Nấm da vùng kín là bệnh phụ khoa thường gặp nhưng có thể dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Việc biết được các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị và rất quan trọng để bệnh được điều trị tận gốc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nấm da vùng kín trong bài viết sau.
1. Dấu hiệu nhận biết nấm da vùng kín
Âm đạo ở điều kiện khỏe mạnh bình thường luôn có mặt của có lợi khuẩn và vi khuẩn có hại ở mức độ cân bằng. Khi có sự xáo trộn, các vi khuẩn, nấm men có hại có thể sinh sôi và gây bệnh, điển hình là sự phát triển quá mức của nấm men Candida albicans gây nấm da vùng kín.
Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình khi bạn bị nấm da vùng kín có:
- Ngứa âm đạo và mẩn đỏ, thường xuyên ngứa khi về đêm, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn sau khi quan hệ tình dục.
- Âm đạo khô, nóng rát, dễ bị kích ứng và đau khi quan hệ tình dục.
- Không có khí hư hoặc có nhiều khí hư hơn bình thường, khí hư màu trắng hoặc vàng, khí hư có kết cấu giống sữa chua.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, thường xuyên đau khi đi tiểu.
Khi có các triệu chứng trên thì bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra và thăm khám kịp thời.
2. Nguyên nhân nấm da vùng kín thường gặp
Nấm men Candida albicans vốn tồn tại sẵn trên da bao gồm vùng kín, tuy nhiên, chúng chỉ phát triển và gây bệnh khi có sự mất cân bằng môi trường âm đạo. Các nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng có thể kể đến như:
Sự thay đổi hormone nội tiết: Bất cứ sự thay đổi tăng hoặc giảm của các hormone trong cơ thể đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường âm đạo, gây ảnh hưởng đến lượng dịch tiết âm đạo và độ cân bằng pH, điều này sẽ khiến cho nấm tăng sinh và gây bệnh.
Mắc bệnh tiểu đường: Tiểu đường là tình trạng tăng lượng đường huyết của cơ thể, điều này khiến cho lượng đường trong dịch nhầy âm đạo cũng tăng cao và trở thành điều kiện thuận lợi cho nấm men vùng kín phát triển gây bệnh.
Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách: Lạm dụng thuốc kháng sinh hay sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định, đúng thời gian, đúng liều dùng có thể ảnh hưởng đến hoạt động miễn dịch tự nhiên của cơ thể, khiến cho các lợi khuẩn âm đạo bị ảnh hưởng và số lượng nấm men gia tăng.
Vệ sinh âm đạo không đúng cách: Sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín không phù hợp có thể gây mất cân bằng môi trường pH tự nhiên và tạo điều kiện cho nấm men vùng kín phát triển.
Hệ thống miễn dịch kém: Nấm vùng kín có thể phát triển ở người bệnh có hệ miễn dịch suy giảm hoặc đang sử dụng các thuốc gây suy giảm miễn dịch.
Quan hệ tình dục không an toàn: Nấm âm đạo có thể lây từ bạn tình nếu bạn không quan hệ tình dục an toàn. Không chỉ vậy, quan hệ tình dục không an toàn có thể khiến nấm lan sâu vào trong cổ tử cung và gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen sinh hoạt như sử dụng đồ lót quá chật, để âm đạo ẩm ướt, dùng băng vệ sinh không đúng cách trong ngày kinh nguyệt… cũng có thể là điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển gây bệnh.
3. Cách điều trị nấm da vùng kín tận gốc
Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu của nhiễm nấm vùng kín thì bạn không nên tự ý mua thuốc mà nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị tận gốc. Tùy tình trạng của mỗi người mà sẽ cần phương pháp điều trị khác nhau và thời gian điều trị dài hoặc ngắn khác nhau.
Trong qua trình khám, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra âm đạo và cổ tử cung, khai thác các dấu hiệu, triệu chứng. Sau đó, bạn sẽ được lấy mẫu xét nghiệm dịch tiết âm đạo và xác định nguyên nhân gây bệnh.
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị nhiễm nấm vùng kín có thể ở dạng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt. Một số hoạt chất chống nấm bao gồm clotrimazole, nystatin, terconazole…
Trong những trường hợp nhiễm nấm âm đạo nặng, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc kết hợp hoặc điều trị bằng ánh sáng sinh học. Đây là phương pháp sử dụng bước sóng ngắn, sóng hồng ngoại… để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, loại bỏ triệu chứng, kích thích quá trình hồi phục của tế bào, phục hồi niêm mạc, tăng cường khả năng miễn dịch…
[tds_council]Bạn cần tuyệt đối tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ liều thuốc khi cảm thấy tình trạng nhiễm nấm đã thuyên giảm.[/tds_council]
4. Ngăn ngừa tình trạng nấm da vùng kín
Nấm da vùng kín là bệnh lý có thể dễ dàng tái nhiễm nhiều lần, do đó, để ngăn ngừa bệnh phụ khoa khó chịu này, bạn hãy lưu ý một vài thông tin dưới đây:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày với dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, không thụt rửa sâu hay sử dụng nước nóng, xà phòng để làm sạch vùng kín.
- Sử dụng băng vệ sinh phù hợp, thay băng mỗi 3 – 4 tiếng trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn sử dụng cốc nguyệt san hoặc tampon cần tuân thủ đúng hướng dẫn đã được nhà sản xuất quy định.
Sản phẩm Băng vệ sinh Dạ Hương Thảo là sản phẩm đến từ Công ty Dược phẩm Hoa Linh, với lớp màng chứa chiết suất của nhiều thảo dược tự nhiên, mang đến cho chị em phụ nữ cảm giác an tâm, thoải mái trong những ngày đèn đỏ. Ngoài ra, các thành phần tự nhiên được thiết kế để giải phóng từ từ, giúp làm ấm vùng kinh nguyệt, hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết và giảm triệu chứng đau bụng kinh. Các ưu điểm nổi bật của Băng vệ sinh Dạ Hương Thảo dược có:
Kháng khuẩn và thoáng khí: Sản phẩm có thành phần thảo dược cùng các hạt siêu thấm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm gây viêm nhiễm hay gây mùi khó chịu. Màng đáy sử dụng PE thoáng khí tạo cảm giác thông thoáng và dễ chịu khi sử dụng trong suốt ngày dài.
Mỏng nhẹ và siêu mềm mại: Công nghệ lõi Fluffles giúp mỗi miếng băng vệ sinh được giảm độ dày và hạn chế sự xô lệch, vón cục. Đồng thời, công nghệ Hot air thought dập nổi 3D dạng kim cương phần băng tiếp xúc da cũng giúp cho bề mặt miếng băng mềm mại và khô thoáng hơn.
Siêu thấm hút và chống tràn: Sản phẩm sử dụng những hạt siêu thấm giúp tốc độ thấm hút nhanh và chống thấm ngược. Thiết kế viền chống tràn hai bên và rãnh dẫn ở giữa giúp cho chất lỏng được phân bố đều và chống tràn hiệu quả.
Nguyên liệu đạt chuẩn: Nguồn nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất băng vệ sinh đều được sàng lọc và kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn.
- Lựa chọn quần lót bằng vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không nên mặc quần quá chật hoặc quá rộng.
- Thường xuyên phơi quần lót dưới ánh nắng để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và thay quần lót mới sau 2 – 3 tháng.
- Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, tập luyện thể thao và ăn uống khoa học, lành mạnh. Hạn chế căng thẳng và stress thường xuyên.
- Đi khám phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần để kiểm tra và phát hiện sớm các bệnh lý.
Lời kết:
Nấm da vùng kín là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ. Mặc dù bệnh này không quá nguy hiểm, tuy nhiên gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày của chị em và có thể tái phát nhiều lần. Do đó, nắm được các thông tin cơ bản về nấm da vùng kín và biết cách ngăn ngừa bệnh là vô cùng quan trọng.