Bệnh phụ khoa

Viêm vùng chậu có gây đau lưng không?

31 Tháng Mười Hai, 2020
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Khi bị đau lưng, phụ nữ thường nghĩ tới những vấn đề liên quan tới xương khớp hay chu kì kinh nguyệt. Nhưng bạn có biết, đau lưng cũng là triệu chứng cảnh báo một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm có tên – viêm vùng chậu.

Viêm vùng chậu là gì?

[tds_note]Viêm vùng chậu (Pelvic inflammatory disease) là tình trạng nhiễm trùng các cơ quan sinh sản của phụ nữ như tử cung, ống dẫn trứng và có thể cả buồng trứng hay các mô xung quanh vùng chậu.[/tds_note]

Các tác nhân gây ra viêm vùng chậu chủ yếu lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn, lây lan từ cổ tử cung đến các phần phía trên của tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Do đó, phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản, quan hệ với nhiều bạn tình hoặc không sử dụng bao cao su khi quan hệ thì có nguy cơ cao bị mắc bệnh này. Ngoài ra, những người đã từng thực hiện các thủ thuật phụ khoa như là nạo phá thai, nong nạo tử cung,…thì cũng có thể bị viêm vùng chậu, đặc biệt khi dụng cụ thực hiện thủ thuật không đảm bảo điều kiện vô khuẩn.

Tại sao viêm vùng chậu gây đau lưng?

Phần bị viêm tại vùng chậu chẳng hạn như tử cung hoặc các khối áp xe có thể chèn ép và kích thích các dây thần kinh vùng chậu, sau hông gây ra những cơn đau thắt tại vùng gần xương cụt. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói với tần suất cao, thậm chí là lan xuống đùi khiến người bệnh rất mệt mỏi. Nếu phải làm việc nặng nhọc, di chuyển nhiều thì cơn đau càng nặng hơn.

Đau lưng do viêm vùng chậu hay bị nhầm lẫn với thoái hóa cột sống hay các bệnh xương khớp khác. Vì vậy, nếu như không tiến hành điều trị sớm, triệu chứng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bên cạnh đó, phụ nữ bị viêm vùng chậu còn có thêm các biểu hiện khác như là:

  • Đau vùng bụng dưới, hai bên chậu, đau dữ dội hơn khi giao hợp, đôi lúc có thể thấy máu âm đạo bất thường
  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều, có màu vàng xanh, đặc như mủ
  • Có biểu hiện sốt và ớn lạnh.
  • Viêm vùng chậu có thể hình thành áp xe vùng chậu, áp xe bàng quang gây ra các nhiễm trùng đường tiết niệu, do đó nhiều phụ nữ thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày hoặc khó tiểu, tiểu buốt.
  • Ở một vài người còn cảm thấy khó khăn khi đại tiện, chướng bụng và mót rặn nhưng không thể giải quyết được.
  • Dấu hiệu thường thấy ở nhiều phụ nữ bị viêm vùng chậu mãn đó là vô sinh.

Lưu ý:

Một số phụ nữ bị viêm vùng chậu có thể gặp triệu chứng trong khi những người khác lại không hề có biểu hiện bất thường nào hoặc các dấu hiệu rất nhẹ. Do đó, đa phần phụ nữ phát hiện ra mình bị viêm vùng chậu khi tình cờ đi siêu âm hoặc khám bệnh tổng quát hoặc do họ đã lập gia đình nhiều năm nhưng không hề có con. Những trường hợp được phát hiện muộn thì nhiều khả năng đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn cả. (Có thể bạn muốn biết: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm vùng chậu)

Vì thế, nếu như các chị em thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường giống như trên thì nên khám phụ khoa sớm nhất có thể để chủ động chữa bệnh khi còn nhẹ, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và đảm bảo hiệu quả hồi phục nhanh.

Đau lưng do viêm vùng chậu có ảnh hưởng không, người bệnh nên làm gì?

Những cơn đau lưng dai dẳng do viêm vùng chậu gây ra sẽ ảnh hưởng tới mọi vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đơn giản, dù bạn đi lại hay mang vác đồ vật gì cũng nhanh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Những cơn đau này khiến chị em không thể chuyên tâm làm bất cứ việc gì, chuyện chăn gối cũng vì thế mà kém mặn nồng, giấc ngủ không trọn vẹn, tác động tới tâm lý và gây ra căng thẳng, stress.

Vậy, trong những trường hợp đó, để giảm đau lưng, bạn có thể làm như sau:

  • Tránh làm việc nặng, mang vác nhiều đồ vật, nên đi giày đế thấp, vững chắc để giảm căng cơ lưng hay bắp đùi, hạn chế đi giày cao gót.
  • Bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của chồng hoặc người thân khác trong gia đình để thực hiện các bài massage lưng đơn giản để giảm đau.
  • Chườm túi lạnh vào sau lưng khoảng 20 phút để thư giãn các cơ, giúp máu tuần hoàn tốt hơn để giảm đau.
  • Khi ngồi làm việc cần chú ý, ngồi ở tư thế thẳng lưng, lưng tựa vào ghế, hai vai thư giãn, chân chạm sàn để giảm áp lực cho lưng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể đặt thêm một chiếc gối ở giữa phần thắt lưng để tránh bị mỏi lưng trong lúc làm việc.
  • Chọn lựa đệm ga giường phù hợp để tạo cảm giác dễ chịu tại vùng lưng khi nằm ngủ. Bạn có thể kê một chiếc gối kẹp giữa 2 đùi khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng để giảm áp lực lên lưng. Nếu muốn nằm ngửa, hãy đặt một chiếc gối ở mặt sau đầu gối để giữ cột sống ở tư thế đứng.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn để cắt cơn đau tạm thời.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, không nên quá căng thẳng.

Viêm vùng chậu được điều trị thế nào?

Viêm vùng chậu được điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật là tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, bệnh đang ở giai đoạn mãn tính hay cấp tính hay tác nhân gây viêm là gì.

Điều trị bằng thuốc

Vì tác nhân gây bệnh của bệnh viêm vùng chậu chủ yếu là Neisseria gonorrhoeae, chlamydia, và một bệnh nhiễm trùng hỗn hợp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí được chia thành gram âm và gram dương), vì vậy cần lựa chọn kháng sinh phổ rộng và thuốc phối hợp. Uống thuốc kịp thời trong vòng 48 giờ kể từ khi chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu sẽ làm giảm đáng kể sự xuất hiện của các di chứng. Kế hoạch lựa chọn cụ thể dựa trên những cân nhắc toàn diện như điều kiện bệnh viện, sự chấp nhận của bệnh nhân, hiệu quả của thuốc và chi phí.

Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm vùng chậu cấp tính, bao gồm truyền tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc uống. Nên dùng kháng sinh phổ rộng kết hợp với thuốc chống kỵ khí, đủ liệu trình. Và có thể kết hợp với các bài thuốc Đông y điều trị để đạt hiệu quả tốt hơn.

Nếu bạn bị viêm vùng chậu mãn tính thì chú ý dùng thuốc uống chống viêm và vật lý trị liệu tại chỗ, có thể dùng azithromycin để điều trị, thuốc đặt âm đạo là chính, sau khi hết viêm bạn có thể kiểm tra tình trạng thông của ống dẫn trứng trong vòng 3-7 ngày sau khi sạch kinh, chú ý theo dõi ngày rụng trứng. Quan hệ tình dục cách ngày trong thời kỳ rụng trứng có thể làm tăng cơ hội thụ thai.

Điều trị bằng thuốc có hiệu quả cao với viêm vùng chậu cấp tính, ít hiệu quả hơn khi điều trị viêm vùng chậu mãn tính. Bởi viêm vùng chậu mãn tính dễ gây kết dính xung quanh các cơ quan do kích thích viêm nhiễm lâu ngày, nên thuốc kháng viêm khó xâm nhập vào trong.

Đọc thêm: Tìm hiểu chi tiết các loại thuốc điều trị viêm vùng chậu

Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật dựa trên nguyên tắc chữa khỏi hoàn toàn để tránh cơ hội tái phát của các tổn thương còn lại. Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp viêm vùng chậu có biến chứng nặng như là có áp xe vùng chậu, hoặc việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả.

Với những phụ nữ còn trẻ, còn nguyện vọng sinh sản trong tương lại thì việc phẫu thuật sẽ cố gắng tối đa để bảo tồn các cơ quan sinh sản, nhất là tử cung và buồng trứng.

Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng trong điều trị viêm vùng chậu mãn tính. Người ta như sử dụng máy trị liệu phát ra các bước sóng ngắn và sóng cực ngắn để có thể mở rộng các mạch máu nhỏ cục bộ, cải thiện lưu thông máu, tăng cường chuyển hóa mô, tăng tốc tái tạo mô, ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn và đạt được mục đích chống viêm và giảm đau.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu được đưa vào phác đồ điều trị chung với các phương pháp nói trên để làm giảm sự lo lắng khi chữa bệnh của bệnh nhân. Đồng thời, đưa ra các hướng dẫn cụ thể giúp họ rèn luyện cơ thể, tăng cường dinh dưỡng, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Xem thêm: Viêm vùng chậu trong thai kì nên điều trị thế nào?

Hiện nay, dung dịch vệ sinh phụ nữ vẫn thực sự đóng góp một vai trò cần thiết trong việc vệ sinh hằng ngày của phụ nữ để phòng ngừa viêm nhiễm, đặc biệt là những ngày có kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục, sau thai sản.

Tuy nhiên, trên thị trường có quá nhiều loại dung dịch vệ sinh từ vô vàn thương hiệu khác nhau khiến các chị em hoang mang, không biết đâu là sản phẩm thực sự phù hợp với mình.

Thế nhưng, hơn 15 năm qua, bao nhiêu thế hệ phụ nữ Việt vẫn đặt trọn niềm tin với dòng dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương vì tính chất an toàn và độ pH phù hợp với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Dạ hương được sử dụng phối hợp trong nhiều phác đồ điều trị viêm nhiễm phụ khoa, nhằm bảo vệ vùng kín khỏi những tác nhân gây hại.

Công thức Dạ Hương được nghiên cứu, xây dựng dưới sự tham vấn của các Bác sỹ chuyên khoa Phụ sản và các Dược sỹ chuyên ngành bào chế với các thành phần từ tự nhiên như: trà xanh, muối, lô hội, vitamin E, bạc hà.,.. có pH phù hợp với sinh lý âm đạo, nên rất an toàn, phù hợp với đặc tính sinh lý phụ nữ Á Đông.

Với kinh nghiệm 15 năm kiến tạo sản phẩm dung dịch vệ sinh giúp chăm sóc toàn diện cho vùng kín của chị em phụ nữ Á Châu – Dạ Hương vẫn luôn tạo không ngừng lắng nghe để thấu hiểu tất cả các mong muốn và vấn đề thầm kín của chị em để cho ra đời sản phẩm dung dịch vệ sinh phù hợp, hiệu quả và an toàn tuyệt đối. Mọi thắc mắc về sản phẩm cũng như các vấn đề về bệnh phụ khoa, sinh lý vùng kín… mời chị em gọi đến tổng đài 1900571255 để được tư vấn tận tình và chính xác nhất! 

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các kiến thức về phụ khoa tại: https://chuyengiaphukhoa.vn/

 

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận