung và tử cung định kỳ đều đặn.

Dấu hiệu đi kèm khi hết kinh 15 ngày lại ra máu nâu

Ngoài tình trạng máu nâu ra sau khi hết kinh, nếu thấy dấu hiệu đi kèm dưới đây thì điều này là những bất thường mà chị em không nên chủ quan.

– Dịch màu nâu kèm đau bụng

Sau khi hết kinh mà thấy dịch màu nâu kèm đau bụng thì có thể bạn mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang hoặc là dấu hiệu của mang thai sớm. Hoặc sảy thai sớm cũng bao gồm dấu hiệu này. Khi sảy thai, máu sẽ có màu đỏ nhưng đôi khi là nâu giống như bã cà phê.

– Dịch màu nâu kèm có mùi

Thấy máu kinh đi kèm với mùi đặc biệt khó chịu thì có thể bạn đang mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Bên cạnh đó, nếu bạn còn thấy các vết bầm tím, sốt, chóng mặt, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau vùng chậu thì hãy đến bệnh viện uy tín thăm khám ngay nhé.

Cách chữa trị & phòng ngừa hết kinh ra dịch màu nâu

Cách chữa trị hết kinh 15 ngày lại ra máu nâu

  • Trước tiên, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn, điều trị kịp thời. Hãy kể chi tiết những biểu hiện giúp bác sĩ chẩn đoán, phát hiện nguyên nhân của tình trạng trên.
  • Sau đó, bác sĩ tiến hành kiểm tra thể chất theo yêu cầu và thực hiện xét nghiệm: máu, thử thai, chẩn đoán bệnh qua đường tình dục,…
  • Khi đã có kết quả sau cùng, bác sĩ lên phác đồ điều trị chính xác nếu bạn mắc bệnh.

Cách phòng ngừa hết kinh 15 ngày lại ra máu nâu

Chúng ta vẫn có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trước khi xảy ra tình trạng bất thường trên, chị em nên cố gắng tuân thủ những điều sau:

– Tránh lạm dụng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp vì chúng dễ gây tác dụng phụ.

– Không nên quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt vì thời điểm này, tử cung đang mở, ký sinh trùng dễ tấn công vùng kín.

– Duy trì thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ từ 1- 2 lần/ngày. Vào thời điểm kinh nguyệt có thể vệ sinh 3 lần/ngày. Chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, ví dụ như Dạ Hương Pharma Total care.

Sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu an toàn, lành tính như: cúc La Mã, trầu không, dâu tằm, lô hội, vitamin E, B3, Acid Lactic, Bioecolia, Bisabolol,… Nhờ đó giúp làm sạch vùng kín nhẹ nhàng, lấy đi các tế bào da chết trên da, duy trì sự mềm mại, độ ẩm tự nhiên, khử mùi hôi mang lại cảm giác tự tin, hương thơm quyến rũ. Bên cạnh đó, sản phẩm còn duy trì hệ vi sinh vật có lợi cho cơ chế bảo vệ tự nhiên vùng nhạy cảm, ngăn ngừa tình trạng ngứa, khô rát, vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, nấm ngứa.

– Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái. Điều này sẽ giúp cơ thể điều tiết hormone nội tiết cân bằng nhất. Hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt, hết kinh vẫn ra máu nâu. Chị em cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi đan xem với công việc để giảm bớt áp lực.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả tự nhiên, uống nước thường xuyên.

– Tăng cường vận động thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, tiền đề cân bằng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ.

– Nhớ ghi lại những thông tin quan trọng về chu kỳ kinh nguyệt như: ngày hết kinh, vòng kinh, lượng máu mỗi lần kinh.

Hết kinh 15 ngày lại ra máu nâu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào, chị em cần bình tĩnh, không nên tự phán đoán và điều trị tại nhà. Nếu thấy dấu hiệu bất thường thì nên đến các bệnh viện uy tín để thăm khám mới sớm giải tỏa được nỗi lo.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận