Sức khỏe sinh sản

Vô sinh có kinh nguyệt không? Dấu hiệu vô sinh ở nữ là gì?

5 Tháng Chín, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên của nữ giới diễn ra đều đặn hàng tháng. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt bị rối loạn hoặc vô kinh có thể ảnh hưởng lớn tới chức năng sinh sản. Chính vì vậy, không ít chị em thắc mắc vô sinh có kinh nguyệt không? Để giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đôi nét về kinh nguyệt và vô sinh

Vô sinh và kinh nguyệt là 2 khái niệm liên quan mật thiết với nhau. Trong đó, vô sinh là tình trạng vợ chồng sống chung thời gian dài cùng nhau khoảng 6 – 12 tháng và không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn không có thai.

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ được lặp đi lặp lại nhiều lần theo chu kỳ. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ lặp lại hàng tháng trong khoảng từ giữa thời kỳ dậy thì tới thời kỳ mãn kinh. Trong thời kỳ này, phụ nữ sẽ diễn ra giai đoạn rụng trứng. Nếu trứng được thụ tinh thì sẽ làm tổ và chuyển sang nuôi dưỡng thai kỳ. Ngược lại, nếu không được thụ tinh thì trứng sẽ rụng và bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra hàng tháng đảm bảo chức năng sinh sản của phụ nữ bình thường. Tuy nhiên, nếu chu kỳ này bị rối loạn thì chức năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng. Biểu hiện của tình trạng này thường là:

  • Kinh sớm hơn chu kỳ kinh 5 – 7 ngày hoặc có kinh 2 lần 1 tháng.
  • Kinh đến muộn hơn chu kỳ kinh 5 – 7 ngày hoặc lưu ý có thể là hiện tượng mang thai.
  • Hiện tượng rong kinh kéo dài hơn 1 tuần, máu chảy có thể ít hoặc nhiều.
  • Tình trạng vô kinh trong thời gian dài, thường từ 4 tháng trở đi.

Tìm hiểu đầy đủ về: Các nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ

Vô sinh có kinh nguyệt không? Lý giải vì sao?

Kinh nguyệt hình thành theo cơ chế trứng không được thụ tinh. Đối với chức năng sinh sản, kinh nguyệt đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, không phải khi nào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng ổn định và bình thường. Thực tế, nữ giới bị vô sinh thường có những bất thường về chu kỳ kinh. Sự bất thường này chính là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc trứng thụ tinh và làm tổ.

Vì vậy, không phải tất cả các trường hợp vô sinh đều không có kinh nguyệt mà do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có thể kể đến là: Lạc nội mạc tử cung, tắc ống dẫn trứng… Nhiều trường hợp chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra bình thường nhưng vẫn vô sinh, hiếm muộn. Thế nên, dù có kinh nguyệt hay không thì vẫn có nguy cơ vô sinh.

 

Phụ nữ vô sinh thường có những dấu hiệu nào?

Rất nhiều phụ nữ khi bị vô sinh thì dấu hiệu thường không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu phát hiện mình thường xuyên có một trong các dấu hiệu dưới đây thì nên thăm khám sớm. Dựa vào những tình trạng này bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe và có biện pháp khắc phục kịp thời. Qua đó, tránh được trường hợp vô sinh, hiếm muộn có thể xảy ra.

Chu kỳ kinh không ổn định

Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chức năng sinh sản ở phụ nữ chính là chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó, nếu chu kỳ kinh nguyệt không ổn định kéo dài sẽ ảnh hưởng tới việc mang thai tự nhiên. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.

Rối loạn kinh nguyệt

Đây là hiện tượng kỳ kinh quá ngắn, quá dài hoặc không đều… Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của rối loạn nội tiết tố và hormone giới tính nữ. Đồng thời, viêm mạc tử cung cũng có thể gây ra tình trạng này. Từ đó, khiến khả năng thụ thai ở nữ giới bị giảm rõ rệt.

Vô kinh

Vô kinh là tình trạng nữ giới không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Nếu không bao giờ thấy kinh là nguyên phát, nếu chu kỳ kinh bị gián đoạn trên 4 tháng là thứ phát. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe sinh sản gặp vấn đề.

Thống kinh

Là hiện tượng đau bụng kinh khi có kinh nguyệt. Thông thường, tùy vào cơ địa mỗi người mà xuất hiện cơn đau nhẹ hoặc nặng. Nguyên nhân của tình trạng này là khí huyết kém lưu thông. Từ đó, dẫn tới tình trạng ứ huyết và cản trở kinh xuống gây đau vùng bụng. Đặc biệt, đau vùng bụng dưới.

Dịch âm đạo bất thường

Khi bạn bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh về đường tình dục thường xuất hiện tình trạng: Âm đạo tiết dịch bất thường, màu xanh hoặc vàng kèm theo mùi hôi khó chịu, ngứa rát… Vì thế, nếu phát hiện khí hư không bình thường như trên cần thăm khám sớm. Qua đó, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp cũng như ngăn ngừa được tình trạng vô sinh.

Tuyến vú kém phát triển

Tiết tố Estrogen trong cơ thể nữ giới tuổi sẽ tác động khiến vùng ngực phát triển, hoàn thiện ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, nữ giới đã qua 18 tuổi mà tuyến vú chưa phát triển có thể do nội tiết tố nữ estrogen bị thiếu. Đây cũng là nguyên nhân khiến buồng trứng kém phát triển. Do đó, trong trường hợp này sẽ khó có thể thụ thai.

Các triệu chứng khác

Đau vùng chậu, đau khi quan hệ có thể là dấu hiệu của viêm vùng chậu, khối u xơ, tử cung gặp vấn đề… Đây cũng là dấu hiệu của tình trạng vô sinh ở nữ. Ngoài ra, một số chị em còn có dấu hiệu bất thường ở vùng kín. Khi gặp các tình trạng này, chị em cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Các nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới

Nữ giới bị vô sinh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số “thủ phạm” chính mà các bạn có thể tham khảo:

Tuổi tác

Theo tuổi tác, khả năng sinh sản của nữ giới sẽ giảm dần. Đặc biệt, giảm từ độ tuổi 30 trở đi và giảm nhanh sau 37 tuổi. Nguyên nhân phụ nữ lớn tuổi vô sinh có thể do chất lượng và số lượng trứng thấp. Bên cạnh đó, vấn đề sức khỏe tổng thể không đảm bảo cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Hút thuốc lá

Thuốc lá, chất gây nghiện… sẽ làm giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ. Đồng thời, hiệu quả điều trị bệnh lý sinh sản cũng giảm nếu người bệnh hút thuốc lá. Ngoài ra, phụ nữ hút thuốc lá có thể gây ra tình trạng sảy thai.

Thừa cân

Chị em nếu thừa cân hoặc ít hoạt động sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh hơn so với các đối tượng khác.

Sử dụng rượu bia

Nếu sử dụng rượu bia sẽ khiến khả năng thụ thai và mang thai ở phụ nữ giảm sút cũng như gây nguy hiểm.

Thiếu cân

Những người mắc chứng rối loạn ăn uống như cuồng ăn hoặc chán ăn đều có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sinh sản.

Ít tập luyện thể dục thể thao

Phụ nữ ít hoạt động thể dục thể thao có thể bị béo phì. Đồng thời, việc này cũng làm tăng nguy cơ vô sinh. Vì vậy, những chị em đang hoạt động ít, thừa cân hoặc thiếu cân đều nên hoạt động đều đặn để có sức khỏe tốt. Như vậy sẽ đảm bảo quá trình rụng trứng bình thường và tăng khả năng mang thai.

Đọc thêm: Vô sinh nữ có chữa được không?

Cần làm gì khi không có kinh nguyệt?

Không có kinh nguyệt ảnh hưởng rất nhiều tới nội tiết tố của phụ nữ. Đồng thời, vô kinh có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn. Do đó, việc khám và điều trị mất kinh nguyệt càng sớm càng tốt. cần xác định được nguyên nhân vô kinh do đâu để điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, trước đó hãy theo dõi các dấu hiệu bất thường của bản thân và thăm khám sớm. Ngoài ra, khi phát hiện vô kinh các bạn cần khắc phục bằng cách:

Sống lành mạnh

Hãy thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực chế độ ăn uống khoa học. Đồng thời, kết hợp vận động hợp lý để cơ thể khỏe mạnh. Tốt nhất nên thay đổi thực đơn bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Như vậy, cơ thể sẽ luôn khỏe mạnh, tinh thần thoải mái hơn. Với cách này, sức đề kháng cũng được tăng cường giúp cơ thể thoải mái, điều hòa khí huyết.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá… tối đa có thể để sức khỏe không bị ảnh hưởng. Như vậy, giúp chu kỳ kinh nguyệt đều hơn và thậm chí khắc phục tình trạng vô kinh.

Uống nhiều nước mỗi ngày

Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày là việc làm vô cùng cần thiết giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt. Chính vì vậy, uống đủ nước cho cơ thể rất quan trọng.

Khám sức khỏe tổng quát

Hãy theo dõi cơ thể và phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của cơ thể. Đồng thời, nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ cũng như kiểm tra phụ khoa 6 tháng/lần. Việc này giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường của sức khỏe sinh sản. Từ đó, có biện pháp khắc phục và điều trị hiệu quả nhất.

Hiện nay, những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Đặc biệt, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng ở phụ nữ dưới 30 tuổi. Như vậy, không phải vô sinh thì không có kinh nguyệt. Thực tế, vô sinh do nhiều nguyên nhân và biểu hiện bởi nhiều dấu hiệu khác nhau. Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản vô cùng nhiều và thậm chí là vô sinh.

Đọc thêm: Khám vô sinh quy trình cụ thể ra sao?

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng đã giải đáp được cho các bạn vô sinh có kinh nguyệt không. Vô sinh thực chất biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau và vô kinh chưa hẳn đã vô sinh. Do đó, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu lạ của chu kỳ kinh nguyệt đều nên thăm khám để được điều trị hiệu quả.

Theo dõi Dạ Hương trên Facebook: https://www.facebook.com/dahuonghoalinh

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận