Ngứa vùng kín

Bị ngứa vùng kín sau sinh: nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc

8 Tháng Mười Hai, 2018
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Bị ngứa vùng kín sau sinh có nhiều nguyên nhân và cảnh báo một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa mà nhiều chị em chưa biết. Phần lớn sản phụ đều coi nhẹ triệu chứng này và tự chữa tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn hơn, các chị em cần tham khảo thông tin dưới đây.

bi-ngua-vung-kin-sau-sinh

Bị ngứa vùng kín sau sinh là do đâu?

Ngứa vùng kín sau sinh có thể do vệ sinh chưa đúng cách, dịch sản hậu tiết ra quá nhiều. Hoặc do mắc một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa tiềm ẩn, nồng độ hormone không ổn định.

Ngứa âm đạo sau sinh do mắc bệnh phụ khoa

Bệnh viêm âm đạo

Theo các chuyên gia y khoa, ngứa âm đạo sau sinh có thể khởi phát do viêm nấm âm đạo. Biểu hiện dễ thấy nhất là vùng kín ngứa rát, khô hạn, khí hư tiết nhiều và có màu trắng đục, có mùi hôi tanh, thậm chí là mùi khắm rất khó chịu. Do đó, sau sinh nếu bạn có cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín thì cần thăm khám sớm để chẩn đoán bệnh. Không nên bỏ qua những dấu hiệu dù nhỏ xảy ra trong giai đoạn sau sinh.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh phụ khoa cho triệu chứng ngứa ngáy vùng phụ khoa. Về cơ bản, viêm lộ tuyến cổ tử cung không phải một bệnh lý nguy hiểm. Nhưng nếu không quan tâm, theo dõi và xử lý kịp thời có thể gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn. 

Nếu sau sinh, các sản phụ thấy “cô bé” bị ngứa kéo dài, cần vệ sinh nhẹ nhàng với dung dịch vệ sinh có pH từ 3.8-4.5. Nếu tình trạng ngứa không giảm thì cần gặp bác sĩ khoa sản ngay.

Viêm tử cung

Đây là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh. Dấu hiệu nhận biết đầu tiên cũng là ngứa rát vùng âm đạo, dịch tiết có màu lạ và có mùi hôi. Có thể lẫn một chút máu loang như màu máu cá, bị đau hoặc sưng tấy. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tử cung có thể lây lan và gây bệnh cho buồng trứng lẫn ống dẫn trứng,…

Quan hệ tình dục quá sớm

Nhiều cặp vợ chồng quyết định quan hệ tình dục ngay sau sinh em bé. Điều này có thể là nguyên nhân gây tổn thương “cô bé” và dẫn đến những căn bệnh truyền nhiễm như herpes âm đạo, nhiễm nấm chlamydia… Chính vì thế, việc quan hệ tình dục sau sinh cần được xem xét thận trọng và kĩ lưỡng. Tốt nhất nên để thời gian cho “cô bé” nghỉ ngơi và hồi phục sau sinh ít nhất 2-3 tháng. 

Vệ sinh vùng kín sau sinh chưa đúng cách

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngứa âm hộ sau sinh. Qua quá trình sinh nở, dịch sản hậu tiết ra nhiều khiến vùng kín luôn ẩm ướt. Môi trường ấm và ẩm ướt là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nếu không được vệ sinh đúng và thường xuyên sẽ khiến “cô bé” mắc bệnh.

 

Bị ngứa vùng kín sau sinh có thể do vệ sinh chưa đúng cách khiến khí hư tiết nhiều và "cô bé" luôn ẩm ướt
Bị ngứa vùng kín sau sinh có thể do vệ sinh chưa đúng cách khiến khí hư tiết nhiều và “cô bé” luôn ẩm ướt

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Một chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, không khoa học cũng có thể gây ngứa âm đạo. Những thực phẩm chứa dầu mỡ, đồ ăn cay nóng là nguyên nhân chính. Ngoài ra, các chất kích thích như thuốc lá, cafe, rượu bia,… cũng gây kích ứng vùng da âm đạo.

Điều này chính xác là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngứa âm đạo sau sinh mà bạn đang gặp phải. Do đó, hãy bổ sung những thực phẩm kháng khuẩn tự nhiên và chế độ ăn lành mạnh. Một số gợi ý cho bạn đó là sữa chua, tỏi, gừng,… có hiệu quả cao trong việc giảm vi khuẩn gây viêm nhiễm, nấm ngứa.

Do sự thay đổi nội tiết tố

Ngứa âm đạo sau sinh là một trong những triệu chứng hàng đầu của việc thay đổi nội tiết tố. Sự suy giảm đột ngột của estrogen khiến pH âm đạo thay đổi. Từ đó gây mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Và hiện tượng ngứa ngáy ở vùng kín xuất hiện.

Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ cho việc cân bằng nội tiết tố sau sinh. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc này luôn là:

  • Sinh hoạt vợ chồng.
  • Tâm lý bất ổn có thể do việc nuôi con (thiếu sữa, con biếng ăn…)
  • Lười vận động thể dục thể thao
  • Các chất có trong sản phẩm làm đẹp như paraben, benzophenones,… gây ra rối loạn nội tiết nữ.
  • Độc tố từ thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh
  • Sự ăn kiêng để giảm cân của chị em sau sinh.

4 cách điều trị ngứa vùng kín sau sinh đơn giản

Ngứa âm hộ sau sinh khi tìm hiểu các nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị đúng mang lại hiệu quả cao. Các chuyên gia sản khoa hướng dẫn cách điều trị đơn giản với các trường hợp nặng và nhẹ như sau:

Trường hợp ngứa phụ khoa mức độ nhẹ

1. Vệ sinh thường xuyên và đúng cách

Trước tiên và quan trọng hơn hết, các sản phụ cần xem việc vệ sinh vùng kín là thói quen. Đây là cửa ngõ dẫn các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào âm đạo. Chỉ nên sử dụng nước sạch vệ sinh nhẹ nhàng vùng kín từ trước ra sau. Ngoài ra có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ để cân bằng pH và giữ ẩm cho “cô bé”. Thực hiện 2 lần/ngày để vùng kín luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Lựa chọn quần lót có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, co giãn để không khiến “cô bé” bị bí bách. Nhiều chị em cho rằng việc này không quan trọng. Nhưng trên thực tế thì việc này có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe vùng kín.

2. Kiêng cữ một cách khoa học

  • Hạn chế vận động mạnh trong những ngày đầu sau khi sinh.
  • Kiêng quan hệ tình dục từ 2-4 tháng. Tùy thuộc vào trường hợp đẻ mổ hay đẻ thường, vết thương lâu hay nhanh lành để kéo dài hoặc rút ngắn thời gian kiêng.
  • Kiêng rượu bia và các chất kích thích, đồ ăn tanh, đồ nếp để tránh hình thành vết sẹo lồi.
  • Hạn chế cảm xúc bực bội, căng thẳng, không làm việc quá sức, nên nghỉ ngơi nhiều.
  • Có thể tắm rửa ngay sau khi ra viện, lưu ý cần thấm khô vết khâu tầng sinh môn trước khi mặc quần áo.
  • Thay băng vệ sinh liên tục 4-6 tiếng một lần.

3. Giảm ngứa âm hộ sau sinh bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian là một trong những cách được sản phụ áp dùng bởi tính tiện lợi, đơn giản và dễ thực hiện. Ngoài ra, các nguyên liệu từ dân gian còn rất lành tính và cho hiệu quả cao.

Dùng lá chè xanh để giảm ngứa âm hộ sau sinh

Chọn những lá chè xanh tươi, không sâu bệnh, nếu là búp chè thì càng tốt. Rửa sạch và đun lấy nước để nguội rồi rửa vùng kín thường xuyên không quá một tuần (rửa cách ngày). Các thành phần EGCG, vitamin trong lá chè xanh giúp kháng khuẩn, chống viêm rất tốt và giảm ngứa hiệu quả.

Xử lý bị ngứa vùng kín sau sinh bằng lá chè xanh
Xử lý bị ngứa vùng kín sau sinh bằng lá chè xanh
Xông hơi cho vùng kín bằng thảo mộc

Nhiều chị em vẫn tin chọn phương pháp xông hơi nhẹ nhàng cho “cô bé” để mang lại cảm giác thông thoáng, dễ chịu cũng như trị ngứa ngáy một cách hiệu quả. Có thể sử dụng nguyên liệu từ ngải cứu, hoa cúc, húng quế, kinh giới, lá trầu không, nước muối.

Tuy nhiên, việc xông hơi cần lưu ý quan trọng về khoảng cách từ âm đạo đến nồi hơi. Nếu không hơi nóng sẽ dễ làm bỏng âm đạo. Điều này không được nhiều chuyên gia khuyến khích. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy cách này phù hợp với bản thân thì nên thực hiện cẩn trọng.

4. Sử dụng thuốc xịt vùng kín

Thuốc xịt vùng kín có tác động trực tiếp tới vùng âm đạo, âm hộ giúp se khít và làm hồng. Đồng thời giảm ngứa ngáy và viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả. Chị em nên chọn những dạng xịt có thành phần lành tính hoặc chứa lợi khuẩn sẽ tốt cho quá trình cân bằng pH cũng như hệ vi sinh vùng âm đạo.

Ngoài 4 cách trên, các chị em cũng nên khám phụ khoa định kỳ sau sinh để sớm phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh liên quan. Không tự ý điều trị, bôi thuốc khi chưa thăm khám hoặc có sự chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên môn.

Trường hợp ngứa phụ khoa mức độ nặng

Khi bị ngứa vùng kín ở mức độ nặng, các mẹo dân gian rất khó mang lại kết quả tốt. Thường phải sử dụng đến thuốc đặt âm đạo hoặc thuốc uống đặc trị. Trước tiên, các bạn cần biết nguyên nhân chính xác gây ra những đợt ngứa dai dẳng.

  • Nếu nguyên nhân ngứa ở vùng kín sau sinh do vi khuẩn hoặc nấm men. Các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc phù hợp. Thông thường các thuốc đặt phụ khoa có công dụng điều trị tại chỗ nên không ảnh hưởng tới sữa mẹ hay các bộ phận khác. 
  • Nếu bệnh đã lây lan sang các cơ quan lân cận. Phương pháp điều trị được áp dụng sẽ là sử dụng các biện pháp ngoại khoa. Ví dụ như dùng dao Leep để loại bỏ các tế bào tổn thương.

Tuy nhiên, không phải chị em nào áp dụng những cách trên cũng cho hiệu quả tốt. Do đó, những thông tin trên này chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ có những phương pháp xử lý khác nhau. Nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng bất kì phương pháp điều trị ngứa vùng kín sau sinh nào. 

Có thể mẹ quan tâm: Mẹ bầu có thể bị ngứa vùng kín trong thời gian mang thai bởi những lý do sau đây

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận