Bệnh phụ khoa

Nguyên nhân tới tháng nhưng không ra máu? Cần làm gì?

7 Tháng Chín, 2023
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Tới tháng nhưng không ra máu khiến nhiều chị em lo lắng và thắc mắc không biết liệu mình có đang gặp phải bệnh lý gì hay không. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân tới tháng nhưng không ra máu và một số biện pháp khắc phục.

1. 13 nguyên nhân tới tháng nhưng không ra máu

Có nhiều chị em trải qua các dấu hiệu quả kỳ kinh nguyệt như chướng bụng, nổi mụn, cơ thể mệt mỏi… nhưng lại không hề có kinh nguyệt. Tại sao lại như vậy? Dưới đây là 13 nguyên nhân thường gặp.

1.1. Bạn đã mang thai

Khi đã đến thời gian kinh nguyệt nhưng chị em không thấy có máu ở âm đạo thì có thể là tin vui báo hiệu bạn sắp được làm mẹ. Có thể nói được như vậy là bởi vào tuần đầu tiên của thai kỳ, trứng đã được thụ tinh sẽ di chuyển về tử cung để làm tổ, gây nên hiện tượng đau âm ỉ phần bụng dưới giống như hành kinh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai thời gian đầu còn thường cảm thấy đau tức ngực, ngực tròn đầy hơn, bụng to, cơ thể dễ mệt mỏi.

1.2. Tiền mãn kinh 

Khi bước vào giai đoạn 45 – 50 tuổi cũng là lúc phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, hoạt động của buồng trứng sẽ dần suy giảm, nội tiết tố nữ cũng có những nhiều sự thay đổi dẫn tới rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một trong số những nguyên nhân phổ biến khiến cho phụ nữ tới tháng nhưng không có kinh.

1.3. Bất cân bằng hormone của cơ thể

Bất cứ sự tăng hay giảm hormone bất thường đều là sự rối loạn cân bằng hormone. Các dấu hiệu chị em có thể gặp phải là người dễ bốc hỏa, đau đầu, khó chịu, đổ nhiều mồ hôi, dễ cáu gắt, tới tháng nhưng không có kinh nguyệt… Nguyên nhân của sự rối loạn nội tiết tố có thể do tuổi tác, sử dụng thuốc tránh thai, cắt bỏ buồng trứng…

1.4. Căng thẳng và stress

Những sự thay đổi bất thường trong sinh hoạt thường ngày, đặc biệt là căng thẳng hay stress có thể khiến bạn bị rối loạn kinh nguyệt. Lúc này, sự căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol trong máu, làm mất cân bằng của nhiều hormone khác điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, khiến bạn bị co thắt bụng dưới nhưng không ra máu. Để giải quyết tình trạng này, chị em chỉ cần sắp xếp lại lịch trình, dành cho bản thân những khoảng thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để cơ thể trở về trạng thái ổn định.

1.5. Phá thai

Những chị em phải phá thai bằng phương pháp hút thai thường sẽ trải qua những cơn đau âm ỉ phần bụng dưới do tử cung co bóp để đẩy các mảnh vỡ niêm mạc ra ngoài. Sau khi nạo phá thai vài ngày, cơ thể phái nữ thường mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt,…

[tds_council]Rối loạn kinh nguyệt sau khi phá thai có thể khiến chị em đến tháng mà không ra máu[/tds_council]

1.6. Dùng thuốc tránh thai

Một trong số những tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai là làm chậm kinh hay đến tháng nhưng không ra máu. Ngoài ra, một số thuốc nội tiết, thuốc an thần, thuốc khánh sinh liều cao cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra hiện tượng này.

Uống thuốc tránh thai hằng ngày hay thuốc tránh thai khẩn cấp đều có thể khiến chị em đến tháng nhưng không ra máu.

1.7. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, phụ nữ thường gặp triệu chứng đau lưng lưới, đau bụng âm ỉ, cơ thể mệt mỏi tương tự các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt. Khi thấy có các triệu chứng đến tháng không ra máu kèm các nguy cơ của nhiễm trùng đường tiết niệu như sinh hoạt tình dục không an toàn, bước vào giai đoạn mãn kinh, sau khi đẻ mổ, dùng thuốc diệt tinh trùng… chị em hãy nhanh chóng đi khám và kiểm tra để được điều trị sớm nhất.

1.8. Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang

Sỏi thận hay sỏi bàng quang là kết quả của sự tích tụ lâu ngày của muối và khoáng chất trong nước tiểu. Thời gian tích tụ càng lâu sẽ khiến những viên sỏi càng lớn hơn và khi di chuyển đến bàng quang sẽ gây ra hiện tượng đau vùng chậu giống như khi đến tháng. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết sỏi thận và sỏi bàng quang so với đến tháng là nước tiểu có màu đỏ như máu hoặc màu hồng, chị em hãy chú ý để phân biệt.

1.9. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng được thụ tinh nhưng không thể đến tử cung để phát triển và làm tổ ngay bên ngoài tử cung, thường ở một số vị trí như vòi tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, hay đoạn kẽ của tử cung. Các triệu chứng khi mang thai ngoài tử cung có thể dễ nhầm lẫn với triệu chứng khi đến tháng, bao gồm đau bụng dưới, toát mồ hôi, hoa mắt, không có kinh nguyệt.

Các trường hợp mang thai ngoài tử cung cần được thăm khám và điều trị sớm. Nếu thai phát triển to dần và bị vỡ sẽ khiến máu tràn ổ bụng, dẫn đến vô sinh hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ.

1.10. Bệnh lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung không phát triển đúng vị trí mà phát triển ở bên ngoài tử cung như ống dẫn trứng, buồng trứng hay bàng quang. Đây là tình trạng tương đối phổ biến, cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 1 trường hợp mắc phải, đặc biệt phụ nữ trong giai đoạn 30 – 40 tuổi.

Lạc nội mạc tử cung có các triệu chứng dễ dàng nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt như đau bụng âm ỉ, chuột rút nhưng không kèm theo máu kinh

1.11. U xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính xuất hiện trong cơ tử cung. Theo thời gian, khối u lớn dần lên, chèn ép và tác động đến bàng quang, tử cung. Sự chèn ép này chính là nguyên nhiên khiến cho phái nữ có các triệu chứng giống kỳ kinh nguyệt nhưng không ra máu. Ngoài ra, nữ giới khi bị u xơ tử cung có thể bị rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai và vô sinh.

1.12. Polyp tử cung

Polyp tử cung là sự tăng sinh quá mức ở vị trí niêm mạc tử cung. Các polyp này có thể gây ra các triệu chứng như chuột rút, đau bụng khó chịu như trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng không ra máu. Polyp tử cung ảnh hưởng đến khả năng mang thai và có thể tiến triển thành ung thư, nên chị em hãy thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

1.13. Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là sự xuất hiện của những khối u ác tính xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên buồng trứng. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi, phổ biến nhất là phụ nữ trên 50 tuổi. Các dấu hiệu của ung thư buồng trứng có thể dễ dàng nhầm lẫn với đến tháng như: khó chịu và đau ở vùng bụng dưới, rối loạn tiêu hóa, ăn uống kém…

2. Đến tháng nhưng không ra máu cần làm gì?

Như vậy, hiện tượng đến tháng nhưng không ra máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân này có thể do sự thay đổi về sinh lý hoặc bệnh lý.

Nếu hiện tượng này không thường xuyên xảy ra thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của chị em có sự bất ổn. Chị em có thể khắc phục bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi khoa học để giảm căng thẳng, stress, mua que thử thai để kiểm tra xem có phải mình mang thai không, tập luyện các bài tập thể thao nhẹ nhàng, chú ý giữ gìn vệ sinh cô bé sạch sẽ, áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục,…

Nếu hiện tượng đến tháng nhưng không có kinh kéo dài trên 2 tuần kèm theo nhiều triệu chứng như nôn ra máu, khó thở, vàng da, đại tiện ra phân đen… thì chị em nên đến bệnh viện để được kiểm tra và xác định các nguyên nhân chính xác, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Lời kết:

Bài viết trên đây là các thông tin liên quan đến đến tháng nhưng không ra máu. Các chị em phụ nữ hoàn toàn không nên chủ quan khi bản thân gặp những triệu chứng này, đôi lúc đây chỉ là sự xáo trộn của hormone trong cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý. Hãy đi kiểm tra sức khỏe nhanh chóng nếu có những dấu hiệu bất thường nhé!

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận