Bệnh phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có đáng lo ngại?

27 Tháng hai, 2020
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Rất nhiều bạn gái gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt  ở tuổi dậy thì. Đây là ngưỡng cửa của tuổi trưởng thành và chuẩn bị trở thành một phụ nữ thực sự. Vậy, rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là do đâu và có nguy hiểm hay không? Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì biểu hiện thế nào?

Các biểu hiện về rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường rất đa dạng, đó là sự bất thường về vòng kinh, lượng máu kinh, màu sắc kinh nguyệt hay các triệu chứng khác. Cụ thể, trường hợp được cho là rối loạn kinh nguyệt sẽ có một hoặc một vài dấu hiệu như sau:

1. Vòng kinh không đều

Một vòng kinh tương đương một chu kỳ kinh nguyệt, được xác định từ ngày đầu tiên thấy kinh nguyệt ở chu kì trước cho đến ngày đầu tiên thấy kinh nguyệt của chu kỳ sau. Vòng kinh của phụ nữ khỏe mạnh dao động từ 21 – 35 ngày, mà chủ yếu là từ 28 – 32 ngày. Tuy nhiên, nếu vòng kinh quá dài (vòng kinh thưa >35 ngày) hoặc quá ngắn (vòng kinh mau <21 ngày) thì được coi là biểu hiện bất thường chứng tỏ rối loạn kinh nguyệt.

2. Vô kinh

Được chia ra làm 2 trường hợp:

  • Vô kinh nguyên phát: Bạn gái đến tuổi dậy thì (12 – 13 tuổi) nhưng chưa có kinh nguyệt. Kinh nguyệt thường đến rất muộn vào khoảng 16, 17 tuổi, thậm chí là 20 tuổi. Trường hợp này người ta gọi là vô kinh nguyên phát.
  • Vô kinh thứ phát: Là tình trạng >90 ngày không có kinh nguyệt. Những trường hợp nghiêm trọng có khi một năm chỉ thấy kinh nguyệt xuất hiện từ 2 – 3 lần.

3. Đau bụng kinh (thống kinh)

Là hiện tượng đau dữ dội bụng trước và trong những ngày có kinh nguyệt. Cơn đau khiến người bệnh tái xanh mặt, toát mồ hôi, tụt huyết áp, có khi còn ngất xỉu.

4. Băng kinh

Băng kinh là lượng máu kinh ra lượng nhiều hơn rất nhiều so với lượng bình thường so với các chu kỳ cũ. Lượng máu >80ml/ kỳ kinh nguyệt được coi là băng kinh. Nếu nhận thấy trước kia mỗi ngày bạn chỉ cần thay 3 – 4 miếng băng vệ sinh nhưng thời điểm này phải dùng tới 6- 7 miếng mới đủ để thấm máu kinh thì có thể bạn đang bị băng kinh.

5. Ít máu kinh

Lượng máu chảy ra quá ít trong những ngày có kinh nguyệt. Uớc tính lượng máu < 30ml được coi là ít máu kinh, hay còn được gọi theo cách gọi khác là thiểu kinh. Nguyên nhân gây ra hiện tượng ít máu kinh có nhiều nguyên nhân. Ví dụ như: bạn có thể bị thiểu kinh do stress, căng thẳng, tăng cân hay mãn kinh,…

6. Rong kinh

Rong kinh được hiểu là số ngày hành kinh quá dài, thường thì số ngày kinh kéo dài trên 7 ngày được coi là bất thường. Để tìm hiểu hơn các vấn đề liên quan tới rong kinh

7. Thiểu kinh

Thiểu kinh là tình trạng lượng máu kinh ra ít hơn bình thường. Theo định nghĩa y khoa, thiểu kinh được xác định là:

  • Lượng máu kinh ít hơn 20 ml mỗi chu kỳ
  • Thời gian hành kinh ngắn hơn 2 ngày
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày

Thiểu kinh là một triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

8. Màu sắc máu kinh thay đổi

Màu sắc kinh nguyệt có thể thay đổi từ đỏ tươi đến nâu sẫm, và thậm chí có thể có lẫn các mảng hồng hoặc xám. Màu sắc này thường phản ánh tốc độ dòng chảy, độ pH của âm đạo và lượng oxy trong máu kinh.

Dưới đây là một số màu sắc kinh nguyệt phổ biến và ý nghĩa của chúng:

  • Đỏ tươi: Đây là màu sắc kinh nguyệt phổ biến nhất, cho thấy dòng chảy bình thường và lượng oxy cao.
  • Đỏ sẫm hoặc nâu: Màu này có thể cho thấy dòng chảy chậm hơn hoặc máu đã bị oxy hóa.
  • Hồng nhạt: Màu này có thể cho thấy lượng estrogen thấp hoặc dòng chảy nhẹ.
  • Nâu sẫm hoặc đen: Màu này có thể cho thấy máu cũ hoặc cặn bã từ niêm mạc tử cung.
  • Cam hoặc đỏ cam: Màu này có thể cho thấy máu có lẫn axit hoặc nhiễm trùng.

Bên cạnh màu sắc, bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố khác của kinh nguyệt, chẳng hạn như:

  • Lượng máu: Lượng máu kinh bình thường là 20-80 ml mỗi chu kỳ.
  • Cảm giác đau: Đau bụng kinh nhẹ là bình thường, nhưng đau dữ dội có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe.
  • Mùi hôi: Mùi hôi tanh nhẹ là bình thường, nhưng mùi hôi nồng nặc có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

9. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên trầm trọng

Tiêu chảy, mọc mụn trứng cá, thay đổi cảm xúc, khó ngủ… thường là những triệu chứng xảy ra ngay trước khi có kinh nguyệt. Người ta gọi đó là hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này có xu hướng trầm trọng và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, sức khỏe của bạn thì đó cũng được cho là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

Có thể bạn muốn biết: Rối loạn kinh nguyệt lâu  dài có ảnh hưởng gì không?

Tại sao con gái dễ bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt ở lứa tuổi này là điều không hiếm gặp. Thông thường, các bé gái sẽ dậy thì từ 12 – 13 tuổi và bắt đầu có kinh nguyệt. Đây cũng là cột mốc đánh dấu khả năng sinh sản ở nữ giới. Tuy nhiên, những năm đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái đa phần sẽ không đều đặn. Điều này là do sự rối loạn nội tiết tố sinh lý bên trong cơ thể, hầu như bạn gái nào cũng đều trải qua. Mà nguồn gốc của sự thay đổi nội tiết tố chính là bởi sự hoạt động của hệ trục não bộ tuyến yên – buồng trứng còn chưa nhịp nhàng, chưa hoàn thiện.

Vì thế, khi thấy chu kỳ kinh nguyệt không đều, hay bị đau bụng kinh, hay ra nhiều máu hoặc các bạn đồng trang lứa đều đã “xuất hiện điều ấy” mà bản thân mình chưa có nên rất lo lắng. Kinh nguyệt ở tuổi thanh thiếu niên cũng có thể bị rối loạn do các yếu tố bên ngoài như là căng thẳng, stress, môi trường sống, chế độ ăn thiếu cân bằng, hoặc có các tổn thương thực thể bên trong cơ thể (đó là một số bệnh lý có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt như là u nang buồng trứng, u xơ tử cung, suy giáp…)

Những cảm xúc tiêu cực có thể trở thành nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt với nữ sinh tuổi teen.

Nên làm gì nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi này?

Lưu ý về điều trị rối loạn kinh nguyệt

Không như các bệnh lý khác, rối loạn kinh nguyệt rất dễ nhận biết, chỉ cần một dấu hiệu lạ với chu kỳ của bạn, chắc chắn bạn sẽ thấy được sự bất thường. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm được lý do chính xác dẫn đến rối loạn kinh nguyệt để có cách xử lý phù hợp.

Thông thường, rối loạn kinh nguyệt do các yếu tố tạm thời như là căng thẳng, thay đổi địa điểm sinh sống, do sử dụng thuốc tránh thai, do tập thể dục hoặc giảm cân quá mức, thì chúng ta đều có thể điều chỉnh được. Nếu những yếu tố nguy cơ này biến mất, thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

Nhưng nếu kinh nguyệt của bạn rối loạn trong thời gian dài, bạn nên tới phòng khám phụ khoa uy tín gần nơi mình sinh sống để được chẩn đoán chính xác và tìm ra phương pháp điều trị đúng. Ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt bị rối loạn rất có thể là do nội tiết tố chưa ổn định. Nếu vì nguyên nhân này, bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên thích hợp để cải thiện những triệu chứng khó chịu. Nếu bạn quá đau đớn, hoặc ra nhiều máu kinh, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau kháng viêm không corticoid (paracetamol, ibuprofen, diclofenac…) hoặc thuốc viên tránh thai kết hợp để điều chỉnh những triệu chứng này.

Bạn gái đến tuổi 17 nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt hay chu kỳ kinh quá thưa, thì nguyên nhân có thể là bởi rối loạn dinh dưỡng và tâm lý. Những yếu tố này có tác động xấu đến sự phát triển chung của cơ thể. Nếu cải thiện chế độ ăn uống và các vấn đề về tâm lý, tình trạng này sẽ biến mất. Tuy vậy, nhớ rằng hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ để có được cách xử lý đúng nhất nhé.

Trong một số trường hợp, rối loạn kinh nguyệt xuất phát từ những tổn thương bất thường trong tử cung. Để làm rõ vấn đề cần phải thực hiện thêm một vài xét nghiệm cận lâm sàng để có kết luận chính xác. Đôi khi, có trường hợp cần xét nghiệm tế bào học cổ tử cung để tiên lượng khả năng ung thư. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt của bạn bắt nguồn từ một bệnh lý tiềm ẩn nào đó bên trong cơ thể, thì một khi những căn bệnh này được chữa khỏi, vấn đề rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ chấm dứt.

Xem thêm: Toàn bộ về rối loạn kinh nguyệt mà bạn cần biết

Lưu ý về cách phòng ngừa

Để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 17, các bạn gái có thể tham khảo một số hướng dẫn như sau:

Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Tuổi dậy thì việc ăn uống có tầm quan trọng rất lớn, nó ảnh hưởng tới mọi sự phát triển về thể chất và tâm sinh lý của bạn. Do đó, các bữa ăn phải đầy đủ dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng từ các chuyên gia y tế để giúp cải thiện các vấn đề về kinh nguyệt.

  • Nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây, những thực phẩm cung cấp estrogen tự nhiên (đậu nành, bí đao, khoai lang…).
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

Thông tin hữu ích: Bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì, kiêng gì?

Tham gia các hoạt động thể chất vừa phải:  

Rèn luyện thể dục thể thao vừa giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện vóc dáng, sức đề kháng của bạn mà còn giúp cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn. Các hoạt động thể chất giúp cải thiện căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, giúp các bạn nữ có tâm lý thoải mái hơn.

Trong những ngày có kinh nguyệt, nhiều chị em lầm tưởng rằng không nên vận động vì có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Bạn vận động nhẹ nhàng, với những bài tập cường độ vừa phải sẽ giúp cơ thể dẻo dai hơn mà lại còn đẩy nhanh tốc độ đào thải máu kinh, ngăn ngừa máu kinh bị vón cục hay hình thành cục máu đông.

Nên nhớ, đừng cố gắng tập luyện quá sức, vì nó có thể gây ra chậm kinh, thậm chí là vô kinh. Do đó, hãy tập tập luyện nhẹ nhàng và duy trì sự đều đặn.

Chăm sóc vệ sinh vùng kín sạch sẽ:

  • Vệ sinh vùng kín hằng ngày với dung dịch vệ sinh phù hợp
  • Không thụt rửa âm đạo, không ngâm tắm bồn quá lâu
  • Thay quần lót hằng ngày hay bất cứ khi nào thấy ẩm ướt
  • Thay băng vệ sinh 4 – 5 lần/ ngày, không nên dùng băng vệ sinh có mùi thơm vì có thể gây kích ứng vùng kín

Xem chi tiết: Cách vệ sinh vùng kín cho tuổi dậy thì

Cuối cùng, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường về kinh nguyệt, thì không nên chủ quan bỏ qua hay “tự tìm cách chữa cho mình”. Điều đúng đắn nhất bạn nên làm đó là tìm tới bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị. Ngoài ra, khi đến độ tuổi sinh sản, thì việc thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ là điều cần thiết giúp bạn gái tầm soát và phòng ngừa các bệnh phụ khoa.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận