Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua trong đời. Đây là cột mốc đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt và mở ra chương mới với đầy những biến đổi trong cơ thể người phụ nữ. Trong bài viết này, hãy cùng Dạ Hương khám phá những khía cạnh đa chiều của mãn kinh và cách người phụ nữ có thể ứng phó với chúng để sống khoẻ dài lâu.
Dấu hiệu nhận biết mãn kinh
Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên của quá trình lão hóa và xảy ra thông thường vào độ tuổi từ 45 đến 55 ở người phụ nữ. Tuy nhiên ở một vài người, vì nhiều yếu tố mà mãn kinh có thể đến sớm hoặc muộn hơn. Dấu hiệu nhận biết bạn đã bước vào thời kỳ mãn kinh bao gồm:
- Ngừng kinh: Nếu không có kinh nguyệt trong vòng 12 tháng liên tiếp, bạn có thể xác định được mình đã vào giai đoạn mãn kinh.
- Xuất hiện chu kỳ không đều: Trước khi hoàn toàn ngừng kinh, nhiều phụ nữ trải qua chu kỳ kinh không đều. Chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường và có thể gia tăng lượng kinh nguyệt.
- Bốc hỏa: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn mãn kinh. Nó có thể làm bạn cảm thấy nóng bất thình lình, thường đi kèm với đỏ da mặt và đổ mồ hôi. Tuy thường chỉ kéo dài trong vài phút nhưng cơn bốc hoả cũng đủ khiến bạn cảm thấy khó chịu.
- Thay đổi tâm trạng: Một số phụ nữ có thể trải qua quá trình biến đổi tâm trạng như lo âu, căng thẳng, buồn rầu hoặc khó chịu.
- Thay đổi vùng âm đạo: Âm đạo bị khô, khả năng đàn hồi giảm khiến việc quan hệ tình dục gặp nhiều khó khăn.
Mãn kinh là giai đoạn suy giảm của hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Khi đó, bộ ba nội tiết tố nữ gồm estrogen, progesterone và testosterone không được sản xuất đủ để đáp ứng mọi hoạt động của cơ thể. Vì thế, chị em phụ nữ phải đối mặt với những xáo trộn về tâm sinh lý, sức khỏe và sắc đẹp. Trong đó, có đến 20% phụ nữ không thể chịu được giai đoạn này vì các triệu chứng quá nghiêm trọng và phải điều trị bằng thuốc.
Nguyên nhân sinh lý gây ra mãn kinh
Nguyên nhân sinh lý gây ra mãn kinh chủ yếu liên quan đến sự thay đổi trong hoạt động của buồng trứng và hormone trong cơ thể người phụ nữ. Cụ thể:
- Lão hóa tự nhiên: Buồng trứng bắt đầu suy giảm hoạt động, số lượng trứng còn lại cũng ít đi. Khi không còn đủ bộ 3 hormone để duy trì chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt sẽ ngừng và bạn bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh.
- Phẫu thuật loại bỏ buồng trứng: Nếu bạn từng trải qua phẫu thuật để loại bỏ cả hai buồng trứng thì cơ thể sẽ ngừng sản xuất estrogen và progesterone ngay lập tức. Khi đó bạn chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh.
- Phẫu thuật loại bỏ tử cung: Nếu tử cung bị loại bỏ mà buồng trứng vẫn còn hoạt động thì cơ thể người phụ nữ vẫn có thể tiếp tục sản xuất hormone một thời gian nữa. Tuy nhiên sau đó bạn có thể bước vào giai đoạn mãn kinh sớm hơn so với bình thường.
- Xạ trị và hóa trị: Các liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị trong điều trị ung thư ở vùng bụng hoặc chậu dưới có thể gây hỏng buồng trứng và dẫn đến mãn kinh.
- Rối loạn nội tiết khác: Một số rối loạn nội tiết như bệnh tuyến giáp hoặc bệnh tiểu đường có thể gây ra sự thay đổi hormone và mãn kinh sớm.
- Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò khá quan trọng trong thời điểm bắt đầu của mãn kinh. Nếu có nhiều người phụ nữ trong gia đình bạn trải qua mãn kinh sớm, bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tương tự.
Các nguyên nhân khiến phụ nữ bị mãn kinh sớm
Ngoài những nguyên nhân sinh lý gây ra mãn kinh được giới thiệu bên trên, còn có một số nguyên nhân khác khiến chị em bị mãn kinh sớm. Chúng bao gồm:
- Dùng thuốc: Sử dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc trị bệnh có hoạt chất tương tự trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ buồng trứng và gây ra mãn kinh sớm.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá không những gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cơ buồng trứng, rút ngắn thời gian mãn kinh ở người phụ nữ.
- Stress: Các mức độ căng thẳng và áp lực tinh thần cao có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra mãn kinh sớm ở một số phụ nữ.
- Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng kém cộng thêm các vấn đề liên quan đến cân nặng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phái đẹp.
Các giai đoạn của thời kỳ mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu ở tuổi trung niên, rơi vào khoảng 45 đến 55 tuổi và được chia thành ba giai đoạn chính:
Tiền mãn kinh
Giai đoạn này thường bắt đầu từ vài năm trước khi ngừng kinh chính thức. Các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh có thể kể đến gồm: Chu kỳ kinh không đều, thay đổi tình trạng tinh dịch, nổi mụn trên mặt, hay buồn ngủ, tâm trạng thay đổi thất thường,…
Mãn kinh
Mãn kinh là giai đoạn cơ thể người phụ nữ chính thức ngừng kinh. Yếu tố ngừng kinh được xác định khi chị em không xuất hiện chu kỳ kinh trong vòng 12 tháng liên tiếp. Lúc này, các triệu chứng ở giai đoạn tiền mãn kinh tiếp tục diễn ra nhưng trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, sự sụt giảm estrogen đột ngột sẽ gây ra các triệu chứng như nóng trong người, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo, thay đổi tâm trạng,…
Sau mãn kinh
Giai đoạn sau mãn kinh thường bắt đầu khi phụ nữ đã trải qua ít nhất 12 tháng không có kinh nguyệt. Khi đó, các triệu chứng mãn kinh vẫn có thể tiếp tục diễn ra nhưng thường có xu hướng giảm dần đi. Tuy nhiên kèm theo đó là nguy cơ mắc các bệnh về loãng xương và tim mạch tăng dần lên.
Ảnh hưởng của mãn kinh
Dưới sự sụt giảm của estrogen – Một hormone quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt – Cơ thể người phụ nữ phải hứng chịu không ít ảnh hưởng từ thể chất đến tinh thần. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính của mãn kinh lên cơ thể chị em:
- Thay đổi tình trạng tinh dịch: Do sự biến động của hormone, tinh dịch có thể thay đổi về số lượng gây ra cảm giác khô hạn, khiến việc quan hệ tình dục của chị em gặp nhiều khó khăn.
- Loãng xương: Ngoài chức năng sinh sản, estrogen còn đóng vai trò bảo vệ và duy trì sức khỏe xương. Sự thiếu hụt hormone này ở phụ nữ mãn kinh vì thế dẫn đến tình trạng giảm mật độ xương, mất xương gây ra tình trạng loãng xương.
- Thay đổi trong hệ tim mạch: Estrogen thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch, làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Do đó, hệ tim mạch cần được quan tâm nhiều hơn trong giai đoạn này.
- Thay đổi về trọng lượng và phân phối mỡ: Mãn kinh thường đi kèm với sự gia tăng trọng lượng và sự tích tụ mỡ xung quanh bụng thay vì mỡ dưới da.
- Thay đổi tâm trí: Mãn kinh có thể ảnh hưởng đến tâm trí và tinh thần, gây ra tình trạng mất ngủ, lo âu và trầm cảm ở một số phụ nữ.
- Thay đổi vùng kín: Âm đạo trở nên khô và mỏng hơn, gây ra sưng và đau khi giao hợp.
- Thay đổi trong tình dục: Sự thay đổi hormone có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và khả năng tận hưởng quan hệ tình dục.
Những thay đổi này không xảy ra đồng thời và không phải phụ nữ nào cũng trải qua tất cả chúng. Tuy nhiên, để duy trì sức khỏe tốt trong giai đoạn mãn kinh, chị em phụ nữ cần theo dõi tình hình sức khoẻ và trao đổi cùng bác sĩ về các triệu chứng để được hướng dẫn điều chỉnh lối sống, giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng thời gian sống hạnh phúc.
Giải pháp vượt qua mãn kinh nhẹ nhàng
Vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng hoàn toàn là điều có thể nếu như chị em thực hiện một số phương pháp dưới đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống cân đối, tập trung vào các thực phẩm giàu canxi và vitamin D để bảo vệ sức khỏe xương.
- Tập thể dục đều đặn để duy trì sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và giảm triệu chứng bốc hoả.
- Kiểm soát căng thẳng thông qua thiền, yoga, hoặc các phương pháp thư giãn khác.
- Tăng cường giao lưu, chia sẻ thông qua nói chuyện với bạn bè, gia đình hoặc tham gia nhóm hỗ trợ cho phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.
- Chăm sóc sức khỏe vùng kín thông qua dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương: Với các thành phần thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, Dạ Hương giúp cho vùng kín của nàng được làm sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi, lấy đi tế bào chết nhưng vẫn duy trì sự mềm mại và độ ẩm tự nhiên.
Mãn kinh tuy là một hành trình gian nan nhưng đồng thời cũng là một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc đời phụ nữ. Nó là cơ hội để bạn cảm thấy mình mạnh mẽ và tự tin hơn vì đã vượt qua được những bất ổn về mặt sức khoẻ, ngoại hình. Hãy nhớ rằng mãn kinh không phải là sự kết thúc của người phụ nữ xinh đẹp mà là một khởi đầu mới, mở ra cơ hội khám phá bản thân và tận hưởng cuộc sống một cách mới mẻ hơn.