Sức khỏe sinh sản

Tiết lộ những dấu hiệu mang thai của phụ nữ cho con bú

11 Tháng Chín, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, phụ nữ có những thay đổi đáng về thể chất và tinh thần. Chị em không chỉ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn mà tâm trạng còn thất thường. Vậy phụ nữ có bầu khi đang cho con bú có ảnh hưởng gì không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí những dấu hiệu mang thai của phụ nữ cho con bú dễ nhận biết nhất. Cùng theo dõi ngay nhé! 

Phụ nữ đang cho con bú có mang thai được không?

Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp hiệu quả được các chuyên gia đánh giá cao. Theo nghiên cứu, trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể và dưỡng chất quan trọng giúp con yêu phát triển toàn diện. Nếu cho trẻ bú hoàn toàn bằng nguồn sữa tự nhiên, kinh nguyệt sẽ trở lại trong khoảng 4-6 tháng. Dựa vào đó, nhiều chị em áp dụng hình thức này để tạm thời kiểm soát sinh sản.

  

Đối với phụ nữ không cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến sớm hơn. Thời điểm “dâu chín” nằm trong khoảng từ 6-10 tuần. Tùy theo cơ địa của từng người mà “ngày đèn đỏ” có sự chênh lệch. Trước khi xuất hiện kỳ kinh nguyệt, hiện tượng rụng trứng có thể xảy ra. Nếu quan hệ vào “thời điểm vàng” thì khả năng mang thai ngoài ý muốn rất cao. Do đó, các mẹ bỉm sữa không nên chủ quan nghĩ rằng cho con bú có thể tránh thai an toàn 100%. 

Bật mí dấu hiệu mang thai của phụ nữ cho con bú

Trong thời gian nuôi con nhỏ, mẹ bỉm sữa có những ảnh hưởng về tâm, sinh lý. Do đó, một số chị em không để ý và thường nhầm lẫn với biểu hiện có baby. Với những dấu hiệu có thai của phụ nữ cho con bú dưới đây, nhất định bạn không nên bỏ qua. 

Lượng sữa ít hơn

Nếu lượng sữa mẹ cung cấp cho thai nhi giảm đột ngột thì khả năng mang thai rất cao. Ở tuần đầu tiên, dấu hiệu này có biểu hiện không rõ rệt. Tuy nhiên, sau khoảng 4-8 tuần, mẹ sẽ quan sát và cảm nhận rõ hơn. Lúc này, trẻ sẽ khát sữa và thường xuyên quấy khóc. Giải pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển ổn định trong giai đoạn này là bổ sung thêm sữa công thức. Đồng thời, mẹ có thể kết hợp thêm sữa non giúp tăng sức đề kháng cho con yêu. 

Trẻ giảm hứng thú với sữa mẹ

Sau khi thụ thai thành công, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ có sự thay đổi rõ rệt. Nguồn sữa tự nhiên không chỉ giảm về số lượng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng. Mùi vị sữa mẹ không còn thơm, béo ngậy và hấp dẫn như lúc ban đầu. Do đó, bé có xu hướng “ghét sữa” và bú ít hơn tần suất bình thường. Kèm theo đó là tình trạng tiêu chảy thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. 

Dấu hiệu ốm nghén

Tình trạng ốm nghén thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất. Mẹ có cảm giác buồn nôn vào buổi sáng hoặc khi ngửi thấy mùi vị thức ăn. Trong miệng bạn luôn thấy khô và đắng chát. Thậm chí, một số mẹ bầu duy trì tình trạng này khi đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Khi mẹ không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết, cơ thể trở nên thiếu sức sống, thiếu máu, chóng mặt. 

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi

Bạn vấn duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống đều đặn? Bạn cảm thấy nguồn năng lượng của cơ thể đang dần hao hụt? Tình trạng mệt mỏi gặp ở đa số phụ nữ mang thai. Nhất là những chị em có bầu khi đang cho con bú càng cảm thấy đuối sức hơn. Lúc này, bạn không những phải chăm sóc con nhỏ mà cần cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Bởi vậy, tần suất làm việc của mẹ bầu gấp nhiều lần người bình thường. 

Đọc thêm: Đau lưng có phải dấu hiệu sớm nhận biết mang thai?

Cảm giác đói bụng tăng lên

Hầu hết những mẹ bầu đang cho con bú luôn có cảm giác đói và muốn nạp thêm thức ăn. Tình trạng này có xu hướng rõ rệt hơn kho trọng lượng thai nhi tăng lên. Khi đó, mẹ cần sử dụng ngay các biện pháp để kiểm tra bản thân đã có thai hay chưa. Với cách đơn giản thử que tại nhà, mẹ có thể phát hiện có thai sớm ngay từ những tuần đầu. 

Cổ họng khô, khát nước

Nước có vai trò quan trọng giúp nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Khi cung cấp đủ lượng nước cần thiết, các cơ quan sẽ hoạt động nhịp nhàng, trơn tru. Ngược lại, tình trạng cơ thể thiếu nước khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau xương khớp, tâm trạng thất thường… Ở người bình thường, mỗi ngày cần nạp đủ khoảng 2 lít nước. Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú, lượng nước cung cấp mỗi ngày ở mức cao hơn. 

Bởi vậy, cảm giác khát nước tăng hơn mức bình thường là dấu hiệu nhận biết chị em đang có thai. Ở giai đoạn này, bạn vừa phải cung cấp sữa cho con nhỏ, vừa nuôi dưỡng tế bào thai đang phát triển. Để cơ thể luôn khỏe mạnh, bạn cần dành nhiều thời gian lắng nghe cơ thể. Hãy cố gắng uống đủ nước từ nguồn nước khoáng, trái cây tươi, rau xanh… 

Sắc tố da thay đổi

Làn da thay đổi là dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở phụ nữ mang thai. Sự tác động của các hormone thai kỳ khiến cơ thể sản xuất lượng melanin nhiều hơn. Nó khiến sắc tố da của bạn có màu sẫm ở vùng kín, nhũ hoa và đường sọc giữa bụng. Thậm chí, một số chị em xuất hiện nhiều mụn nhọt, nám trên da mặt nên luôn cảm thấy tự ti về nhan sắc.

Bên cạnh đó, một số chị em bị rạn da do cân nặng tăng nhanh. Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể đã phá vỡ lớp đàn hồi và các sợi collagen trên da. Vùng da rạn và thâm hơn, tập trung ở những khu vực như: Mông, đùi, ngực, hông, bụng… Tuy nhiên, bạn không nên hoang mang về tình trạng này. Sau khi em bé chào đời, mẹ sẽ lấy lại được nhan sắc tươi trẻ tràn đầy sức sống. 

Ngực đau và nhạy cảm hơn

Trong suốt thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, chị em luôn cảm thấy nóng, bức bối. Bầu ngực căng và màu sắc nhũ hoa thay đổi. Nếu lỡ dính bầu khi đang cho con bú, vùng ngực của chị em sẽ nhạy cảm hơn. Cảm giác đau nhức rõ rệt mỗi khi trẻ nhỏ bú sữa mẹ. Dấu hiệu này gần giống với hiện tượng tắc sữa, viêm tia sữa. Nếu mẹ đã massage bầu ngực và thông tắc tia sữa nhưng vẫn đau nhức ngực thì khả năng cao đã mang thai. 

Có thể mẹ quan tâm: Nhận biết dấu hiệu mang thai giả và cách điều trị

Phụ nữ có thai khi đang cho con bú cần lưu ý gì?

Nhiều mẹ bỉm sữa lỡ mang bầu khi đang cho con bú cảm thấy rất lo lắng. Mẹ sợ rằng nuôi con bằng sữa tự nhiên sẽ khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển. Đồng thời, thai nhi trong bụng có nguy cơ bị sảy hoặc sinh non. Theo các chuyên gia, việc cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ khi đang mang thai khá an toàn. Mặc dù vậy, mẹ cần xác định tâm lý bởi cơ thể sẽ mệt mỏi hơn nhiều lần. Đẻ nuôi con khỏe mạnh và vượt cạn an toàn, mẹ cần “bỏ túi” những kinh nghiệm như sau:

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu trong suốt quá trình mang thai và nuôi con nhỏ. Ngay từ tuần đầu của thai kỳ, mẹ cần bổ sung đa dạng các nguồn thực phẩm có lợi. Chẳng hạn như: Rau xanh, trái cây, thịt động vật (thịt bò, thịt gà, thịt lợn), cá, trứng, sữa… Trong thành phần của các thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, giàu đạm và chất béo. Cùng với đó, mẹ nên chủ động bổ sung thêm sắt, vitamin tổng hợp, canxi, axit folic dưới dạng viên uống. 

Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ, lượng calorie bổ sung mỗi ngày sẽ có sự điều chỉnh. Ở ba tháng đầu, mẹ cần cung cấp khoảng 650 calorie nếu cho trẻ bú sữa hoàn toàn. Trong trường hợp trẻ ăn dặm, mẹ có thể giảm tiêu chuẩn xuống một chút ở mức 500 calorie/ngày. Bước sang ba tháng giữa, thai nhi sẽ phát triển nhanh hơn và thay đổi rõ rệt về cân nặng. Do đó, mẹ cần tăng thêm 350 calorie/ngày so với giai đoạn đầu. Đến tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ tiếp tục điều chỉnh chế độ ăn tăng lên khoảng 950 – 1100 calorie/ngày.  

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Tâm trạng, cảm xúc của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Trong thời kỳ vừa có bầu, vừa cho con bú, bạn nên dành nhiều thời gian “chiều chuộng” bản thân. Hãy giảm tần suất làm việc, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Cùng với đó, bạn cần giữ tinh thần thư giãn, luôn vui vẻ, yêu đời. Các bài tập yoga nhẹ nhàng, đi bộ hay đọc sách, nghe nhạc sẽ giúp tâm hồn thư thái. 

Khám thai định kỳ

Khi xác định bản thân đã mang thai, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo các mốc quan trọng giúp xác định chính xác tình trạng thai nhi. Từ đó, mẹ sẽ biết bản thân và “thiên thần nhỏ” trong bụng có khỏe mạnh, phát triển ổn định hay không. Với kiến thức chuyên môn dày dặn, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học giúp nuôi con khỏe mạnh. 

Với những dấu hiệu mang thai của phụ nữ cho con bú trên đây, hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Quá trình có bầu khi đang cho con bú đòi hỏi sự quyết tâm của mẹ cả về sức khỏe và tinh thần. Bởi vậy, mẹ hãy luôn lạc quan và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ nhé!

Tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu báo mang thai bé trai cực chuẩn

Theo dõi Dạ Hương trên Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/dahuonghoalinh/

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận