Tỏi vốn được biết đến với nhiều công dụng khác nhau như trị cảm mạo, viêm họng, ho hay các bệnh liên quan đến dạ dày, đại tràng. Nhiều chị em còn truyền tai nhau công dụng chữa ngứa vùng kín bằng tỏi. Vậy Tác dụng này có đúng không? Có nên dùng tỏi để trị ngứa vùng kín hay không?
1. Tỏi có công dụng gì đối với sức khỏe?
Trong dân gian, tỏi được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm họng, chữa ho, viêm xoang, viêm amidan… Trong Đông y, tỏi có tính ấm, vị cay. Loại thảo dược này có công dụng điều trị các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, trừ độc, đờm và lợi tiểu rất hiệu quả. Một số nghiên cứu khoa học chứng minh, tỏi chứa nhiều dược chất quý như:
– Acillin: Chất kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm ngứa
– Glucogen và aliin, fitonxit giúp sát trùng, chống viêm nhiễm
– Vitamin A, B, C, D, PP, polisaccarit, insulin, hiđrat cacbon, fitoxteriá…
– Khoáng chất khác: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng, giảm lượng cholesterol trong máu.
2. Cách trị ngứa vùng kín bằng tỏi theo mẹo dân gian
Tỏi là thực phẩm rất dễ kiếm với giá thành tương đối rẻ. Vì vậy, không ít chị em mong muốn thử nghiệm các mẹo chữa ngứa 2 bên mép vùng kín theo dân gian. Một số cách trị ngứa vùng kín bằng tỏi được lan truyền trên mạng xã hội như sau:
– Cách 1: Ăn tỏi sống: Ăn từ 2 – 3 tép tỏi sống trong bữa cơm mỗi ngày.
– Cách 2: Uống nước tỏi: Lấy vài nhánh tỏi tươi xay nhuyễn và pha với 1 cốc nước ấm để uống. Các chuyên gia khuyến cáo, chị em không nên sử dụng quá 15g tỏi mỗi ngày. Lượng tỏi quá lớn có thể khiến dạ dày gặp vấn đề.
– Cách 3: Đặt tỏi vào sâu trong âm đạo: Dùng 1 sợi dây luồn vào tép tỏi. Sau đó đặt tép tỏi vào âm đạo trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau ngủ dậy rút tép tỏi ra.
– Cách 4: Dùng nước tỏi để rửa vùng kín: Đây là cách đơn giản nhất để chữa ngứa 2 mép vùng kín. Chị em chỉ cần bóc tỏi và đem rửa sạch. Sau đó giã nát tỏi và đun sôi cùng nước sạch và 1 chút muối. Chờ nước tỏi nguội rồi dùng để rửa vùng kín.
3. Tác dụng chữa ngứa vùng kín bằng tỏi có hiệu quả thật không?
Theo Đông y, ngoài công dụng hỗ trợ tiêu hóa, hô hấp và lợi tiểu, tỏi còn được cho là có công dụng trị các bệnh phụ khoa. Theo cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi, tỏi có chứa allicin và sunfua nên có tính diệt khuẩn mạnh. Vì vậy, có nhiều chị em truyền tai nhau công dụng tỏi có khả năng chữa ngứa vùng kín.
Xét trên khía cạnh khoa học, chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào công nhận tỏi có công dụng chữa ngứa vùng kín. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín thường xuất phát từ nấm, vi khuẩn và tạp khuẩn… Người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh mới có thể điều trị triệt để ngứa ngáy. Tỏi không thể chữa khỏi dứt điểm triệu chứng cũng như căn nguyên gây bệnh.
4. Nên hay không nên dùng tỏi chữa viêm âm đạo?
Các bác sĩ sản phụ khoa nhận định, không nên dùng tỏi để chữa viêm âm đạo, ngứa ngáy. Bởi tỏi có tính sát khuẩn cao. Đặc tính này rất dễ gây bỏng rát, khó chịu cho vùng kín. Sử dụng tỏi không đem lại hiệu quả điều trị như lời đồn.
Người bệnh đặt tỏi vào trong âm đạo có nguy cơ cao bị bỏng niêm mạc. Đây là một bộ phận rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị tổn thương. Đặc biệt, việc để tỏi trong vùng kín qua đêm chắc chắn sẽ khiến niêm mạc bị bỏng rát, phồng rộp thậm chí lở loét nghiêm trọng. Lớp niêm mạc vùng kín bị tổn thương chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm ngứa sinh sôi và phát triển – Nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý phụ khoa ở nữ giới.
5. Những biến chứng khi chữa ngứa vùng kín bằng tỏi
5.1. Chữa ngứa vùng kín bằng tỏi ảnh hưởng đến sức khỏe
Tỏi có công dụng làm tăng sức đề kháng, phòng ngừa ung thư và kháng viêm hiệu quả. Vì vậy, nhiều người sử dụng tỏi để ăn sống trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều tỏi sống ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người sử dụng.
– Khiến gan tổn thương: Ăn quá nhiều tỏi có nguy cơ cao gây độc cho an. Chất allicin trong tỏi nếu tồn tại lượng lớn trong cơ thể sẽ gây nên tình trạng thiếu máu. Những người bị bệnh gan được khuyến khích không nên ăn tỏi.
– Kích ứng da: Việc lạm dụng tỏi dễ khiến da bị kích ứng với triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.
– Không tốt cho hệ tiêu hóa: Ăn tỏi sống vào lúc đói dễ gây ợ nóng, trào ngược, buồn nôn. Chất fructans trong tỏi làm sinh khí trong dạ dày và gây tiêu chảy.
– Tăng nguy cơ chảy máu: Tỏi có thể làm loãng máu nên tăng nguy cơ bị chảy máu. Những người bị loãng máu hoặc phụ nữ mang bầu tuyệt đối không nên ăn tỏi để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
– Phù nề chảy máu trong mắt
5.2. Chữa ngứa vùng kín bằng tỏi – Dẫn chứng thực tế
Trong thời gian gần đây, nhiều bệnh viện lớn trên cả nước đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân tự chữa trị viêm nhiễm phụ khoa tại nhà bằng cách ngâm vùng kín với nước tỏi, đặt tỏi vào vùng kín… Việc làm này đã khiến vùng kín bị phồng rộp, lở loét và đau rát.
Đơn cử như trường hợp chị N. T. K (22 tuổi, Uống Bí, Hải Phòng) được cấp cứu trong tình trạng âm hộ sưng đỏ, phồng rộp, trợt loét và xuất hiện dịch vàng. Quan thăm khám ban đầu, người bệnh được chẩn đoán bị viêm loét âm hộ. Trao đổi với bác sĩ, bệnh nhân kể lại quá trình chữa ngứa vùng kín bằng tỏi.
Chị đi khám ở phòng khám tư và được hướng dẫn giã 1 củ tỏi pha với nước ngâm trong 15 phút. Ngày đầu tiên thực hiện thì chị thấy xót và nghĩa đây là biểu hiện cho thấy tác dụng của tỏi. Ngày thứ 2 thấy vùng kín sưng, rát, đi tiểu đấy đau buốt, xuất hiện loét da.
Các bác sĩ ở bệnh viện đã kê đơn điều trị bao gồm thuốc bôi, đặt thuốc điều trị âm dạo. Sau hơn 1 ngày thì tình trạng được cải thiện. Chị đi vệ sinh dễ dàng hơn và có thể đi lại được bình thường.
Trên thực tế, có không ít trường hợp cũng áp dụng mẹo trị ngứa vùng kín bằng tỏi. Hậu quả dẫn đến viêm phụ khoa nghiêm trọng và phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, các chị em đang có ý định áp dụng mẹo trị ngứa bằng tỏi thì nên cân nhắc về tính hiệu quả và an toàn của phương pháp này.
6. Bị viêm âm đạo phải làm sao?
Khi nhận thấy “cô bé” xuất hiện những triệu chứng bất thường như ngứa ngáy, khó chịu, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Qua kiểm tra, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để có phương án điều trị phù hợp.
Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân đóng vai trọng, giúp bác sĩ định hướng điều trị, phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn. Mỗi một tác nhân gây viêm âm đạo, ngứa ngáy vùng kín đều có phương pháp điều trị cụ thể:
– Trường hợp bị viêm âm đạo do nhiễm nấm men buộc phải dùng thuốc đặt âm đạo hoặc uống thuốc toàn thân.
– Trường hợp bị viêm âm đạo cho vi khuẩn thường được kê dùng kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh có thể dùng đường uống, đặt âm đạo hoặc kem, gel.
– Trường hợp viêm âm đạo do Trichomonas, người bệnh buộc phải dùng kháng sinh đường uống. Người bạn tình cũng cần được kết hợp điều trị để tránh nhiễm trùng tái phát.
Chị em tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc áp dụng các mẹo chữa dân gian khi chưa có sự tư vấn từ người có chuyên môn.
7. Các biện pháp phòng ngứa ngáy âm đạo
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và luôn giữ cho “cô bé luôn khô thoáng”. Vùng kín nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ngứa ngáy vùng kín.
– Thay đồ lót hàng ngày. Chị em nên chọn đồ lót có chất liệu cotton dễ thấm hút. Không nên mặc quần lót quá chật dễ gây bí bách, ẩm ướt – môi trường cho nấm men, vi khuẩn gây viêm âm đạo phát triển.
– Không sử dụng hóa chất như xà bông có tính sát khuẩn cao để làm sạch vùng kín. Tốt nhất nên dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, có nguồn gốc từ thiên nhiên, phù hợp với cơ địa của bản thân.
– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều nước trong ngày.
– Mỗi lần đi vệ sinh xong cần sử dụng khăn giấy sạch lau từ trước ra sau.
– Thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện các bệnh lý lây truyền qua đường tìm giục sớm.
– Kiểm soát tình trạng đường huyết trong máu. Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm âm đạo.
– Chỉ nên rửa vùng kín nhẹ nhàng, 1 – 2 lần mỗi ngày. Không thụt rửa sâu vào âm đạo vì hành động này dễ gây viêm nhiễm.
– Trong quá trình điều trị viêm phụ khoa, chị em nên kiêng quan hệ tình dục.
Tóm lại, chữa ngứa vùng kín bằng tỏi là phương pháp dân gian không được khuyến khích thực hiện. Bởi phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Người bệnh nên đến các trung tâm y tế uy tín thăm khám và điều trị phù hợp.