Vùng kín ngứa ngáy kèm theo những cơn đau bụng dữ dội – đừng coi thường. Đây rất có thể là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm vùng chậu – nguyên nhân hàng đầu gây u xơ tử cung và chửa ngoài dạ con.
Nếu bạn đang lo lắng thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin cần biết về bệnh viêm vùng chậu, chủ động tìm hiểu từ sớm sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Bệnh viêm vùng chậu xảy ra như thế nào?
Vùng chậu của phụ nữ bao gồm các cơ quan sinh sản như: cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng, phúc mạc chậu và các mô mềm hỗ trợ. Vùng chậu nằm ở phía bụng dưới, được bao quanh và bảo vệ bởi xương chậu.
Viêm vùng chậu (PID) là một bệnh viêm nhiễm đường sinh dục liên quan tới các nhóm cơ quan sinh sản nêu trên. Ở mức độ cấp tính, các cơ quan sinh sản bị sưng đỏ, phù nề. Lâu ngày khi bệnh chuyển sang mãn tính, nếu không điều trị tích cực thì vùng viêm nhiễm bị xơ hóa hình thành các dải xơ, gây biến dạng cơ quan đó, hình thành các dây dính làm tắc vòi trứng, các dây dính bao quanh vòi trứng khiến cho trứng không rụng được hoặc rụng nhưng vòi trứng không hứng được quả trứng đó làm ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.
Bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trẻ tuổi có hoạt động tình dục không lành mạnh, thói quen vệ sinh vùng kín thiếu sạch sẽ, phụ nữ mãn kinh rất hiếm khi mắc bệnh này.
Thực tế, đường sinh sản của phụ nữ có khả năng phòng vệ tự nhiên tương đối hoàn chỉnh để chống lại sự xuất hiện của các mầm bệnh lạ. Mặc dù ở trạng thái khỏe mạnh bình thường vẫn có một lượng hại khuẩn nhất định tồn tại trong âm đạo, nhưng chúng luôn duy trì sự cân bằng với nguồn lợi khuẩn nên không làm xáo trộn hệ vi sinh và không gây ra viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch toàn thân suy yếu, hoặc có sự xâm nhập của hại khuẩn từ bên ngoài thì vùng chậu sẽ xảy ra viêm nhiễm.
Viêm vùng chậu có nguy hiểm không?
Nếu bệnh viêm vùng chậu không được điều trị kịp thời và triệt để, nó có thể dẫn đến vô sinh, mang thai ngoài dạ con, sảy thai, đau vùng chậu mãn tính, dính vùng chậu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
(1) Bệnh viêm vùng chậu có thể gây ra sự kết dính vùng chậu hoặc thay đổi cấu trúc bên trong của ống dẫn trứng (tắc nghẽn ống dẫn trứng, tích tụ nước); hội chứng đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.
(2) Viêm vùng chậu phá hủy các chức năng của buồng trứng, gây rối loạn hormone, ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng và khiến nang trứng không thể trưởng thành hoặc vỡ. Viêm quanh buồng trứng cũng có thể gây ra rối loạn rụng trứng.
(3) Nữ giới bị viêm vùng chậu khiến cho lượng khí hư tiết ra nhiều hơn làm thay đổi môi trường pH sinh lý bên trong âm đạo, nó cản trở con đường di chuyển của tinh trùng, làm loãng tinh dịch, gây ảnh hưởng tới sự xâm nhập và sức sống của tinh trùng.
(4) Viêm vùng chậu không điều trị triệt để gây đau vùng chậu mãn tính. Đau vùng chậu mãn tức là bệnh đã được điều trị khỏi, không còn tình trạng nhiễm trùng vùng chậu. Vi khuẩn được tiêu diệt nhưng những tổn thương trước đây không hồi phục được tạo ra các màng dây dính trong vùng chậu gây ra cơn đau, đau kéo dài có thể vài tháng thậm chí vài năm. Dùng thuốc giảm đau không bớt, phải cắt bỏ dây dính, tử cung, buồng trứng để loại bỏ cơn đau.
(5) Ở mức độ cấp tính, viêm vùng chậu không được điều trị tích cực, vi trùng sẽ lan lên vòi trứng và xâm nhập vào ổ bụng hình thành các ổ mủ gọi là áp xe vùng chậu. Nếu như các áp xe này không được điều trị triệt để thì vi khuẩn lan vào đường máu gây nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong.
Triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu bao gồm các biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong đó, các triệu chứng chính là đau bụng dưới và tăng tiết dịch âm đạo.
- Phụ nữ bị đau bụng âm ỉ, đau dữ dội hơn khi quan hệ tình dục, đôi lúc còn có thể xuất hiện máu.
- Khí hư tiết ra nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi bất thường (chuyển màu nâu, vàng hoặc xanh quánh đặc giống như mủ).
- Phụ nữ bị viêm vùng chậu thường bị rối loạn kinh nguyệt.
- Có biểu hiện sốt và ớn lạnh.
- Viêm vùng chậu có thể hình thành áp xe vùng chậu, áp xe bàng quang gây ra các nhiễm trùng đường tiết niệu, do đó nhiều phụ nữ thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày hoặc khó tiểu, tiểu buốt.
- Ở một vài người còn cảm thấy khó khăn khi đại tiện, chướng bụng và mót rặn nhưng không thể giải quyết được.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm vùng chậu
Nguồn lây nhiễm ngoại sinh và nội sinh
- Các mầm bệnh ngoại sinh: chủ yếu là mầm bệnh bệnh lây truyền qua đường tình dục, như Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu) và Mycoplasma.
- Các mầm bệnh nội sinh: đề cập đến các vi sinh vật sống trong âm đạo, bao gồm vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí, bao gồm Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), streptococcus (phế cầu khuẩn), vi khuẩn E.coli, vv
Các yếu tố nguy cơ
- Phụ nữ trẻ tuổi (thường là từ 15 đến 25 tuổi) có quan hệ tình dục thường xuyên, quan hệ không chung thủy với một bạn tình.
- Phụ nữ có tiền sử các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có tiền sử các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, …
- Thói quen vệ sinh vùng kín chưa sạch sẽ.
- Nhiễm trùng sau phẫu thuật tử cung, nạo hút thai, nội soi bàng quang, vv, có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc sinh dục, chảy máu, hoại tử, dễ bị nhiễm trùng vùng chậu.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu?
Làm xét nghiệm máu
Nếu như nghi ngờ bản thân bị viêm vùng chậu khi có các triệu chứng bất thường như trên thì các bạn nên tới các cơ sở y tế gần nhất để khám và xét nghiệm. Các chuyên gia y tế sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị sớm căn bệnh này. Bệnh điều trị sớm thì hầu như sẽ không để lại di chứng nào. Các chị em cũng nên khám phụ khoa định kì để tầm soát sớm những nguy cơ và điều trị kịp thời, bởi có những tác nhân gây bệnh không hề có triệu chứng.
Chẳng hạn như, nếu một người bị viêm vùng chậu do nhiễm Chlamydia thì thì người bệnh sẽ không cảm thấy bất kì triệu chứng gì cả. Trên lâm sàng, đa số những ca nhiễm chlamydia được phát hiện trong quá trình phụ nữ đi kiểm tra phụ khoa do hiếm muộn, vô sinh. Họ đến khám phụ khoa, làm xét nghiệm máu và thấy bị nhiễm vi khuẩn.
Nội soi
Người ta có thể phát hiện được chlamydia qua mổ nội soi khảo sát môi sinh và thấy những tổn thương của ống dẫn trứng, buồng trứng, đặc trưng do con vi khuẩn này gây ra. Chứng tỏ đã nhiễm rất lâu trước đó mà không có triệu chứng gì cả.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán tối thiểu là: soi cổ tử cùng, kiểm tra cơn đau ở vùng chậu, kiểm tra dịch tiết âm đạo, viêm loét cổ tử cung…
Ngoài ra, các chuyên gia y tế còn thực hiện một vài xét nghiệm phụ trợ như: siêu âm âm đạo, xét nghiệm mẫu khí hư, mẫu nước tiểu hoặc máu, sinh thiết nội mạc tử cung….
- Đầu tiên sẽ là xét nghiệm dịch cổ tử cung bằng cách soi nhuộm để xác định vi khuẩn gây bệnh là loại nào.
- Xét nghiệm máu để xem mức độ nhiễm trùng nặng hay nhẹ.
- Siêu âm để xem trong tử cung có hình thành ổ áp xe hay không.
Chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu gặp nhiều khó khăn hơn các bệnh phụ khoa thông thường, nếu chẩn đoán chậm có thể khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Các bệnh sau đây có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh viêm vùng chậu. Do vậy, khi chẩn đoán bệnh cần được loại trừ: viêm ruột thừa cấp tính, sảy thai hoặc vỡ ống dẫn trứng, xoắn nang buồng trứng.
Các phương pháp điều trị
Điều trị bằng thuốc
Kháng sinh là phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm vùng chậu cấp tính. Bao gồm truyền tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc uống. Kháng sinh phổ rộng nên được sử dụng kết hợp với thuốc chống kỵ khí, chú ý điều trị đầy đủ.
Khi điều trị bằng các loại kháng sinh phối hợp, thông thường từ 2 -3 ngày đã thấy triệu chứng giảm nhiều. Nhưng lời khuyên là không nên chấm dứt điều trị tại đây mà cần tuân theo đủ liều thông thường là từ 5 -7 ngày. Nếu không điều trị đủ liều kháng sinh thì các khuẩn này chỉ bị yếu đi mà không chết đi, chúng sẽ tái phát lại, lần tái phát sau sẽ mạnh hơn và kháng lại các kháng sinh đã sử dụng trước đó.
Phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật chủ yếu được sử dụng để điều trị áp xe buồng trứng hoặc áp xe vùng chậu khi:
Điều trị bằng thuốc không hiệu quả: áp xe buồng trứng hoặc áp xe vùng chậu được điều trị bằng thuốc trong 48 đến 72 giờ, nhiệt độ cơ thể không giảm, các triệu chứng tăng nặng do ngộ độc hoặc mở rộng hàng loạt, nên phẫu thuật kịp thời để tránh xảy ra vỡ áp xe.
Áp xe vẫn tồn tại: Sau khi điều trị bằng thuốc được cải thiện, và tiếp tục kiểm soát viêm trong vài ngày, khối lượng không biến mất nhưng phạm vi bị hạn chế và cần được phẫu thuật cắt bỏ.
Vỡ áp xe: Đau bụng đột ngột tăng, kèm theo ớn lạnh, sốt cao, buồn nôn, nôn, tử vong cao mà không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một khi nghi ngờ vỡ áp xe, nên phẫu thuật đồng thời điều trị bằng kháng sinh.
=> Phẫu thuật nên được thực hiện theo các trường hợp cụ thể từ phẫu thuật rạch bụng hoặc phẫu thuật nội soi. Nguyên tắc phẫu thuật chủ yếu là cắt bỏ tổn thương để tránh nguy cơ tái phát và bảo tồn chức năng của buồng trứng.
Vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng trong điều trị viêm vùng chậu mãn tính. Người ta như sử dụng máy trị liệu phát ra các bước sóng ngắn và sóng cực ngắn để có thể mở rộng các mạch máu nhỏ cục bộ, cải thiện lưu thông máu, tăng cường chuyển hóa mô, tăng tốc tái tạo mô, ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn và đạt được mục đích chống viêm và giảm đau.
Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu được đưa vào phác đồ điều trị chung với các phương pháp nói trên để làm giảm sự lo lắng khi chữa bệnh của bệnh nhân. Đồng thời, đưa ra các hướng dẫn cụ thể giúp họ rèn luyện cơ thể, tăng cường dinh dưỡng, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Viêm vùng chậu – khi nào phải bắt buộc điều trị ở bệnh viện, khi nào điều trị ngoại trú?
Viêm vùng chậu có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trong những trường hợp sau đây, bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện:
1/ Bệnh nhân bị viêm vùng chậu ở mức độ nghiêm trọng có biểu hiện sốt cao, nôn mửa.
2/ Bệnh nhân viêm vùng chậu ở tình trạng đặc biệt như là đang mang thai hoặc quá trẻ tuổi (dưới 18 tuổi). Cần điều trị trong bệnh viện để tránh để lại di chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.
3/ Ngoài ra, những bệnh nhân không có khả năng dung nạp thuốc đường uống. Mà phải truyền kháng sinh thì cũng phải điều trị tại bệnh viện.
4/ Trường hợp viêm vùng chậu gây áp xe thì bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện bằng thuốc trong 48 -72h , nếu như không đáp ứng nữa thì cần phải phẫu thuật để dẫn lưu khối mủ ra ngoài.
5/ Trong trường hợp, viêm nhiễm nhẹ, thông thường bệnh nhân sẽ sử dụng toa thuốc theo đơn kê của bác sĩ để tự điều trị tại nhà (điều trị ngoại trú) với sự hướng dẫn của chuyên gia y tế và tái khám theo hẹn.
Làm sao để phòng ngừa bệnh viêm vùng chậu
- Để phòng tránh viêm vùng chậu thì nên có đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy. Nếu như nghi ngờ bị một bệnh lây qua đường tình dục thì nên đến bệnh viện sớm và điều trị càng sớm càng tốt.
- Chú ý vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Đồng thời, điều trị song song khi bạn tình bị nhiễm bệnh tương tự, tránh quan hệ tình dục trong giai đoạn chữa bệnh.
- Vệ sinh vùng kín với loại nước rửa phụ khoa phù hợp, tránh rửa thụt rửa âm đạo.
- Tránh mang thai ngoài ý muốn và can thiệp nạo hút thai.
- Khi bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần, điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục để ngăn ngừa biến chứng gây ra viêm vùng chậu.
Bệnh viêm vùng chậu được phát hiện kịp thời trong giai đoạn cấp tính, quá trình điều trị sẽ đơn giản hơn, khỏi bệnh là điều hoàn toàn có thể. Nhưng nếu trì hoãn việc khám chữa, để bệnh bước qua giai đoạn mãn tính thì việc chữa trị các biến chứng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT: