Viêm nhiễm phụ khoa

Bị nấm vùng kín có nguy hiểm không?- Bác sĩ giải đáp

28 Tháng Sáu, 2023
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Theo khảo sát có tới 75% chị em bị nấm vùng kín hay nấm âm đạo. Căn bệnh tưởng đơn giản nhưng làm nhiều người phải “mất ăn mất ngủ” vì chỉ một thời gian sau đã tái phát. Bị nấm vùng kín có nguy hiểm không? Nó ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Làm sao để trị nấm vùng kín tận gốc? Các chị em đừng bỏ qua thông tin quan trọng dưới đây nhé.

Giải đáp cụ thể nấm vùng kín là gì?

Thông thường vùng âm đạo của phụ nữ luôn có sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn và nấm men. Trong đó, hormone estrogen giúp vi khuẩn Lactobacilli phát triển để tiêu diệt các sinh vật gây hại.

Tuy nhiên vì nguyên nhân nào đó, sự cân bằng này đã bị xáo trộn bởi nấm Candida phát triển ngoài tầm kiểm soát, gây tình trạng nhiễm trùng nấm men. Có thể nói, nấm Candida là tác nhân chính làm cho bạn cảm thấy ngứa, rát, khó chịu.

Nếu thấy dấu hiệu bất thường ở vùng kín, bạn nên đến gặp bác sĩ sẽ được thăm khám cụ thể và kê các loại thuốc điều trị thích hợp.

Dấu hiệu nhận biết quan trọng khi bị nấm vùng kín

Những triệu chứng của nấm vùng kín sẽ tiến triển theo mức độ tăng dần. Nấm càng lan rộng thì càng tổn thương nhiều đến các vị trí xung quanh. Bạn sẽ thấy:

– Vùng kín bị ngứa ngáy, đỏ rát, thậm chí bắt đầu viêm nhiễm, tổn thương.

– Vùng kín có thể bị sưng phù, nóng hơn bình thường.

Khí hư ra nhiều, gây dính và nhớp vùng kín. Nếu bị nặng hơn, vùng kín sẽ có mùi hôi nồng khó chịu.

Đi tiểu thấy rát, buốt, khó chịu bởi những cơn đau do nấm tấn công sâu vào ống cổ tử cung.

Nếu thấy các triệu chứng trên thường xuyên tái phát, mức độ ngày càng nghiêm trọng thì sẽ khó xử lý hơn. Bạn nên chú ý để phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Bị nấm vùng kín có nguy hiểm không?

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng rõ ràng bị nấm vùng kín có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản, đời sống và cả tâm lý của chị em. Phân tích của chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn hiểu cụ thể về điều này nhé.  

Bị nấm vùng kín ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng

Đời sống tình dục hay “chuyện chăn gối” được coi là gia vị không thể thiếu giúp giữ lửa tình yêu cho đôi bên luôn nồng nàn, hạnh phúc. Tuy nhiên nấm vùng kín lại có thể nhanh chóng phá hủy điều đó. Như đã chia sẻ ở trên, triệu chứng của nấm vùng kín không dễ chịu chút nào. Chị em mắc bệnh nấm vùng kín chưa thể điều trị dứt điểm sẽ ngày càng tự ti, ngại gần gũi với chồng. Còn nếu “cố đấm ăn xôi” quan hệ cho bằng được, hậu quả là đau đớn khôn nguôi mà có thể lây bệnh cho người chồng, người yêu của mình.

Bị nấm vùng kín ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý

Bên cạnh tác động tới đời sống vợ chồng, chị em cũng cảm thấy khó chế ngự cơn nóng nảy của bản thân. Chính những cơn đau, ngứa ngáy khó chịu không yên do bệnh gây ra làm bạn mệt mỏi, bực bội.

Bị nấm vùng kín ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

Vùng “tam giác bí mật” cũng chính là nơi giúp phái đẹp duy trì chức năng sinh sản với các bộ phận quan trọng như cổ tử cung, tử cung, vòi trứng,… Một khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài, tái phát nhiều lần chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bộ phận trên. Lâu dần còn làm cho chúng ta suy giảm khả năng mang thai, sinh con.

Bị nấm vùng kín gây suy giảm miễn dịch

Khi bị nấm vùng kín cũng đồng nghĩa với việc chức năng miễn dịch của bạn đang suy giảm theo. Từ đó dễ dẫn tới nhiều bệnh lý khác.

Bị nấm vùng kín gây nguy hiểm cho mẹ bầu

Với chị em đang mang bầu mà không may bị nấm phụ khoa thì nguy cơ bị sẩy thai, sinh non thường cao hơn so với người thường. Nguy hiểm hơn, trẻ sinh ra dễ nhiễm bào tử nấm, mắc các bệnh đường mắt và hô hấp. Do vậy nếu phát hiện bị nấm vùng kín, bạn cần điều trị dứt điểm, tránh để nấm bùng phát kéo dài.

Lý giải vì sao nấm vùng kín dễ tái phát?

Ngoài những tác động ở trên, một lý do khác khiến cho nấm vùng kín bị liệt trong danh sách “báo động đỏ” bởi nó rất dễ tái phát. Nấm Candida được coi như tác nhân chính gây bệnh. Và trên thực tế, chúng đã tồn tại trong môi trường âm đạo. Chỉ cần gặp được điều kiện thuận lợi, nấm Candida phát triển mạnh mẽ về số lượng, có thể chống lại lợi khuẩn, miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Bên cạnh đó, điều kiện nóng ẩm bên trong vùng kín cũng trợ giúp cho loại nấm này sinh trưởng. Nếu bạn không điều trị triệt để, tế bào nấm còn sót lại sẽ tiếp tục con đường phát triển, ẩn náu ở nơi vết thương chưa lành hẳn gây viêm nhiễm.

Những tác động khác khi nấm chưa được loại bỏ hoàn toàn có thể là tiền đề cho nấm Candida dễ tái phát trở lại. Ví dụ như chị em chủ quan khi vệ sinh vùng kín, dùng đồ lót không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn,…

Khi nấm vùng kín tái phát thì khả năng điều trị sẽ khó hơn. Chúng có khả năng thích ứng tốt hơn, tránh được tác động từ thuốc ở những lần điều trị trước, dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc.

Nấm vùng kín có tự khỏi được không?

Nấm Candida vốn đã tồn tại với số lượng nhất định ở vùng kín. Nếu điều kiện môi trường âm đạo bình thường, nấm khó phát triển rộng. Ngoài ra, để độ pH âm đạo luôn ổn định ở mức từ 3.8- 4.5 cũng nhờ một phần sự đóng góp của loại nấm này. Tuy nhiên, khi pH âm đạo thấp hơn mức trên, sự ổn định về số lượng của nấm Candida sẽ bị phá vỡ. Nấm sinh trưởng nhanh, khó kiểm soát, pH âm đạo cũng khó cân bằng trở lại. Dịch âm đạo ra nhiều làm cho vùng kín ẩm ướt hơn. Cũng bởi các yếu tố trên hợp lại nên khi bị nấm vùng kín, bạn không thể chờ chúng tự khỏi mà cần tới sự tác động của phương pháp điều trị thích hợp.

Nhiều người thường chủ quan khi thấy triệu chứng nấm âm đạo biến mất trong một khoảng thời gian. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu chuẩn bị cho đợt “tổng tấn công” mới của tế bào nấm. Chúng sẽ lan sâu, biến đổi để kháng lại tác động của thuốc. Khi tái phát, triệu chứng nấm vùng kín thường nghiêm trọng, khó điều trị, khó kiểm soát hơn nhiều so với thời gian đầu. Lúc này, tình trạng nấm vùng kín đã được nhận định là bệnh mãn tính, không thể tự khỏi.

Nấm vùng kín cần điều trị trong bao lâu?

Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin ở trên, nhiều chị em càng quan tâm hơn là điều trị nấm vùng kín cần thời gian bao lâu. Theo bác sĩ phụ khoa, chữa nấm vùng kín phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian phát bệnh của mỗi người, cơ địa, mức độ xâm lấn của tế bào, tác động đến sức khỏe,… Nếu bạn phát hiện và điều trị ngay thì thời gian có thể từ 7- 14 ngày.

Đa số các bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng nấm bằng đường bôi, đặt tại âm đạo hoặc đường uống. Chỉ cần sử dụng đúng loại thuốc, phù hợp với tình trạng bệnh, nấm âm đạo sẽ được kiểm soát nhanh hơn, tốt hơn. Trong khi điều trị, bác sĩ cũng đưa ra thời gian tái khám cho bệnh nhân. Bạn cần tái khám đúng thời điểm để bác sĩ nắm bắt được chính xác mức độ cải thiện bệnh. Từ đó kiểm soát nấm hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ, thời gian điều trị.

Ngoài sử dụng thuốc, bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng kín, kiêng quan hệ tình dục, thay quần lót thường xuyên,… Những điều này giúp cho quá trình phục hồi nhanh hơn.

Cách điều trị nấm vùng kín bằng thuốc Tây y

Điều trị nấm vùng kín hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó sử dụng thuốc Tây y vẫn được ưu tiên hàng đầu bởi hiệu quả vượt trội của chúng. Sau khi chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể:

– Với người bị nấm vùng kín ở mức độ nhẹ hoặc trung bình

  • Thuốc điều trị đường uống: Itraconazol 100mg (dùng 2 viên/ngày, uống trong 3 – 5 ngày) hoặc Fluconazol 150 mg (liều duy nhất).
  • Thuốc đặt: Một trong những loại thuốc đặt âm đạo như Clotriamazole 100 mg, Miconazole 100mg, Clotriamazole 500 mg, Econazole 150 mg. Thời gian sử dụng khoảng 5 – 7 ngày.
  • Thuốc bôi, rửa: Dung dịch betadin, thuốc tím Gentian 0,5%, thuốc mỡ kháng nấm chứa miconazole hoặc clotrimazole.

– Với người bị nấm vùng kín ở mức độ nặng

  • Nếu bệnh nhân bị nấm nghiêm trọng hơn, thường xuyên tái phát, ngoài thuốc bôi, thuốc đặt bác sĩ sẽ kê thêm cả thuốc uống. Ví dụ như thuốc Fluconazole 150mg hàng tuần hoặc ketoconazole 100mg một lần/ngày và sử dụng trong 6 tháng. 

Lưu ý:

– Dùng thuốc Tây trị nấm không áp dụng cho phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu. Sau giai đoạn này, mẹ bầu sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc bôi, thuốc đặt để đảm bảo an toàn cho thai nhi. 

– Thuốc kháng nấm có thể đi kèm với tác dụng phụ, bạn hãy cẩn trọng và dùng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu thấy viêm nhiễm tái phát, hãy tới gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị mới thích hợp hơn, tuyệt đối không được tự ý dùng lại đơn thuốc cũ. 

Cách điều trị nấm vùng kín tại nhà

Ngoài cách điều trị nấm vùng kín bằng thuốc Tây y, một số chị em còn kết hợp thêm mẹo dân gian, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có tính kháng viêm, sát khuẩn. Ví dụ như:

– Dùng lá trầu không: Bạn rửa sạch 5- 7 lá trầu bánh tẻ. Đun sôi khoảng 1.5 lít nước rồi cho lá vào trong khoảng 10 phút. Cho ra chậu, thêm chút muối. Chờ nước nguội bớt rồi xông vùng kín. Áp dụng từ 2- 3 lần/tuần.

– Dùng lá chè xanh: Bạn rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi. Sau đó cho vào nồi cùng với vài hạt muối và khoảng 1.5 lít nước. Đun sôi trong 10 phút rồi cho ra chậu. Đợi nguội bớt thì xông vùng kín. Áp dụng từ 2- 3 lần/tuần.

– Dùng lá ổi: Bạn rửa năm 1 nắm lá ổi. Sau đó cho vào nồi nước sôi cùng với chút muối. Đun trong 10 phút thì cho ra chậu. Đợi nước nguội bớt rồi xông rửa vùng kín. Áp dụng từ 2- 3 lần/tuần.

Những mẹo trị nấm vùng kín tại nhà đều rất đơn giản mà có thể làm sạch khí hư, giảm ngừa, ức chế nấm phát triển. Nhưng chúng chỉ phù hợp ở giai đoạn đầu và hỗ trợ điều trị bệnh. Chị em không nên quá lạm dụng cách trên mà vẫn cần đến bác sĩ thăm khám nhé.

Hướng dẫn vệ sinh đúng cách khi bị nấm vùng kín

Nhằm giúp quá trình điều trị nấm vùng kín nhanh có kết quả và hạn chế tình trạng tái phát, chị em chú ý những điều dưới đây nhé.

– Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn, lành tính và sử dụng với tần suất từ 1- 2 lần/ngày. Ví dụ như Dạ Hương Pharma Total care được các chị em đánh giá cao bởi sự dịu nhẹ, khả năng làm sạch tuyệt vời ngay cả trong thời kỳ nhạy cảm như kinh nguyệt, hậu sản,… Nguyên liệu tự nhiên bao gồm Lô hội, Dâu tằm, Cúc La Mã,… cùng thành phần Bioecolia (Pháp),  Bisabolol (Đức)  vừa cân bằng hệ vi sinh vật vùng kín, vừa hỗ trợ kháng viêm, khử mùi hiệu quả, giảm ngứa, giảm kích ứng…

– Bạn nên chọn quần lót bằng chất liệu cotton dễ thấm hút, khô thoáng. Sau khi giặt sạch nên phơi khô cẩn thận rồi mới sử dụng. Không mặc quần lót ẩm ướt khiến vùng sinh dục bị ẩm, khiến vi khuẩn, nấm ngứa phát triển.

– Khi vệ sinh, bạn tránh lau từ hậu môn đến vùng kín mà nên lau theo chiều ngược lại, hạn chế trường hợp vi khuẩn tập trung nhiều ở hậu môn lan sang âm đạo.

Như vậy, chị em đã lý giải được câu hỏi bị nấm vùng kín có nguy hiểm không? Điều quan trọng nhất khi bị nấm là tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, giữ vệ sinh sạch sẽ âm đạo để sớm khỏi bệnh nhé.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận