Kinh Nguyệt

Chậm kinh 7 ngày có sao không? Lý giải chi tiết

3 Tháng mười một, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Kinh nguyệt là thước đo sức khỏe của phụ nữ, nó có thể tiết lộ một số vấn đề sức khỏe ở một mức độ nhất định. Độ dài của một chu kỳ kinh nguyệt là 21-35 ngày, trung bình là 28 ngày với 3-7 ngày hành kinh. Thực tế, nhiều chị em gặp phải tình trạng đến ngày hành kinh nhưng vẫn chưa thấy hiện tượng gì và vẫn không có kinh cho tới 1 tuần tiếp sau. Bài viết hôm nay sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trễ kinh để trả lời câu hỏi chậm kinh 7 ngày có sao không?

Chậm kinh là gì?

Trước hết, để xác định hiện tượng chậm kinh, chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của mình. Chậm kinh được xác định là tình trạng kinh nguyệt đến chậm hơn các kỳ kinh trước. Nếu như chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn là 28 ngày và ngày thứ 29 bạn vẫn chưa thấy kinh nguyệt, thì bạn bị chậm kinh 1 ngày. Tương tự chậm kinh 7 ngày là sau 7 ngày kể từ ngày đáng ra bạn đã có kinh nguyệt nhưng nó lại không xảy ra. Nhiều chị em phản ánh rằng, tình trạng này khiến họ cảm thấy lo lắng và bắt đầu nghĩ đến các nguyên nhân. Vậy tại sao đôi khi phụ nữ lại có những chu kỳ kinh nguyệt bị chậm. Hãy xem xét các nhân tố phổ biến sau đây:

Chậm kinh 7 ngày có thể đã mang thai không?

Một trong những trường hợp chị em cần nghĩ đến khi băn khoăn vì sao chậm kinh đã 7 ngày, đó là có thể bạn đã mang thai. Nếu như bạn đang bị chậm kinh sau thời gian có quan hệ tình dục không dùng biện pháp an toàn, thì hãy theo dõi cơ thể xem có các triệu chứng mang thai hay không. Các triệu chứng có thể kể đến như: đau tức bầu ngực và đầu vú, cơ thể mệt mỏi buồn ngủ, nhiệt độ cơ thể tăng, thường có cảm giác hơi buồn nôn.

Trong thời gian này, bạn cũng đã có thể sử dụng các biện pháp xác định mang thai bằng que thử hoặc xét nghiệm máu. Các phương pháp này thường cho kết quả khá chính xác.

Nếu đã loại trừ các nguyên nhân kể trên dẫn đến tình trạng chậm kinh như hiện tại, thì dưới đây là các yếu tố nguy cơ khác và đáng để bạn bận tâm hơn. Bởi các nguyên nhân này báo hiệu những dấu hiệu sức khỏe bất thường, cần thiết phải tìm hiểu kỹ và điều chỉnh sớm.

Tại sao bị chậm kinh 7 ngày?

Chậm kinh 7 ngày do vấn đề sinh lý

Chậm kinh 7 ngày ở tuổi dậy thì

Chậm kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ em gái khi mới dậy thì và có kinh nguyệt thì tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra phổ biến. Các cô bé có thể thấy kinh nguyệt đến sớm, đến muộn hoặc bị ngắt quãng với thời gian kéo dài đến hàng tháng. Đối với trường hợp chậm kinh ngắn ngày ở các bé gái mới có kinh nguyệt, các em và phụ huynh không cần quá lo lắng, kinh nguyệt sẽ dần trở nên đều đặn trong vòng 1-2 năm sắp tới.

Chậm kinh 7 ngày khi đang cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú có chu kỳ kinh nguyệt không đều là hiện tượng bình thường. Prolactin là hormone kích thích sản xuất sữa mẹ, đồng thời nó ức chế sản sinh hormone sinh sản. Vì thế, chị em có thể bị chậm kinh trong thời gian cho con bú hoặc không có kinh nguyệt tạm thời trong thời gian này.

Chậm kinh 7 ngày trong giai đoạn tiền mãn kinh

Ở độ tuổi ngoài 40 gần 50 tuổi, hầu hết các chị em đều trải qua một giai đoạn có nhiều sự thay đổi trong cơ thể, đó là tiền mãn kinh. Chậm kinh là một trong những biểu hiện rõ nét của hiện tượng tiền mãn kinh.

Đọc thêm: Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh có nguy hiểm không?

Chậm kinh 7 ngày – dấu hiệu bệnh lý

Trên thực tế, nếu tình trạng chậm kinh 5-7 không diễn ra quá thường xuyên thì nó có thể liên quan đến những căng thẳng về tinh thần và thể chất, chế độ ăn uống nghỉ ngơi của bạn. Chỉ cần điều chỉnh kịp thời, kinh nguyệt nhanh chóng trở lại bình thường.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng chậm kinh diễn ra thường xuyên, nó có thể là lời cảnh báo cho những bất thường với sức khỏe. Cụ thể, một số bệnh lý có thể đã âm thầm diễn ra trong cơ thể bạn và biểu hiện ra ngoài với các triệu chứng, trong đó có chậm kinh. Các bệnh phổ biến như:

Bệnh lý tuyến yên và vùng dưới đồi

Hệ thống nội tiết có hoạt động trơn tru nhịp nhàng hay không phụ thuốc rất nhiều vào sức khỏe của tuyến yên và vùng dưới đồi. Sự tương tác hormone giữa vùng dưới đồi, thuỳ trước tuyến yên và buồng trứng điều hoà hệ thống sinh sản của phụ nữ. Các bệnh như u tuyến yên, suy tuyến yên… là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chậm kinh ở phụ nữ.

Bệnh lý buồng trứng

Những bệnh liên quan đến buồng trứng tiêu biểu nhất thường gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, cần kể đến suy buồng trứng sớm, đa nang buồng trứng và viêm buồng trứng. Tùy từng bệnh lý có những biểu hiện triệu chứng cụ thể, nhưng nếu bạn bị chậm kinh và thường xuyên thấy các triệu chứng giống như tiền mãn kinh: bốc hỏa, ra mồ hôi trộm, suy giảm ham muốn tình dục, khô rát âm đạo… có thể là các biểu hiện của suy buồng trứng sớm.

Chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt đi kèm biểu hiện lông mọc rậm hơn ở các bộ phận trên cơ thể, mụn trứng cá… có thể do tăng hormone nam khi bị đa nang buồng trứng. Nhiễm trùng phụ khoa có thể biến chứng lây lan viêm nhiễm lên các bộ phận như tử cung, buồng trứng, ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nếu bạn thường xuyên bị chậm kinh, khí hư với mùi hôi và màu sắc bất thường, cần đề phòng các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa và chữa trị dứt điểm nếu bị bệnh.

Số ít người bị chậm kinh liên quan đến các bệnh ác tính ở tử cung như ung thư cổ tử cung, tuy nhiên những trường hợp đó không phải là không có. Bạn nên quan sát các dấu hiệu khác của cơ thể như đau vùng chậu, đau và ra máu khi quan hệ tình dục, dịch tiết âm đạo hoặc máu kinh bất thường…

Khi gặp phải bất kỳ các vấn đề kể trên, chị em cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và xác định nguyên nhân cũng như mức độ, tình trạng của bệnh. Nếu bạn được chẩn đoán đang gặp các vấn đề sức khỏe gây ra chậm kinh, có thể bạn sẽ nhận được liệu trình điều trị từ bác sĩ, việc cần làm là tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ thật nghiêm túc.

Chậm kinh do ăn kiêng

Ăn kiêng quá đà khiến chỉ số khối cơ thể giảm mạnh, nếu BMI < 19, chậm kinh có thể xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt hormone estrogen để xây dựng lớp niêm mạc tử cung. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, các chế độ ăn kiêng chỉ là một phần trong quá trình giảm cân. Nếu áp dụng chế độ ăn kiêng quá khắc nghiệt, mất đi sự cân đối dinh dưỡng nạp vào cơ thể, các cơ quan trong cơ thể sẽ thiếu năng lượng để thực hiện chức năng cơ bản của nó, hệ thống nội tiết cũng không ngoại lệ. Vì vậy, tình trạng rối loạn nội tiết, chậm kinh là hoàn toàn có thể xảy ra.

Lời khuyên cho chị em là nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ để có được thực đơn ăn kiêng phù hợp với thể trạng, giúp bạn giảm cân an toàn. Đối với những chị em không giảm cân, muốn duy trì kinh nguyệt đều đặn cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng thông qua ăn uống. Chế độ ăn uống khoa học cần cân bằng các dinh dưỡng thiết yếu như protein, lipit, carbonhydrat, axit béo omega-3, vitamin, khoáng chất và nước.

Chậm kinh do các nguyên nhân khác

Tác dụng phụ của thuốc

Chắc hẳn chị em cũng biết rằng thuốc tránh thai hàng ngày hay khẩn cấp đều là các thuốc chứa hormone nội tiết tổng hợp. Việc sử dụng chúng với tần suất liên tục có thể gây rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh tới 7 ngày là điều bình thường. Tuy nhiên, chị em cũng nên tham khảo các biện pháp tránh thai khác phù hợp, tránh lạm dụng thuốc bởi các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Bên cạnh thuốc tránh thai, một số loại thuốc Tây khác có thể mang lại tác dụng phụ gây chậm kinh ví dụ như: thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, động kinh, thuốc chống trầm cảm, hóa trị, aspirin và ibuprofen… Trong quá trình sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà gặp phải tình trạng chậm kinh thường xuyên, kéo dài, tốt nhất bạn nên liên hệ bác sĩ kê đơn hoặc dược sĩ để có phương án điều chỉnh phù hợp.

Căng thẳng

Stress gây chậm kinh do cơ thể phản ứng tự bảo vệ sinh ra hormone cortisol, chất này có khả năng làm rối loạn sự sản xuất hormone sinh sản là estrogen và progesterone, từ đó gây rối loạn kinh nguyệt.

Cách để cân bằng tâm trạng, giải tỏa căng thẳng đó là coi những tác nhân gây căng thẳng chỉ là một phần của cuộc sống. Thay vì tập trung và suy nghĩ quá nhiều về nó, bạn hãy lấp đầy cuộc sống bằng các hoạt động khác trong thời gian phù hợp. Các hoạt động có thể bao gồm: thiền định, du lịch, gặp gỡ bạn bè, tâm sự với người thân, nghe nhạc, xem phim có nội dung tích cực, hài hước… Nghỉ ngơi phù hợp cũng giúp giảm căng thẳng đáng kể. Vì vậy, bạn hãy tạo thói quen ngủ sớm đi và dậy sớm hơn thay vì thức quá khuya để làm việc hoặc học tập.

Do tập luyện quá sức

Tập luyện hoặc lao động quá sức tiêu hao nhiều năng lượng của cơ thể bạn. Nếu bạn không bổ sung năng lượng và bù nước kịp thời, các chức năng hoạt động khác trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm suy giảm khả năng hoạt động của hệ nội tiết, dẫn đến chậm kinh. Giải pháp cho tình trạng này đó là bạn cần điều chỉnh cường độ tập luyện ở mức vừa phải và kết hợp chế độ ăn uống cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích có hại cho sức khỏe như đồ uống có cồn, nicotin trong thuốc lá hoặc cafein nếu sử dụng thường xuyên sẽ đưa đến nhiều vấn đề nguy ngại cho sức khỏe. Chậm kinh hay rối loạn kinnh nguyệt là một trong những hậu quả của việc sử dụng chất kích thích trong thời gian dài. Chính vì vậy, nếu muốn cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe sinh sản tốt, chị em nên tránh xa các chất kích thích là tốt nhất.

 

guest
12 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
pham
pham
2 năm trước

chị ơi cho em hỏi em đẻ thường thì con cũng gần 2 tháng rồi nên em thấy kinh nguyệt chở lại đến sớm liệu có sao ko Ạ

Huyền Thanh
Huyền Thanh
2 năm trước
Trả lời  pham

Chào chị, thường sau khi sinh thường, 1-3 tháng đã bắt đầu có kinh trở lại ạ, nên gần 2 tháng chị có là bình thường chị nhé, nên chị yên tâm ạ.
Hàng ngày chị nên vệ sinh vùng kín thường xuyên 2 lần 1 ngày bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ như dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương, sản phẩm có tại các nhà thuốc, tạp hóa, siêu thị trên toàn quốc.
Chị nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giảm căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya và có thể bổ sung thêm thực phẩm bổ trợ.
Nhãn hàng chúc chị luôn xinh đẹp, tự tin, yêu đời!

Tbtv
Tbtv
2 năm trước

14 tuổi kinh nguyệt mỗi tháng 1 ngày khác nhau có sao ko ạ
Tháng trước kinh nguyệt đầu tháng, tháng này chx thấy có kinh nguyệt có sao ko ạ

Huyền Thanh
Huyền Thanh
2 năm trước
Trả lời  Tbtv

Chào chị, Ở lứa tuổi dậy thì, khi hoạt động của các hormon và cơ quan sinh dục phát triển chưa hoàn thiện thì rối loạn kinh nguyệt thường xuyên xảy ra. Tình trạng này sẽ được ổn định theo thời gian và có thể can thiệp bởi chế độ sinh hoạt giúp điều hòa kinh nguyệt như:
– Tập luyện thể dục cho cơ thể khỏe mạnh
– Ăn nhiều thực phẩm có lợi từ đậu nành, các loại hạt, dùng cao ích mẫu nếu kỳ kinh hay đau bụng dữ dội hoặc trễ kinh dài ngày…
– Vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh Dạ Hương để ngừa viêm nhiễm
– Hạn chế thức khuya, căng thẳng
Làm như vậy thì vùng kín luôn khỏe mạnh và kinh nguyệt cũng dẫn ổn định nhanh hơn
Nhãn hàng chúc chị luôn xinh đẹp, tự tin, yêu đời!

Hiiiiii
Hiiiiii
1 năm trước

17 tuổi chậm kinh 7 ngày kh qhtd thì có bị bệnh gì không ạ

Huyền Thanh
Huyền Thanh
1 năm trước
Trả lời  Hiiiiii

Chào bạn,Ở lứa tuổi dậy thì, khi hoạt động của các hormon và cơ quan sinh dục phát triển chưa hoàn thiện thì rối loạn kinh nguyệt thường xuyên xảy ra. Tình trạng này sẽ được ổn định theo thời gian và có thể can thiệp bởi chế độ sinh hoạt giúp điều hòa kinh nguyệt như:
– Tập luyện thể dục cho cơ thể khỏe mạnh
– Ăn nhiều thực phẩm có lợi từ đậu nành, các loại hạt, dùng cao ích mẫu nếu kỳ kinh hay đau bụng dữ dội hoặc trễ kinh dài ngày…
– Vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh Dạ Hương để ngừa viêm nhiễm
– Hạn chế thức khuya, căng thẳng
Làm như vậy thì vùng kín luôn khỏe mạnh và kinh nguyệt cũng dẫn ổn định nhanh hơn
Nhãn hàng chúc bạn luôn nhiều sức khỏe!

Hiiiiii
Hiiiiii
1 năm trước

Bsi ơi 17 tuổi chậm kinh 7 ngày không qhtd thì có bị bệnh gì khônh ạ

Huyền Thanh
Huyền Thanh
1 năm trước
Trả lời  Hiiiiii

Chào bạn,Ở lứa tuổi dậy thì, khi hoạt động của các hormon và cơ quan sinh dục phát triển chưa hoàn thiện thì rối loạn kinh nguyệt thường xuyên xảy ra. Tình trạng này sẽ được ổn định theo thời gian và có thể can thiệp bởi chế độ sinh hoạt giúp điều hòa kinh nguyệt như:
– Tập luyện thể dục cho cơ thể khỏe mạnh
– Ăn nhiều thực phẩm có lợi từ đậu nành, các loại hạt, dùng cao ích mẫu nếu kỳ kinh hay đau bụng dữ dội hoặc trễ kinh dài ngày…
– Vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh Dạ Hương để ngừa viêm nhiễm
– Hạn chế thức khuya, căng thẳng
Làm như vậy thì vùng kín luôn khỏe mạnh và kinh nguyệt cũng dẫn ổn định nhanh hơn
Nhãn hàng chúc bạn luôn nhiều sức khỏe!

Q
Q
1 năm trước

Cho em hỏi em 21 tuổi không qhtd nhưng chậm kinh 7 ngày có sao không ạ??

Huyền Thanh
Huyền Thanh
1 năm trước
Trả lời  Q

Chào chị, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm trễ kì kinh nguyệt như: stress, thức khuya, chế độ nghỉ ngơi chưa khoa học, sử dụng thuốc tây ảnh hưởng đến hormon….
Chị nên tới cơ sở thăm khám phụ khoa uy tín gần khu vực để được kiểm tra thêm, rõ nguyên nhân và sớm có biện pháp hỗ trợ, tránh để lâu ảnh hưởng tới sức khỏe chị ạ.
Hàng ngày chị nên vệ sinh vùng kín thường xuyên 2 lần 1 ngày bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ như dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương, sản phẩm có tại các nhà thuốc, tạp hóa, siêu thị trên toàn quốc.
Chị nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giảm căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya.
Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe!

Q
Q
1 năm trước

Em 21 tuổi không qhtd nhưng chậm kinh 7 ngày thì có sao không ạ?

Huyền Thanh
Huyền Thanh
1 năm trước
Trả lời  Q

Chào chị, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm trễ kì kinh nguyệt như: stress, thức khuya, chế độ nghỉ ngơi chưa khoa học, sử dụng thuốc tây ảnh hưởng đến hormon….
Chị nên tới cơ sở thăm khám phụ khoa uy tín gần khu vực để được kiểm tra thêm, rõ nguyên nhân và sớm có biện pháp hỗ trợ, tránh để lâu ảnh hưởng tới sức khỏe chị ạ.
Hàng ngày chị nên vệ sinh vùng kín thường xuyên 2 lần 1 ngày bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ như dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương, sản phẩm có tại các nhà thuốc, tạp hóa, siêu thị trên toàn quốc.
Chị nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giảm căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya.
Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe!