Kinh Nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt: TẤT TẦN TẬT những điều không thể bỏ qua

22 Tháng năm, 2019
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở tuổi dậy thì hoặc tuổi tiền mãn kinh. Trong một số trường hợp, sự rối loạn này cảnh báo bệnh nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng trên do đâu? Và biện pháp chữa rối loạn kinh nguyệt là gì? Tất cả sẽ được tổng hợp đầy đủ qua bài chia sẻ sau của Dạ Hương. Mời bạn đọc đón xem.

Rối loạn kinh nguyệt có đáng ngại không?
Rối loạn kinh nguyệt có đáng ngại không?

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt (menstrual disorder) là tình trạng ngày hành kinh diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường. Điều này có thể báo hiệu một số vấn đề xấu của sức khỏe. Có thể phân biệt các loại rối loạn kinh nguyệt như sau:

  • Kinh mau: Đây là cách gọi khi chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 24 ngày.
  • Kinh thưa: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 39 ngày.
  • Rong kinh: Khi ngày “đèn đỏ” kéo dài hơn 8 ngày.
  • Thiểu kinh (ít kinh nguyệt): Số lượng máu kinh quá ít (chỉ khoảng 20ml). Hoặc số ngày “đèn đỏ” chỉ từ 1 đến 2 ngày cũng là bất thường của kỳ kinh.
  • Kinh nguyệt không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh: Độ tuổi mãn kinh là khoảng từ 40 đến 50 tuổi. Nếu mãn kinh trước độ tuổi này sẽ được gọi là mãn kinh sớm. Thời kỳ này các yếu tố nội tiết và hoocmon bị suy giảm, gây rối loạn đến kỳ kinh.

Biểu hiện khi bị rối loạn kinh nguyệt

Bạn sẽ cảm thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình đột nhiên kéo dài hơn hoặc hết nhanh hơn bình thường. Nghiêm trọng là hơn là bạn không có kinh trong 6 tháng liên tiếp (trường hợp này gọi là vô kinh). Lượng máu kinh thay đổi từ ít thành nhiều hoặc ngược lại cũng là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Màu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi, hồng nhạt là bất thường.

  • Cường kinh: còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh > 20ml/kỳ.
  • Thiểu kinh: số ngày có kinh < 2 ngày và lượng kinh< 20ml/kỳ.
  • Rong kinh: số ngày có kinh > 7 ngày.

Triệu chứng đau bụng dưới, đau xuyên ra cột sống, lan xuống đùi rồi lan ra toàn bụng. Nếu cơn đau kéo dài sẽ là dấu hiệu cảnh báo sự rối loạn hành kinh. Ngoài ra có thể bạn sẽ thấy đau kèm tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động…

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Mất cân bằng nội tiết tố

Nội tiết tố nữ bao gồm estrogen và progesterone có vai trò điều hoà chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên quá trình sản xuất và tiết ra các hoocmon này vô cùng phức tạp. Chỉ một yếu tố nhỏ tác động đến cơ chế sản xuất và bài tiết của cơ thể gây mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, sự mất cân bằng này còn xảy ra khi chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn không khoa học.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, vv… chính là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Khi sử dụng các loại thuốc này bạn cần sử dụng đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.

Bệnh phụ khoa gây rối loạn kinh nguyệt

Một số bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, bệnh buồng trứng… Những bệnh này có thể làm tăng sản nội mạc tử cung. Điều này có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Ngoài ra, các bệnh phụ khoa còn gây cảm giác khó chịu, thậm chí đau đớn khi kéo dài.

Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ là giai đoạn chuyển tiếp từ khả năng sinh sản sang không sinh sản. Thường là từ 40 đến 50 tuổi. Thời gian này, phụ nữ có thể gặp một vài rắc rối với sức khỏe như tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Đa phần, chu kỳ kinh của phụ nữ tuổi 40, 45 sẽ thưa dần và ra ít máu hơn. Nhưng một vài trường hợp khác có thể bị rong kinh. Theo một thống kê, 282 phụ nữ tiền mãn kinh được quan sát thì có tới 181 người bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Tỷ lệ này chiếm 63,8%. 

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có đáng lo không?
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có đáng lo không?

Rối loạn hành kinh ở tuổi 40

40 thường là độ tuổi mở đầu cho giai đoạn tiền mãn kinh. Phụ nữ có thể gặp khó khăn về sức khỏe, phổ biến nhất là tình trạng rối loạn hành kinh. Các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài từ 1-10 năm. Hệ trục não bộ tuyến yên buồng trứng suy thoái dần. Quá trình sản sinh hormone nội tiết tố estrogen và progesterone chậm lại. 

Khi nội tiết tố bị mất cân bằng, khả năng rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng. Thời gian rụng trứng có thể đến sớm hoặc muộn hơn bình thường, vì lẽ đó kinh nguyệt cũng bị rối loạn theo. Một số bệnh lý tiềm ẩn cũng dẫn tới rối loạn nội tiết và chu kỳ kinh nguyệt ở độ tuổi 40. Ví dụ như đái tháo đường, suy tuyến giáp, cường giáp, polyp cổ tử cung…

Ở độ tuổi này, nhiều chị em chịu áp lực tâm lý nặng nề, chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, ít tập thể thao… Đây cũng là lý do ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, gây ra tình trạng máu kinh không đều.

Rối loạn hành kinh ở tuổi 45

Cũng giống với rối loạn hành kinh ở tuổi 45, độ tuổi tiền mãn kinh. Ở giai đoạn này, máu âm đạo sẽ xuất hiện không đều ở ở tuổi dậy thì và khả năng sinh sản mất dần. Vẫn biết đây là một vấn đề bình thường của sinh lý mà người phụ nữ nào phải trải qua. Thế nhưng, rối loạn tiền mãn kinh vẫn mang tới nhiều bất tiện như:

  • Gây bất tiện trong sinh hoạt: nhiều chị em đau bụng kinh dữ dội, rong kinh dài ngày. Một số khác lại chậm kinh nhiều tháng nhưng sau đó lại xuất hiện nên mất cảnh giác trong quan hệ tình dục. Vẫn có trường hợp mang thai ở độ tuổi tiền mãn kinh.
  • Suy giảm chức năng tình dục: khi tiền mãn kinh xảy ra, phụ nữ thường giảm ham muốn tình dục. Bởi nội tiết tố thay đổi, dịch tiết âm đạo giảm. Điều này khiến vùng kín khô hạn, làm cho chuyện đó không còn hứng thú nữa,
  • Ảnh hưởng tới nhan sắc và vóc dáng: phụ nữ sẽ già đi trông thấy. Các nếp nhăn quanh khóe mắt, miệng trán và cổ xuất hiện dày hơn. Các vết đồi mồi nổi lên khiến da nám, xỉn màu. Tình trạng lão hóa da cũng theo đó tăng nhanh hơn. 
  • Nguy cơ ung thư cổ tử cung và các bệnh lý phụ khoa khác: rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 45 gây ra những thay đổi nội tiết và biểu hiện khác thường ở vùng kín. Điều này khiến “cô bé” bị kích thích, mầm bệnh dễ xâm nhập và gây viêm vùng. Lâu dần dẫn tới bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, viêm nội mạc cổ tử cung, ung thư cổ tử cung…

Cách khắc phục các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh cần hiểu rằng sự thay đổi về kinh nguyệt là một quá trình sinh lý tự nhiên. Chúng ta cần thích nghi với sự thay đổi này. Dưới đây là một số biện pháp giúp chị em khắc phục tình trạng rối loạn hành kinh, sống khỏe và tự tin hơn.

Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng

Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung thực phẩm giàu estrogen tự nhiên. Một số thực phẩm giàu estrogen như mầm đậu nành, đậu phụ, ngũ cốc… giúp bổ sung nội tiết tố. Ngoài ra, chị em có thể bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường nội tiết tố nữ. 

Bổ sung thực phẩm giàu estrogen khi rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh
Bổ sung thực phẩm giàu estrogen khi rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh

Ngủ nghỉ, làm việc khoa học hơn

Ở độ tuổi tiền mãn kinh, sức khỏe của phụ nữ rất quan trọng. Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng lớn tới nội tiết tố cũng như sắc đẹp của chị em. Chính vì vậy cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học, ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ. Tham gia thể dục thể thao nhiều hơn ở độ tuổi này cũng là một cách giúp giữ gìn tuổi xuân tốt. Mỗi ngày, nên duy trì tâp luyện thể dục ít nhất 15-30 phút, tốt nhất nên tập vào sáng sớm.

Giữ tâm lý thật thoải mái

Tâm lý ở độ tuổi 40-45 rất ổn định nhưng đó là bề nổi. Phần chìm của tâm lý thường được kìm nén vì gia đình, cuộc sống. Chị em cố gắng làm việc và sinh hoạt trong môi trường trong lành. Không nên cố gắng sống trong một môi trường độc hại. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại cùng gia đình, bạn bè nhiều hơn.

Sử dụng thuốc tránh thai

Lời khuyên cho bạn là không nên lạm dụng thuốc tránh thai. Vì loại thuốc này có khả năng mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Khi bước vào giai đoạn rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh, chị em nên tư vấn bác sĩ trước về việc sử dụng thuốc tránh thai. Ngoài ra cũng có nhiều phương pháp tránh thai khác an toàn và dễ dàng hơn để bạn lựa chọn.

Vệ sinh vùng kín đúng cách

  • Rửa sạch vùng kín hằng ngày với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp để loại bỏ mùi hôi và phòng ngừa viêm nhiễm.
  • Không thụt rửa âm đạo.
  • Không ngâm mình, tắm bồn quá lâu.
  • Khi đại tiểu tiện thì nên lau từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn có điều kiện lây ngược về phía âm đạo, chọn lựa loại giấy vệ sinh an toàn, không hương liệu tổng hợp.
  • Đến chu kỳ kinh nguyệt, cần thường xuyên thay băng vệ sinh và rửa vùng kín trong ngày, chỉ nên dùng băng vệ sinh hằng ngày vào cuối chu kỳ.
  • Mặc đồ lót có chất liệu mềm, co giãn tốt, phải giặt thường xuyên và phơi khô, tránh để trong môi trường ẩm mốc.

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Việc sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá không chỉ gây rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến làn da của chị em. Vì vậy, tránh lạm dụng chất kích thích trong giai đoạn này.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận