Bệnh phụ khoa

Viêm vùng chậu nguy hiểm không? Có chữa được không?

14 Tháng Mười Hai, 2020
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ tuổi sinh sản là viêm vùng chậu. Tuy nhiên, nhiều chị em chưa nắm được những kiến thức quan trọng về bệnh để nhận biết, phòng ngừa và điều trị kịp thời. Bệnh viêm vùng chậu nguy hiểm thế nào, có chữa khỏi được không? Sau đây Dạ Hương sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.

Viêm vùng chậu là gì?

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục vùng chậu nữ, gồm tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các mô liên kết xung quanh. Bệnh viêm vùng chậu có thể chia thành cấp tính và mãn tính. Nếu như không được điều trị triệt để, viêm cấp sẽ dễ dàng chuyển thành dạng mãn tính, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Viêm vùng chậu do nhiều tác nhân gây ra, nhưng trong đó phổ biến nhất là lậu cầu và Chlamydia. Hai tác nhân này có thể gây ra triệu chứng gần giống nhau, vì thế người bệnh khó có thể tự phán đoán được, nên cần phải có sự thăm khám kết luận của bác sĩ phụ khoa.

Biểu hiện chung của viêm vùng chậu là cảm giác đau tại vùng bụng dưới. Cơn đau dữ dội hơn khi giao hợp hoặc trong thời gian hành kinh, khi người bệnh mệt mỏi, đứng lâu. Viêm vùng chậu mãn tính thường hình thành các kết nối sẹo hoặc xung huyết vùng chậu, gây sưng, đau vùng bụng dưới và đau nhức thắt lưng.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể thấy các triệu chứng đi kèm khác như là:

  • Rong kinh;
  • Dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi, màu xanh hoặc màu vàng, đặc như mủ;
  • Đau rát khi tiểu tiện;
  • Đôi khi bị rối loạn tiêu hóa hoặc sốt, ớn lạnh;
  • Do diễn biến của bệnh rất lâu nên một số bệnh nhân sẽ bị suy nhược thần kinh như thiếu sinh lực, mất ngủ, toàn thân khó chịu. Nếu sức đề kháng của người bệnh tương đối kém thì dễ bị các đợt cấp hoặc bán cấp.

Những ai có nguy cơ cao bị viêm vùng chậu?

Những nhóm đói tượng có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm vùng chậu đó là:

  • Phụ nữ đang trong độ tuổi hoạt động tình dục, đặc biệt là dưới 25 tuổi.
  • Phụ nữ mắc bệnh STI không được điều trị hoặc đã từng bị STI trước đó
  • Phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, không sử dụng bao cao su
  • Phụ nữ đã từng thực hiện các thủ thuật phụ khoa liên quan tới cổ tử cung như đặt vòng tránh thai, nong nạo tử cung…

Viêm vùng chậu nguy hiểm thế nào?

Ở mức độ cấp tính, viêm vùng chậu không được điều trị tích cực, vi trùng sẽ lan lên vòi trứng và xâm nhập vào ổ bụng hình thành các ổ mủ gọi là áp xe vùng chậu. Nếu như các áp xe này không được điều trị triệt để thì vi khuẩn lan vào đường máu gây nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong.

Viêm vùng chậu cấp tính không điều trị kịp thời rất dễ chuyển biến thành viêm vùng chậu mãn tính. Khi bị viêm vùng chậu mãn tính, diễn biến của bệnh nhìn chung kéo dài hơn nên tác hại đối với cơ thể cũng rất lớn.

Nguy hiểm lớn nhất của bệnh viêm vùng chậu là có thể khiến phụ nữ bị vô sinh. Xác suất vô sinh ở những bệnh nhân bị viêm vùng chậu cấp tính là 20% đến 30%. Và khi bệnh tiến triển nặng qua giai đoạn mãn tính thì tình trạng vô sinh sẽ ngày một gia tăng. Trong khoang chậu của phụ nữ, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng, hoặc các mô xung quanh khác, bao gồm cả nội mạc tử cung vùng chậu, chỉ cần bất kỳ một trong số này bị viêm, nó sẽ gây vô sinh cho phụ nữ. Ví dụ như khi vòi trứng bị viêm, nó sẽ dần mất đi chức năng sinh lý mềm và nhu động, ống dẫn trứng cứng lại và hình thành các thành phần kết dính, nó sẽ làm cho lòng ống dẫn trứng bị thu hẹp lại, tinh trùng với trứng bị cản trở, không thể gặp nhau nên dẫn đến vô sinh. Trong trường hợp, chúng có thể gặp nhau để thụ tinh nhưng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn để xuống tử cung làm tổ. Thai nhi sẽ phát triển ngay tại vòi trứng gây ra biến chứng chửa ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm. Đến một giai đoạn nào đó, khi khả năng co giãn của ống dẫn trứng không thể chịu đựng được trước sự phát triển của thai nhi, nó sẽ vỡ ra gây xuất huyết ồ ạt. Người phụ nữ có thể bị tử vong nếu không cứu vãn kịp thời.

Ngoài ra, khi viêm phần phụ khởi phát có thể gây đau, thỉnh thoảng sẽ có cảm giác sưng tấy. Tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh, tác hại nặng nề nhất mà bệnh viêm phần phụ gây ra là làm tổn hại đến chức năng sinh lý của buồng trứng, chủ yếu do tình trạng viêm nhiễm lâu ngày làm rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng.

Đau vùng chậu mãn là biến chứng muộn của viêm vùng chậu mãn tính. Tức là lúc này bệnh đã được điều trị khỏi, không còn tình trạng nhiễm trùng vùng chậu. Vi khuẩn được tiêu diệt nhưng những tổn thương trước đây không hồi phục được tạo ra các màng dây dính trong vùng chậu gây ra cơn đau, đau kéo dài có thể vài tháng thậm chí vài năm. Dùng thuốc giảm đau không bớt, phải cắt bỏ dây dính, tử cung, buồng trứng để loại bỏ cơn đau.

Viêm vùng chậu có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm vùng chậu sẽ không tự khỏi và nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể chữa được bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, viêm vùng chậu cấp điều trị hiệu quả bằng kháng sinh. Vì bệnh khởi phát gấp hơn và bệnh nhân đau đớn nhiều hơn nên thuốc kháng sinh là phương pháp chống viêm nhanh nhất.

⇒ Xem chi tiết: Các loại thuốc điều trị bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu mãn có thể điều trị kháng sinh hoặc điều trị ngoại khoa. Trên thực tế, muốn chữa khỏi bệnh viêm vùng chậu mãn tính thì việc đầu tiên là phải đảm bảo việc điều trị bài bản, khoa học, phải điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh, đồng thời phải chú ý tránh tiếp xúc với mọi hành vi có thể làm bệnh nặng thêm trong thời gian bị bệnh.

Hai khía cạnh này có thể nói là cơ sở để điều trị tận gốc bệnh viêm vùng chậu mãn tính, cuối cùng phải nói rõ là diễn biến của bệnh viêm vùng chậu mãn tính kéo dài hơn, hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm vùng chậu trong thời gian ngắn. Nên việc duy trì một đời sống tình dục lành mạnh là chìa khóa để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh phát triển.

Việc quan hệ tình dục khi bị bệnh viêm vùng chậu là không an toàn, vì phụ nữ có thể bị nhiễm trùng trở lại. Điểm mấu chốt là phải tìm cách điều trị bằng thuốc kháng sinh và đợi tình trạng bệnh thuyên giảm trước khi tiếp tục hoạt động tình dục. Bác sĩ sẽ sẽ tư vấn thêm cho bạn thời điểm an toàn để quan hệ tình dục.

[tds_info]Viêm vùng chậu có thể chữa được. Điều quan trọng là các chị em phải nhận biết sớm nguy cơ, chủ động kiểm tra sức khỏe phụ khoa để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, giúp tăng cơ hội chữa bệnh triệt để. Nếu bệnh chuyển biến tới giai đoạn nghiêm trọng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn do những biến chứng nguy hiểm gây ra.[/tds_info]

Chữa viêm vùng chậu bao lâu thì khỏi?

Các bác sĩ sẽ không thể đưa ra câu trả lời chung cho mọi trường hợp về thời gian chữa bệnh của họ. Bởi mỗi người mức độ viêm và nguyên nhân lây nhiễm là khác nhau. Với viêm vùng chậu cấp tính, một đợt điều trị là khoảng 7 – 10 ngày. Tình trạng viêm nhiễm hoàn toàn có thể được loại bỏ sau thời gian này. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được nhập viện để theo dõi điều trị chặt chẽ.

Với viêm vùng chậu mãn tính, để chữa khỏi hoàn toàn thường mất từ ​​hai đến ba tháng (thậm chí lâu hơn). Một số bệnh nhân sau hai tháng vẫn chưa lành, một số bệnh nhân có thể nhanh chóng lành lại. Thời gian cụ thể cần tùy theo thể trạng của mỗi người, tình trạng bệnh cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc chữa khỏi bệnh.

Nếu người bệnh muốn phục hồi càng sớm càng tốt thì ngoài việc điều trị tích cực, họ cũng cần giải tỏa những lo lắng trong quá trình điều trị, nâng cao lòng tin khi điều trị, điều này cũng giúp loại bỏ tình trạng viêm nhiễm sớm nhất, phục hồi sức khỏe.

Nắm bắt thời điểm điều trị tốt nhất, thuốc điều trị triệu chứng cũng có thể giúp loại bỏ chứng viêm càng sớm càng tốt. Thời điểm tốt nhất để điều trị bệnh viêm vùng chậu mãn tính là ngày hành kinh. Trong thời kỳ kinh nguyệt, xung huyết vùng chậu, khi tiêm cùng một liều lượng thuốc, lượng thuốc có thể phân bố nhiều hơn trong khoang chậu cùng với lưu lượng máu và tác động trực tiếp lên nội mạc tử cung. Vì vậy, trước kỳ kinh một, hai ngày có thể uống thuốc điều trị viêm vùng chậu mãn tính, đồng thời điều trị bằng lò vi sóng trong vật lý trị liệu, cho đến khi sạch kinh là một đợt điều trị, đợt điều trị chung khoảng 7 ngày.

Chẩn đoán viêm vùng chậu thế nào?

Khi mắc bệnh viêm vùng chậu mãn tính, chúng ta phải kịp thời kiểm tra tình trạng cụ thể của bệnh và nguyên nhân gây bệnh, để đưa ra phương pháp điều trị triệu chứng cụ thể.

Để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu, bác sĩ có thể hỏi bạn về các triệu chứng của bệnh và tiến hành khám vùng chậu. Việc kiểm tra này có thể bao gồm:

  • Lấy mẫu dịch âm đạo và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định loại vi sinh vật nào đang gây ra nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm nước tiểu thường được sử dụng để xác định sự hiện diện của bệnh lậu và chlamydia.
  • Siêu âm vùng chậu cũng có thể được sử dụng để tạo ra hình ảnh rõ ràng về các cơ quan nội tạng tại vùng chậu, giúp xác định mức độ lây lan của nhiễm trùng. Qua siêu âm b, có thể thấy phần phụ hai bên dày lên, giãn rộng hoặc có các khối viêm nhiễm. Kiểm tra siêu âm b sống động hơn và có thể phát hiện hiệu quả các khu vực có vấn đề.
  • Một thủ thuật được gọi là nội soi ổ bụng có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu nếu vẫn còn nghi ngờ sau các cuộc điều tra trước đó hoặc nếu bạn không đáp ứng với điều trị. Ở thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ vào bụng và đưa một dụng nội soi nhỏ có gắn camera để xem các cơ quan sinh sản. Cả nội soi cổ tử cung và nội soi ổ bụng đều hữu ích cho việc chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu mãn tính.

Điều trị viêm vùng chậu thế nào?

Điều trị viêm vùng chậu cấp

Thông thường, biểu hiện của viêm vùng chậu cấp tính thường rầm rộ hơn, song bệnh dễ chữa hơn. Viêm vùng chậu cấp tính đáp ứng tốt với điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, người bệnh cần phải nhập viện để điều trị dưới sự theo dõi của các bác sĩ.

Điều trị bệnh viêm vùng chậu cấp thường đơn giản và bao gồm một đợt kháng sinh nhắm vào sinh vật đã gây ra nhiễm trùng. Để giảm nguy cơ biến chứng thì việc điều trị ngay lập tức bệnh viêm vùng chậu là rất quan trọng.

Điều trị viêm vùng chậu mãn

Viêm vùng chậu mãn tính có các triệu chứng dai dẳng, bệnh dễ tái phát nên khó điều trị dứt điểm. Sử dụng kháng sinh không có hiệu quả cao với viêm vùng chậu mãn tính. Nếu bệnh xảy ra biến chứng hoặc không đáp ứng với thuốc thì cần phải áp dụng các biện pháp khác như là phẫu thuật, vật lí trị liệu.

Việc điều trị viêm vùng chậu mãn tính trong giai đoạn đầu chủ yếu nhằm vào mục đích chống bội nhiễm. Việc sử dụng thuốc kháng khuẩn phải thường xuyên, về cơ bản cần xác định rằng thuốc kháng khuẩn được sử dụng có thể chữa khỏi tình trạng bệnh viêm vùng chậu của bệnh nhân. Vai trò của nhóm là lựa chọn kháng sinh phổ rộng để che phủ các mầm bệnh.

Điều trị ngoại khoa hướng đến những bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng hơn, nói chung là những bệnh nhân đã bị cách biến chứng như áp xe, hoặc những bệnh nhân điều trị nội khoa không hiệu quả. Phương pháp phẫu thuật điều trị viêm vùng chậu tương đối triệt để nhưng phải chú ý chăm sóc hậu phẫu cẩn thận để nhiễm trùng không tái phát.

Ngoài ra, việc điều trị bệnh viêm vùng chậu mãn tính cũng cần chú ý đảm bảo kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi trong thời gian bị bệnh, nên biết rằng mệt mỏi có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, và nếu cơ thể giảm miễn dịch thì khả năng gây nhiễm trùng trở lại là tương đối.

⇒ Đọc thêm: Điều trị viêm vùng chậu khi mang thai – những điều mẹ bầu nên chú ý

Viêm vùng chậu có phòng ngừa được không?

Bệnh viêm vùng chậu thường xảy ra nhất do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) lây lan vào cơ quan sinh sản. Vì vậy, việc duy trì đời sống tình dục lành mạnh có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa viêm vùng chậu.

Bên cạnh đó, nữ giới cũng cần chú ý nhiều hơn tới vấn đề vệ sinh vùng kín hằng ngày để ngăn ngừa viêm nhiễm. Xem chi tiết các hướng dẫn vệ sinh vùng kín đúng cách trong bài viết này.

Kết luận:

Bệnh viêm vùng chậu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những tác hại lớn cho cơ thể. Do đó, vì sức khỏe của chính mình, bạn phải điều trị bệnh kịp thời.

 

 

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận