Ngứa vùng kín là nỗi niềm khó nói của nhiều chị em phụ nữ. Nó không chỉ khiến cho họ cảm thấy khó chịu, mất tự tin mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, nếu không được điều trị kịp thời.
Mục lục
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín
Viêm âm đạo do nấm Candida
Nấm Candida là loại nấm men đơn bào tồn tại tự nhiên trong cơ thể người. Nó kí sinh chủ yếu trên da, trong miệng, đường ruột hay âm đạo.
Trong môi trường âm đạo, nấm men chung sống hòa bình và được kiểm soát bởi các loại lợi khuẩn khác. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợn, số lượng nấm men sẽ nhân lên nhanh chóng và vượt khỏi tầm kiểm soát, gây ra viêm âm đạo khiến phụ nữ ngứa ngáy.
Các triệu chứng khác của bệnh thường là:
- Ngứa ngáy âm đạo
- Niêm mạc âm đạo sưng đỏ
- Khí hư tiết ra nhiều bất thường
- Khí hư màu trắng đục, vón cục như bã đậu
- Âm đạo có mùi chua như lên men
- Đau buốt khi đi tiểu hay quan hệ tình dục (đôi khi còn chảy máu)
Những thói quen vệ sinh vùng kín thường là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nấm men phát triển, bao gồm:
- Thói quen lười thay đồ lót, nhất là sau khi vận động ra nhiều mồ hôi.
- “Tiết kiệm” việc thay băng vệ sinh vào những ngày đèn đỏ.
- Không vệ sinh vùng kín trước và sau khi “yêu”
- Thụt rửa vùng kín, ngâm tắm trong bồn quá lâu
- Sử dụng xà bông để vệ sinh vùng kín
- Chọn lựa dung dịch vệ sinh có độ pH không phù hợp làm mất cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo
- Dùng giấy vệ sinh có hương liệu hóa học, các chất dễ gây kích thích vùng kín
- Tẩy hoặc cạo sạch vùng “rừng rậm”
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn cũng được gọi là viêm âm đạo không đặc hiệu, gây ra bởi sự phát triển quá mức của những vi khuẩn xấu trong môi trường âm đạo.
Các triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn thường là:
- Ngứa âm đạo
- Khí hư có màu xám hoặc xanh lá cây
- Khí hư có thể loảng gần như nước hoặc quánh đặc
- Âm đạo có mùi hôi rất khó chịu
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
Nhiều phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn những không nhận biết được điều này vì bệnh ít gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, đây là một tình trạng nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai. Do đó, nếu các bà bầu bị ngứa vùng kín nghiêm trọng trong thai kì thì cần khám và khai báo chi tiết vấn đề này với bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Trong chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn, điều quan trọng là phải loại trừ các bệnh nhiễm trùng âm đạo nghiêm trọng khác, chẳng hạn như bệnh lậu STD và Chlamydia .
Dị ứng/ Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc chỉ tình trạng da bị kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây dị ứng. Biểu hiện chủ yếu của viêm da tiếp xúc là người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nổi mẩn hay mụn nước tại khu vực da đã tiếp xúc với một chất gây dị ứng nào đó.

Nếu gần đây bạn đã thay đổi một loại dung dịch vệ sinh phụ nữ nào đó không phù hợp thì rất có thể đây chính là nguyên nhân gây ngứa ngáy vùng kín.
Ngoài ra, những tác nhân khác có thể gây kích ứng vùng kín như là:
- Bột giặt, nước xả vải quần áo hằng ngày
- Bao cao su (một số người có thể bị dị ứng với chất bôi trơn trên bao cao su)
- Băng vệ sinh, tampon
- Dầu gội/ sữa tắm/xà bông
- Nước hoa vùng kín
- Gel bôi trơn âm đạo
- Các loại kem tẩy lông vùng kín
- Mặc quần áo chật, ma sát do các hoạt động như đi xe đạp, cưỡi ngựa… cũng có thể gây viêm da tiếp xúc
- Nếu bạn bị tiểu đường hoặc đi tiểu không tự chủ, nước tiểu của bạn cũng có thể gây kích ứng âm đạo và ngứa.
Lưu ý: Thói quen sử dụng sữa tắm, xà bông thay thế cho dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch vùng kín là một sai lầm tai hại. Bởi những sản phẩm này thường có độ pH mang tính kiềm rất cao rất dễ làm âm đạo bị thay đổi độ pH sinh lý và ở trong tình trạng “khô hạn ở phụ nữ”.
Chấy rận kí sinh tại vùng kín
Rận mu nói riêng và các loài chấy rận nói chung, khi kí sinh trên da người đều gây ra sự ngứa ngáy cực kỳ có chịu, ảnh hưởng nhiều tới tâm lý của người bệnh.
Những sinh vật nhỏ bé này có thể kí sinh tại vùng âm đạo, chúng thường bám chặt vào da vùng kín và di chuyển qua những sợi lông. Rận mu tồn tại nhờ vào việc hút máu nên chúng có thể là con đường lây lan của nhiều căn bệnh xã hội nguy hiểm khác như viêm gan, HIV, sùi mào gà…
Rận mu sẽ không bao giờ tự ý rời khỏi vùng trú ngụ của chúng. Vì thế nếu phát hiện bản thân đang bị rận mu kí sinh thì chúng ta nên nhanh chóng lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp.
Bị bệnh ngoài da
Một số căn bệnh ngoài da như hắc lào, ezema (chàm), vẩy nến hay rôm sảy đều có thể làm vùng kín bị đỏ ửng và ngứa rát. Bạn sẽ không thể ngăn bản thân gãi liên tục suốt ngày đêm khiến mình mất ăn mất ngủ.
Bệnh chàm: còn được gọi là viêm da cơ địa, chủ yếu xảy ra ở những người bị hen suyễn hoặc dị ứng. Bệnh chàm có triệu chứng là những vùng da màu hồng nhạt, nổi mụn nước li ti dễ vỡ. Những đóm mụn này sẽ lan rất nhanh qua các vùng da khác nhau gây cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
Bệnh vẩy nến: Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn. Bệnh này khiến cho những tế bào da tái tạo quá nhanh, chúng tích tụ lại và tạo thành những lớp vảy khô, sừng, có màu đỏ trên bề mặt da. Những vùng da thường bị ảnh hưởng của vảy nến đó là da đầu, khuỷu tay, đầu gối. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi cũng có thể xảy ra ở vùng kín. Vùng da bị vảy nến thường rất ngứa, người bệnh cảm thấy ngứa dữ dội hơn vào bên đêm. Bệnh vảy nến dễ bùng phát nếu như cơ thể người bệnh có những vết thương nhỏ, nhiễm trùng hay da tiếp xúc với khi hậu lạnh. Đôi khi căng thẳng quá độ cũng có thể khiến vảy tình trạng vảy nến trầm trọng hơn.
Bệnh lây qua đường tình dục
Các bệnh lây qua đường tình dục ở nữ thường nguy hiểm hơn nhiều so với nam giới. Các bệnh phổ biến như sùi mào gà, mụn rộp sinh học…đều có thể gây ngứa và nổi mụn trong khu vực âm đạo. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là trùng roi trichomonas, lậu cầu, vi khuẩn chlamydia
Nội tiết tố thay đổi
Khi nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng nó có thể gây ra những rắc rối tại cơ quan sinh dục.
Nếu nồng độ Estrogen giảm, tình trạng này có thể làm cho niêm mạc âm đạo mỏng, khô rát và dễ bị ngứa ngáy.
Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ mãn kinh là những đối tượng hay bị “ngứa vùng nhạy cảm” do sự rối loạn nội tiết tố gây ra. Căng thẳng về thể chất và tinh thần có thể gây ngứa và kích thích âm đạo, mặc dù điều này không phổ biến lắm.

Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo hoặc gây kích ứng âm đạo khiến phụ nữ cảm thấy ngứa ngáy.
Nếu bạn đang bị ngứa vùng kín, hãy thử kiểm tra lại trong thời gian gần đây bạn có sử dụng những loại thuốc sau hay không:
- Thuốc tránh thai
- Thuốc kháng sinh kê đơn cho người bị xoang, viêm họng
- Steroid
- Một số loại thuốc hóa trị ung thư
Do bệnh địa y xơ cứng
Nếu bạn bị ngứa và có các đốm trắng trên vùng da âm hộ thì rất có thể bạn gặp phải một tình trạng hiếm gặp được gọi là lichen – bệnh địa y xơ cứng.
Nguyên nhân của bệnh này vẫn chưa được tìm hiểu chính xác. Nhưng nếu không điều trị sớm, vùng da bị phát ban có thể biến thành sẹo vĩnh viễn gây đau đớn trong quan hệ tình dục và làm tăng nguy cơ ung thư âm hộ.
Bị ngứa vùng kín có nguy hiểm không?
Trước tiên, bị ngứa vùng kín ở nữ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống. Những cơn ngứa ngáy dai dẳng khiến bạn khó tập trung vào công việc, bứt rứt đến mất ăn mất ngủ, nhất là phong thái thiếu tự tin mỗi khi giao tiếp.
Ngứa rát vùng kín còn gây nên tổn thương ngoài da do cào gãi nhiều, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây các bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm âm hộ, viêm vùng chậu, viêm phần phụ.
Hơn nữa, ngứa vùng kín có liên quan tới các bệnh viêm nhiễm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tình dục và khả năng sinh sản của phụ nữ.
Trường hợp, các bà mẹ mang thai bị viêm nhiễm phụ khoa sẽ làm tăng nguy cơ đẻ non, con nhẹ cân, nguy hiểm hơn bệnh có thể truyền sang cho trẻ nếu phụ nữ sinh thường. Các bệnh sinh dục còn là nguyên nhân dẫn đến viêm tắc vòi trứng, buồng trứng và cản trở quá trình thụ thai.
Bị ngứa vùng kín khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu triệu chứng ngứa vùng kín đủ nghiêm trọng để phá vỡ cuộc sống thường ngày hoặc giấc ngủ của bạn thì bạn nên tới bác sĩ phụ khoa để được khám và điều trị đúng cách.
Bạn nên tới bệnh viện hoặc phòng khám nếu tình trạng ngứa âm đạo kéo dài hơn một tuần hoặc cơn ngứa đi kèm với những biểu hiện sau:
- Có mụn, phát ban hay phồng rộp ở niêm mạc âm hộ
- Đau ở vùng sinh dục, đặc biệt khi quan hệ tình dục
- Niêm mạc âm đạo đỏ hoặc sưng
- Khó đi tiểu
- Dịch tiết âm đạo bất thường về lượng, mùi và màu sắc
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng mà bạn đã gặp phải, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này hay nó đã tồn tại bao lâu. Tất nhiên, bác sĩ cũng có thể hỏi tới một số vấn đề nhạy cảm liên quan đến đời sống tình dục để kiểm tra xem liệu có phải tình trạng của bạn là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra trực quan vùng da âm hộ, dùng mỏ vịt để soi bên trong âm đạo để xem xét bất tường. Họ có thể dùng tay ấn vào vùng bụng dưới để kiểm tra các cơ quan sinh sản xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không.
Một số xét nghiệm cần thiết có thể được chỉ định sau đó như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, soi tươi dịch tiết âm đạo để tìm kiếm tác nhân gây bệnh.
Cách điều trị khi ngứa vùng kín
Việc xác định phương pháp điều trị phù hợp cho tình trạng ngứa ngáy vùng kín cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong đó:
Viêm âm đạo do vi khuẩn được điều trị bằng kháng sinh đường uống (thường là Metronidazole), gel kháng sinh âm đạo hoặc kem.
Ngứa vùng kín do chấy rận có thể được điều trị bằng một loại kem trị chấy không cần kê đơn. Trường hợp nghiêm trọng thì cần một loại thuốc theo toa tại chỗ.
Với những phụ nữ bị ngứa vùng kín do bệnh ngoài da thường được điều trị kết hợp thuốc uống có thành phần kháng sinh và thuốc bôi để tiêu diệt các loại nấm khuẩn gây bệnh. Chẳng hạn như bệnh hắc lào ở bẹn có nhiều loại thuốc để bôi chứa cồn iod nồng độ 1 -2% phải kể đến như Antimycos, BSA, ASA…
Những trường hợp bị ngứa vùng kín do bệnh lây qua đường tình dục thường được áp dụng các phương pháp đốt laser như ALA – PDT với bước sóng phù hợp để triệt tiêu nhú hay mụn rộp.
Ngứa âm đạo là do dị ứng thì chỉ cần ngưng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, cơn ngứa sẽ chấm dứt.
Nếu nguyên nhân gây bệnh ngứa âm đạo ở phụ nữ do các thói quen sinh hoạt không hợp lí, các chị em có thể áp dụng cách chữa bệnh ngứa âm đạo ở nữ giới tại nhà bằng các phương pháp dân gian như rửa vùng kín bằng lá chè, lá kinh giới, nước muối sinh lý (không tự ý pha muối vì không biết rõ nồng độ cần thiết trong dung dịch là bao nhiêu).
Lưu ý: Cần đọc kỹ các thành phần của thuốc trước khi sử dụng. Không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra những hậu quả không mong muốn. Chẳng hạn như, các loại thuốc bôi có chứa coiticoid – thành phần chuyên dùng để kháng nấm giúp tăng hiệu quả của thuốc điều trị vẩy nến hay ezema…nhưng thường gây kích ứng, rạn da, viêm nang lông, rậm lông hoặc teo da khi sử dụng lâu dài.
>> Đọc ngay để biết: Bí kíp giảm ngứa vùng kín tại nhà cực hiệu quả
Phương pháp phòng tránh
Đảm bảo sức khỏe sinh sản là điều cần thiết và quan trọng đối với mọi phụ nữ. Do đó, bạn nên biết chăm sóc vùng kín đúng cách để tránh bị ngứa vùng kín và các bệnh viêm nhiễm âm đạo.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách với dung dịch vệ sinh phù hợp mỗi ngày 1 -2 lần.
- Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục, sử dụng các biện pháp an toàn tình dục.
- Không ngâm mình trong bồn, không thụt rửa, không sử dụng dầu gội, xà bông, xà phòng để rửa vùng kín.
- Lau khô vùng kín sau khi tắm và sau mỗi lần đi đại tiện, tiểu tiện.
- Sử dụng quần chip có chất liệu thoáng mát và size vừa vặn với bạn.
- Thay băng vệ sinh cách 3 – 4h/ lần, không lạm dụng loại băng vệ sinh hằng ngày, không nên chọn băng vệ sinh có mùi thơm
- Không sử dụng nước hoa vùng kín hay các loại kem gel tẩy lông
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần
Một điều quan trọng khác, khi bị ngứa vùng kín không nên gãi. Mặc dù gãi là phản xạ hết sức tự nhiên, thế nhưng nó chỉ khiến bạn cảm thấy dễ chịu tức thời. Tình trạng ngứa dữ dội sẽ tiếp tục quay lại và còn làm tổn da tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh mạnh hơn.
Như vậy, bị ngứa vùng kín ở nữ là dấu hiệu mà các chị em không nên chủ quan và bỏ qua. Đặc biệt, nếu tình trạng còn đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như ra nhiều khí hư, khí hư đổi màu, chảy máu bất thường, đau rát, mẩn đỏ và sưng… thì nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Khoảng 1-2 ngày trở lại đây em cảm thấy hơi ngứa khi chạm vào thì nó hết cảm giác ngứa nhưng lại hơi đau.Em thấy thì có ra khí hư cạn trắng bã đậu nhưng không có mùi tạnh hôi.Cho em hỏi là như vậy có nguy hiểm gì không ạ
Chào bạn, với tình trạng như vậy là dấu hiệu của viêm nhiễm vùng kín rồi nhé bạn. Bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín với Dạ Hương 2-3 lần mỗi ngày, vận động nhẹ nhàng, tránh mồ hôi, bụi bẩn làm bệnh nặng thêm nhé.
Toi bi ngua phan long mu va thinh thoang ngua noi mun va dau hai ben moi lon. Bi benh gi co nguy hiem ko,
Với tình trạng như vậy thì có thể bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa rồi, bạn chú ý vệ sinh vùng nhạy cảm với Dạ Hương 2-3 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn và phòng ngừa viêm nhiễm nhé.
Viêm nhiễm phụ khoa có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.. đấy ạ
Ngứa vùng kín. Ra khí hư nhiều và có mùi khó chịu là bị j ạ
Với tình trạng như vậy thì có thể bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa rồi, bạn chú ý vệ sinh vùng nhạy cảm với Dạ Hương 2-3 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn và phòng ngừa viêm nhiễm nhé.
Chào bác sĩ, cháu 14 tuổi. Tháng trước cháu có bị ngứa phần lông mu và rìa âm đạo khi đi tiểu bị rát, có tiết dịch nhầy trắng và có mùi hôi. Sau đó cháu sử dụng dạ hương thì tình trạng đã giảm và gần như hết. Nhưng trong mấy ngày trở lại đây, cháu có dấu hiệu cũ, lần này bị đỏ , hơi sần và ngứa quanh vùng âm đạo , đi tiểu thì kh rát. Cộng thêm cháu mới đến tuổi dậy thì nên kinh nguyện còn loạn, cháu đã bị hơn tháng mà chưa hết nên vẫn phải đóng băng vệ sinh. Cháu có đọc qua nhiều thông tin thì biết đóng băng vệ sinh nhiều và lâu thì không tốt cho vùng kín nên cháu muốn hỏi việc đóng băng vệ sinh nhiều thì có liên quan đến bệnh của cháu không? Và mong bác sĩ tư vấn bệnh của cháu.
Cảm ơn!
Vâng ạ, tình trạng viêm nhiễm phụ khoa rất dễ bị tái phát, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt, thường xuyên dùng băng vệ sinh (nóng, bí bách…) chị cho bé dùng Dạ Hương 2-3 lần mỗi ngày, mặc đồ thoải mái, vận động nhẹ nhàng nhé ạ.
Em bị ngứa vùng kín đã 3 ngày rồi. Em có cảm giác 2 môi bé bị sưng nhẹ so với bình thường nhưng khí hư không có mùi hôi hay bị đổi màu.
Em vẫn thường xuyên vệ sinh bằng nước muối sinh lý, dung dịch vệ sinh.
Xin hỏi em phải làm sao ạ?
Với tình trạng như vậy thì có thể bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa rồi, bạn chú ý vệ sinh vùng nhạy cảm với Dạ Hương 2-3 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn và phòng ngừa viêm nhiễm nhé.