Sức khỏe sinh sản

Vùng kín phụ nữ – TOP 7 sự thật bạn chưa từng biết

28 Tháng hai, 2020
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Cấu tạo của âm đạo gồm những bộ phận nào? Vùng kín là bộ phận đặc trưng của nữ giới. Thế nhưng, chỉ có khoảng 10% phụ nữ toàn thế giới hiểu đúng về bộ phận này. Những điều bạn chưa thực sự hiểu về cấu tạo âm đạo sẽ có ngay dưới đây.

 

Vùng kín phụ nữ và những bí ẩn được hé lộ
Vùng kín phụ nữ và những bí ẩn được hé lộ

Cấu tạo của âm đạo phụ nữ như nào

Nhiều bạn vẫn nhầm tưởng rằng âm đạo và âm hộ là một. Trên thực tế, hai bộ phận này hoàn toàn khác nhau cả về chức năng, cấu tạo và vị trí, cụ thể là:

  • Âm đạo: Bộ phận nhận dương vật và thực hiện chức năng sinh sản.
  • Môi âm hộ: Bao gồm hai môi lớn và môi bé bao quanh lỗ âm đạo.
  • Âm vật: Là khu vực rất nhạy cảm nằm gần đỉnh âm hộ, còn có tên gọi khác là hột le hay mồng đốc.

Âm đạo là gì?

Âm đạo là một phần mô cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ. Cấu tạo bởi các cơ và bắt đầu dẫn từ cổ tử cung ra đến bên ngoài. Cửa âm đạo được che chắn bởi một lớp màng mỏng, gọi là màng trinh, cách cửa âm đạo khoảng 2-3cm. Sâu cùng bên trong là khu vực cổ tử cung nối liền với âm đạo.

Âm đạo giống như một đường ống dài (7- 15cm). Nếp gấp âm đạo giống như một chiếc ô. Ở trạng thái bình thường chúng sẽ co sát vào nhau. Tuy nhiên, những nếp gấp này có khả năng đàn hồi cao và co giãn trong quá trình giao hợp và sinh đẻ.

Ngoài ra, đây cũng là nơi kinh nguyệt xảy đến định kỳ hàng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu chỉ ra rằng, không có kích thước hoặc hình dạng tiêu chuẩn nào cho cấu tạo âm đạo. Điều này chứng minh rằng, ở mỗi cơ thể phụ nữ khác nhau sẽ có phần âm đạo lớn nhỏ không giống nhau. Kích thước âm đạo có thể được thay đổi khi bạn được kích thích. Hoặc thay đổi sau quá trình sinh nở. Như vậy, có thể khẳng định rằng, các yếu tố về tuổi tác, chiều cao có thể ảnh hướng đến kích thước âm đạo.

 

Âm hộ là gì?

Âm hộ (cửa mình) là cơ quan sinh dục bên ngoài. Gồm có môi âm hộ (môi lớn và môi nhỏ), niệu đạo, âm vật và cửa vào âm đạo. Kích thước của âm hộ sẽ khác nhau với tùy từng người. Một số người có hai môi bé không bằng nhau, bên lớn, bên nhỏ hoặc bên sáng màu, bên tối màu. Điều này hoàn toàn là cấu tạo bình thường dựa theo cơ địa, di truyền…

Top 7 sự thật bạn chưa từng biết về vùng kín phụ nữ

1. Cơ chế tự làm sạch tự nhiên của âm đạo

Không ít chị em vẫn băn khoăn rằng, có nên rửa sâu vào bên trong âm đạo hay không. Nếu chỉ vệ sinh bên ngoài thì bên trong âm đạo có thực sự sạch? Cơ chế hoạt động đặc biệt của âm đạo giúp nó đủ khả năng tự tiêu diệt và làm sạch môi trường âm đạo. Đồng thời, đẩy lượng nước thừa bên trong ra ngoài, tiết dịch lỏng vừa để bôi trơn vùa giảm ma sát trong quá trình quan hệ.

Đó cũng chính là nguyên do tại sao các chuyên gia thường khuyên chị em chỉ vệ sinh bên ngoài với nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ. Việc thụt rửa âm đạo không phải là cách làm sạch tốt, thậm chí có thể mang tới nguy hại. Bởi chính âm đạo đã luôn có thể làm sạch một cách tự nhiên. 

Bên cạnh đó, lưu ý với các bạn rằng không nên dùng sữa tắm, dầu gội đầu… để vệ sinh vùng kín. Khi bọt xà phòng di chuyển vào trong âm đạo, nó sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi, dẫn tới mất cân bằng pH tại đây. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Chính vì vậy, chỉ nên sử dụng những loại nước rửa vùng kín có độ pH từ 3,5-5,5.

Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín đúng chuẩn

2. Âm đạo có thể lồi ra bên ngoài

Hiện tượng sa âm đạo chứng minh một sự thật rằng âm đạo của bạn có thể lồi ra bên ngoài. Thế nhưng, tình trạng này không kinh khủng như bạn nghĩ. Nó chỉ xuất hiện khi bạn bước vào tuổi già hoặc quan hệ tình dục quá mức. 

3. Bạn có thể xì hơi bằng âm đạo

Nếu bạn để ý sẽ thấy rằng, sau quan hệ tình dục hoặc trong quá trình đó, bạn có thể đã xì hơi bằng âm đạo. Sự thật này rất ít người biết. Tuy nhiên, đây cũng là một phản ứng sinh lý bình thường thuộc chức năng của âm đạo. Vùng kín có rất nhiều điều bí ẩn và kì thú, đừng lấy làm xấu hổ nhé. Bất kì người phụ nữ nào cũng sẽ xì hơi bằng âm đạo ít nhất một lần trong đời.

4. Màng trinh có thể rách trước khi quan hệ

Cấu tạo vùng kín bình thường đều có màng trinh kể từ khi sinh ra. Đây là một màng mỏng nằm cách cửa âm đạo 2-3cm với một hay nhiều lỗ để kinh nguyệt thoát ra. Màng trinh có thể rách trước khi bạn quan hệ tình dục lần đầu. Điều này xảy ra khi bạn tập thể dục mạnh, chấn thương… Hoặc khi dùng tampon thay thế băng vệ sinh.

5. Âm đạo có thể bị rách khi sinh nở

Theo nghiên cứu, co khoảng 79% ca sinh nở bình thường chứa vết rách ở âm đạo dù nhỏ hay lớn. Bác sĩ cũng có thể rạch âm đạo (rạch tầng sinh môn) để em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Âm đạo có khả năng phục hồi và đàn hồi, do đó bạn không cần quá lo lắng về việc này. Cũng vì âm đạo là nơi được cung cấp máu dồi dào nên nó có khả năng tự chữa lành nhanh hơn các bộ phận khác.

6. Vẫn có nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm dù sử dụng bao cao su

Vùng kín vẫn có thể bị tổn thương và lây truyền một số bệnh qua đường tình dục, dù đối tác của bạn đã sử dụng bao cao su. Do vùng kín vẫn tiếp xúc với vùng da của bìu. Khi vùng da này nhiễm trùng, đồng nghĩa với việc vùng kín của bạn cũng đang nhiễm bệnh. Đấy là lý do, các bác sĩ luôn khuyên kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa.

7. Bí ẩn về điểm G và điểm A trong vùng kín

Điểm G còn được gọi là điểm Gräfenber. Đây là vị trí nhạy cảm nhất giúp phụ nữ đạt khoái cảm (lên đỉnh). Điểm G nằm trên âm đạo, dọc theo đường niệu đạo. Khi được kích thích, điểm G sẽ nhô cao lên. Mỗi người sẽ có phản ứng kích thích khác nhau ở điểm G. Có phụ nữ đạt khoái cảm khi vùng này được kích thích. Có người lại cảm thấy đau, khó chịu. Một số khác lại không thể tìm thấy điểm G.

Tiến sĩ Kate Balestrieri chia sẻ, điểm A là vùng co bóp âm đạo trước và nó nằm trên thành âm đạo, giữa cổ tử cung và bàng quang. Điểm A cách điểm G 2,5 – 5cm và cách âm dạo 10-15cm. Không giống điểm G, điểm A không nhất thiết phải kích thích để đạt được cực khoái. Thế nhưng “chăm sóc” điểm A sẽ tạo ra những hưng phấn đáng kinh ngạc. Và giúp âm đạo sản sinh ra nhiều chất bôi trơn hơn.

Hướng dẫn chăm sóc vùng kín đúng cách từ chuyên gia

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thơ, Phó trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP HCM, chỉ cách chăm sóc vùng kín đúng, đủ, đảm bảo an toàn cho “cô bé”.

Chọn quần lót, vệ sinh đúng cách

Vùng kín là khu vực rất cần thông thoáng và giữ sạch sẽ. Quần lót có tác động lớn tới sự “an toàn” cho “cô bé”. Nấm có thể phát sinh nhanh ở một số đồ lót có chất liệu vải thô, cứng hoặc bó sát. Lúc này, vùng kín sẽ bị bí bách, tiết nhiều mô hôi tạo môi trường nóng ẩm cho vi khuẩn, nấm sinh trưởng. Do đó, nên lựa chọn đồ lót mềm từ chất liệu cotton và tránh quần lọt khe.

Chú ý, khi đi vệ sinh, nên lau âm đạo từ trước ra sau. Việc này đảm bảo cho âm đạo không bị lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn. và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang. Không sử dụng các loại giấy và băng vệ sinh có mùi thơm sẽ gây kích ứng dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu.

Chăm sóc vùng kín trong kỳ kinh nguyệt

Những ngày đèn đỏ, vùng kín thường ẩm ướt, rất dễ phát sinh ngứa ngáy. Do đó, nên giữ vùng kín khô ráo và sạch sẽ nhất có thể. Máu kinh không bẩn, giống như bất cứ loại máu khác trong cơ thể. Thế nhưng, máu kinh sẽ nhiễm khuẩn khi gặp điều kiện ẩm ướt và tiếp xúc với không khí. Từ đó, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể nếu không được vệ sinh thường xuyên. Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ dịu 2-3 lần mỗi ngày. Cứ 4-6 tiếng phải thay băng vệ sinh 1 lần. Nếu băng vệ sinh đã thấm quá nhiều, bạn cảm thấy ẩm ướt khó chịu, cần thay ngay.

Duy trì cân bằng pH

Âm đạo là môi trường acid, chứa nhiều vi khuẩn có lợi. Bình thường độ pH của âm đạo nằm trong khoảng từ 3,8 đến 4,5. Nhưng việc thụt rửa có thể làm thay đổi chỉ số này. Chính vì vậy, để duy trì cân bằng độ pH âm đạo, bạn cần vệ sinh vùng kín thường xuyên bằng nước sạch. Sau tắm, và trong chu kỳ kinh nguyệt, nên sử dụng dung dịch rửa có pH từ 3,5-5,5.

Với thành phần tự nhiên bao gồm: Muối, acid lactic, lô hội và các thảo dược quý…Dạ Hương giúp làm sạch nhẹ nhàng, tạo môi trường ẩm tự nhiên và duy trì cân bằng pH âm đạo, ngừa viêm ngứa, ngăn mùi suốt 24h.

 

Dạ hương – bảo vệ và chăm sóc toàn diện vùng kín phụ nữ hàng ngày. 1
Dạ Hương là dung dịch vệ sinh phụ nữ đã được chứng nhận an toàn và hiệu quả bởi các bệnh viện đầu ngành

Khám phụ khoa định kỳ

Khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng hoặc 1 năm giúp phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh viêm nhiễm vùng kín: nhiễm trùng đường tết niệu, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung… Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ khuyến cáo phụ nữ có quan hệ tình dục nên sàng lọc phụ khoa lần đầu tiên lúc 21 tuổi và xét nghiệm PAP để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư.

Tập thể dục cho vùng kín

Để tăng cường sức khỏe vùng kín, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, kegel… giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ. Vùng kín được chăm sóc và quan tâm đúng cách sẽ luôn khỏe mạnh. Điều này góp phần giúp đời sống cá nhân của bạn thêm vui vẻ và hạnh phúc.

 

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận