Viêm nhiễm phụ khoa

Mọi điều bạn cần biết về viêm âm đạo do vi khuẩn (BV)

1 Tháng bảy, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở âm đạo gây ra bởi sự giảm hoặc biến mất của lactobacilli trong âm đạo và sự gia tăng của các loại vi khuẩn gây hại, có biểu hiện lâm sàng không điển hình và tỷ lệ tái phát cao. Bệnh có thể chia thành viêm âm đạo do Haemophilus, viêm âm đạo do vi khuẩn Corynebacterium, viêm âm đạo do kỵ khí, viêm âm đạo do Gardnerella, v.v. 

Triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn

Theo các nghiên cứu, có từ 10% – 50% bệnh nhân bị viêm âm đạo do vi khuẩn không có triệu chứng. Đa số bệnh nhân mắc bệnh này là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-44 tuổi). Bệnh khởi phát chậm, các triệu chứng không rõ ràng, biểu hiện chủ yếu là sự thay đổi tính chất tiết dịch âm đạo, cụ thể là:

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều có màu trắng đục hoặc trắng xám
  • Dịch âm đạo có mùi tanh hôi như cá thối, mùi hôi nặng hơn sau kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi giao hợp (bộ phận sinh dục của bạn tình cũng có thể thấy mùi tương tự).
  • Âm đạo nóng rát và ngứa

Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể kết hợp với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nên gây ra các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn:

  • Khi kết hợp với nhiễm lậu cầu, dịch tiết âm đạo rõ ràng là mủ và có thể gây kích ứng tiết niệu như tiểu buốt, tiểu khó.
  • Khi kết hợp với nhiễm trùng roi trichomonas, dịch âm đạo có bọt, người bệnh có thể cảm thấy ngứa vùng kín nhiều hơn.
  • Khi kết hợp với nhiễm Candida, dịch tiết âm đạo có thể giống như sữa đông hoặc giống như bã đậu.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạo do vi khuẩn có liên quan đến sự mất cân bằng của vi khuẩn “tốt” và “có hại” trong âm đạo của phụ nữ. Quan hệ tình dục không lành mạnh, đặc biệt phụ nữ quan hệ với nhiều bạn tình sẽ phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn trong âm đạo. Điều này làm tăng nguy cơ mắc BV ở phụ nữ.

Nhiều chị em lầm tưởng rằng rửa vùng kín càng nhiều càng sạch. Thực tế, rửa vùng kín hoặc thụt rửa sâu trong âm đạo nhiều lần có thể phá vỡ mỗi trường axit-bazơ của âm đạo và gây viêm âm đạo. Ngoài ra, nếu nữ giới sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày với số lượng lớn, độ pH trong âm đạo có thể bị thay đổi, làm cho các loại vi khuẩn gây hại tăng sinh nhanh chóng, số lượng lợi khuẩn bị tiêu diệt ngày càng nhiều dẫn đến viêm nhiễm.

Viêm âm đạo do vi khuẩn có nguy hiểm không?

Tăng nguy cơ bị viêm vùng chậu

Ở phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn, các loại hại khuẩn có thể di chuyển tới những cơ quan sinh sản phía trên như tử cung, vòi trứng, buồng trứng, gây ra viêm vùng chậu. Trong dịch tiết đường sinh dục của phụ nữ bị bệnh viêm vùng chậu, người ta phát hiện ra các loại vi khuẩn BV trong âm đạo bao gồm Bacteroides, Peptostreptococcus, Gardnerella vaginalis, v.v.

Hiện tại, có nhiều tranh luận khác nhau về mối quan hệ giữ viêm âm đạo do vi khuẩn BV và viêm vùng chậu, song các nghiên cứu đều cho thấy viêm vùng chậu đa phần ảnh hưởng tới những phụ nữ <25 tuổi bị viêm âm đạo nghiêm trọng hoặc tái phát nhiều lần.

Nữ giới bị viêm vùng chậu thường có biểu hiện đặc trưng là các cơn đau âm ỉ tại vùng chậu (đau nhiều hơn trong kỳ kinh), sốt, tiểu tiện đau rát, ra máu âm đạo bất thường, khí hư ra nhiều và hôi. Viêm vùng chậu mãn có thể khiến vòi trứng bị bít tắc, sự phát triển của mô sẹo bên ngoài và trong ống dẫn trứng có thể dẫn tới thai ngoài tử cung, thậm chí là vô sinh.

Đọc thêm: Viêm vùng chậu có nguy hiểm không?

Tăng nguy cơ chảy máu tử cung và viêm nội mạc tử cung

Chảy máu tử cung là do phản ứng bất thường của nội mạc tử cung bị nhiễm trùng với các hormone buồng trứng hoặc sự phá hủy trực tiếp của nội mạc tử cung do nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.

Tăng nguy cơ lây nhiễm HIV

Bệnh này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu phụ khoa và ung thư cổ tử cung. Bệnh nhân mắc BV dễ bị lây nhiễm HIV hơn người bình thường. Khi PH âm đạo tăng, khả năng tồn tại và khả năng bám dính của HIV cũng tăng lên, có thể làm cho việc lây truyền dễ dàng hơn.

Tăng các rủi ro trong thai kỳ

Tỷ lệ vô sinh do yếu tố tắc ống dẫn trứng ở bệnh nhân viêm âm đạo do vi khuẩn BV ngày càng gia tăng. Trong điều trị hỗ trợ sinh sản, tỷ lệ cấy phôi của bệnh nhân BV và bệnh nhân ngoài BV là tương đương nhau, nhưng tỷ lệ sảy thai của bệnh nhân BV trong thời kỳ đầu mang thai cao hơn bệnh nhân không nhiễm BV. Nhiều bằng chứng cho thấy, sự phát triển của các loại hại khuẩn trong âm đạo gây ra viêm âm đạo có thể làm tăng nguy cơ sinh non lên đến 60% ở những bà bầu mang thai 3 tháng đầu tiên. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do vi khuẩn cũng có thể bị viêm màng ối, nhiễm trùng nước ối, vỡ ối sớm, đẻ non.

Các phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu khí hư trong âm đạo để kiểm tra trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp soi tươi để xem có sự xuất hiện của các loại vi khuẩn BV hay không. Soi tươi − hoặc nhuộm gram: tìm thấy tế bào “Clue cells” ( Vi khuẩn dính rải rác trên bề mặt tế bào biểu mô âm đạo)

Mẫu dịch tiết âm đạo sẽ được nhỏ thêm dung dịch KOH để xác định có mùi hôi hay không. Mùi hôi tạo thành sau nghiệm pháp Whiff sẽ là dấu hiệu gợi ý nhiễm trùng âm đạo. Với phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn, giá trị pH trong âm đạo cao hơn bình thường, dao động từ 5 – 5.5

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh

Viêm âm đạo do vi khuẩn chủ yếu điều trị bằng kháng sinh với các phác đồ như sau:

1. Kế hoạch điều trị được khuyến nghị

  • Metronidazole 500mg, uống, 2 lần/ngày trong 7 ngày
  • Hoặc kem bôi metronidazole 0,75% (5g), thuốc đặt âm đạo, 1 lần/ngày trong 5 ngày
  • Hoặc kem clindamycin 2% (5g), thuốc đặt âm đạo, một lần mỗi đêm, 7 ngày.

2. Phương án điều trị thay thế

  • Tinidazole 2g, uống, 1 lần/ngày, tổng cộng 2 ngày.
  • Tinidazole 1g, uống, ngày 1 lần, tổng cộng 5 ngày.
  • Clindamycin 300mg, uống, 2 lần / ngày, trong tổng số 7 ngày;
  • Hoặc Clindamycin viên đạn 100g, uống, 1 lần / ngày, tổng cộng 3 ngày.

3. Điều trị cho bệnh nhân tái phát nhiều lần

Điều trị ức chế metronidazole gel có thể được sử dụng cho những bệnh nhân bị tái phát nhiều lần. Phác đồ điều trị là dùng metronidazole gel 2 lần/tuần trong 4-6 tháng.

4. Điều trị trong giai đoạn thuyên giảm

Sau khi điều trị bằng nitroimidazole đường uống, có thể dùng acid boric đặt âm đạo và điều trị ức chế gel metronidazole để điều trị BV tái phát trong giai đoạn thuyên giảm. Metronidazole uống hàng tháng cùng với fluconazole cũng có thể làm giảm tái phát BV và thúc đẩy sự hình thành hệ vi khuẩn bình thường ở âm đạo.

5. Điều trị cho phụ nữ mang thai

Các bác sĩ khuyến nghị sử dụng metronidazole trong thai kỳ. Metronidazole có thể xâm nhập qua nhau thai, nhưng người ta không thấy rằng việc sử dụng metronidazole trong thai kỳ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi hoặc đột biến tế bào. Việc sử dụng thuốc phải cẩn trọng và có sự tư vấn kỹ lưỡng từ chuyên gia y tế trước khi dùng.

Clindamycin an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Clindamycin 300mg uống, 2 lần một ngày, 7 ngày. Tỷ lệ khỏi bệnh của clindamycin đường uống là 85%.

6. Điều trị cho phụ nữ đang cho con bú

Metronidazole dùng trong thời kỳ cho con bú có thể tiết qua sữa mẹ, nên hoãn cho con bú trong 12-24 giờ. Nếu uống liều 2g metronidazole và có thể cho con bú nếu mẹ uống thuốc nhỏ hơn liều này.

7. Điều trị các bệnh đi kèm

Nếu phát hiện các mầm bệnh khác, sử dụng thuốc chống lại các mầm bệnh khác để tránh lạm dụng kháng sinh. Chú ý đến tình trạng chung của thuốc, có thể đưa ra liệu pháp hỗ trợ và miễn dịch cùng lúc, chú ý đến phản ứng có hại của thuốc.

Lưu ý, để tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tái nhiễm thì người bệnh và bạn tình cần được điều trị song song. Ngoài ra, người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, đồng thời giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay đồ lót thường xuyên, không giặt chung với quần áo khác để tránh lây nhiễm chéo.

Fanpage Dạ Hương: https://www.facebook.com/dahuonghoalinh

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận