Ngứa vùng kín

Bị đau mép vùng kín- Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

28 Tháng Sáu, 2023
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Bị đau mép vùng kín cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ. Điều này gây ra không ít phiền toái cho công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Nguy hiểm hơn, nó còn dễ lây lan và ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Nếu đang băn khoăn đâu là dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị bị đau mép vùng kín tốt nhất thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé. 

Những triệu chứng điển hình bị đau mép vùng kín

Vùng kín bao gồm âm hộ, âm đạo,… đều là những bộ phận nhạy cảm và dễ bị tổn thương của nữ giới. Các tác động dù bên trong hay bên ngoài có thể dẫn tới tình trạng sưng viêm, nóng rát, đặc biệt đau mép vùng kín.

Nếu chỉ là tác động nhất thời thì nhanh chóng qua đi. Nhưng nếu thấy các triệu chứng sau kéo dài, bạn không nên chủ quan bởi điều đó báo hiệu một số bệnh lý ở nữ giới.

  • Vùng kín, phần mép vùng kín xuất hiện những nốt mẩn đỏ. Đi kèm với đó là cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khó chịu.
  • Phần môi lớn và môi bé của âm đạo sưng to, kích thước lớn hơn so với bình thường. Khi chạm vào sẽ có cảm giác hơi xót.
  • Khi đi vệ sinh hoặc di chuyển thấy hơi đau buốt.
  • Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ nhiều giờ hoặc cả ngày.

Ảnh hưởng của đau mép vùng kín đến sức khỏe

Đau mép vùng kín không chỉ làm cho bạn cảm thấy khó chịu mà có thể nó còn gây ra nhiều biến chứng nặng nề hơn. Cụ thể là:

– Ảnh hưởng đến sinh hoạt

  • Khi bị đau mép vùng kín, chị em sẽ khó di chuyển hơn, đi lại cũng không tự nhiên, thoải mái, dễ mất tập trung
  • Cảm thấy kém tự tin trong giao tiếp hằng ngày với người khác bởi các triệu chứng đi kèm như ngứa ngáy, vùng kín có mùi, dịch âm đạo chảy bất thường,…
  • Giảm ham muốn cũng như sinh hoạt vợ chồng. Nếu quan hệ, chị em cảm thấy đau nhiều hơn là khoái cảm. Lâu dần sẽ sợ hãi “chuyện chăn gối”, ảnh hưởng đến đời sống tình cảm cũng như hạnh phúc gia đình.
  • Những cơn đau âm ỉ còn làm cho người bệnh không thoải mái, dễ xung đột, cáu gắt, khó chịu với người xung quanh.

– Dễ lây bệnh cho bộ phận khác

Bị đau mép vùng kín nếu không chữa dứt điểm càng sớm càng tốt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển. Từ đó lây lan sang các bộ phận lân cận dễ dẫn tới các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm đường tiết niệu,… Thậm chí còn tăng nguy cơ lây lan các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà,…

– Có thể gây vô sinh, hiếm muộn

Với chị em đang trong độ tuổi sinh nở, đau mép vùng kín cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Nếu không chữa trị đúng cách, kịp thời có thể làm giảm ham muốn, khó đậu thai. Nguyên nhân là do vi khuẩn lúc này đang phát triển mạnh gây mất cân bằng pH vùng kín. Các bộ phận khác trong hệ thống sinh dục dễ bị tổn thương. Một khi môi trường pH vùng kín tự nhiên bị phá vỡ sẽ rất bất lợi cho tinh trùng hoạt động. Khả năng có con càng khó hơn.

– Ảnh hưởng tới thai kỳ

Trong thời điểm mang thai, bất kỳ ảnh hưởng nào của cơ thể người mẹ cũng dễ ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy nên bạn cần hết sức cẩn trọng với tình trạng bị đau mép vùng kín.

Những nguyên nhân chính gây đau mép vùng kín

Theo chia sẻ của bác sĩ, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau mép vùng kín. Trong đó chia thành 2 nhóm chính là: do bệnh lý và do sinh lý.

Các nguyên nhân do bệnh lý

– Mắc các bệnh ngoài da như vảy nến, chàm eczema khiến cho vùng kín ngứa rát, nổi mẩn đỏ.

– Bị rận lông mu: Đây là loại ký sinh trùng sống tập trung ở vùng lông mu. Chúng tồn tại bằng cách hút máu trong cơ quan sinh sản của nữ giới.

– Bệnh mụn rộp sinh dục: Đau ngứa mép vùng kín cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của mụn rộp sinh dục. Nếu diễn biến nặng hơn, bạn sẽ thấy đau rát và lở loét.

– Bệnh sùi mào gà: Do virus HPV lây truyền qua đường quan hệ tình dục gây ra. Sau thời gian ủ bệnh, vùng kín xuất hiện những nốt sần sùi, mọc li ti. Đến khi bệnh phát triển hơn thì mọc thành từng đám như hình mào gà gây ngứa ở âm hộ hoặc ngứa ở 2 bên mép vùng kín.

– Bệnh lậu: Có nhiều biểu hiện đặc trưng như tiết dịch màu trắng hoặc vàng, gây ngứa 2 bên mép và đau rát khi quan hệ.

– Bị suy giảm estrogen ở giai đoạn mãn kinh: Vào thời điểm mãn kinh, lượng estrogen sẽ suy giảm khiến cho âm đạo bị khô và gây ra triệu chứng ngứa 2 bên mép vùng kín.

Các nguyên nhân do sinh lý

– Không vệ sinh sạch sẽ vùng kín

Vùng kín tương đối nhạy cảm nên vệ sinh không sạch sẽ, nhất là sau khi đi tiểu hoặc quan hệ rất dễ làm cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh viêm nhiễm khác. Ngoài ra, có thể chị em đang duy trì một số thói quen xấu dưới đây:

  • Chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ không phù hợp hoặc quá lạm dụng dẫn tới khô vùng kín, mất cân bằng pH, tiêu diệt nhầm lợi khuẩn.
  • Động tác vệ sinh vùng kín quá mạnh bạo, dùng vòi xịt xối mạnh vào âm đạo hoặc sử dụng dụng cụ vệ sinh không phù hợp gây tổn thương vùng kín và các bộ phận xung quanh.
  • Sử dụng băng vệ sinh nhiều giờ liền khiến vi khuẩn xâm nhập ngược lại trong những ngày hành kinh.
  • Lông vùng kín quá dày và rậm cũng tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn sinh sôi.

– Sử dụng quần lót không đúng cách

Quần lót chính là vật tiếp xúc hằng ngày với âm đạo. Nếu mặc sai hoặc không đúng cách, quần lót có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho vùng kín. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng quần lót gồm:

  • Chọn loại quần lót có chất liệu bằng vải cứng, thô ráp dễ gây tổn thương, trầy xước mép vùng kín khi di chuyển hoặc hoạt động.
  • Chọn quần lót làm bằng chất liệu kém thấm hút khiến vùng kín ẩm ướt và vi khuẩn sinh sôi.
  • Chọn loại quần lót không phù hợp với kích thước, mặc quá chật làm cho máu khó lưu thông, bị cọ sát vào vùng kín, gây ngứa, đau rát.
  • Sử dụng quần lót quá lâu mà không thay theo định kỳ cũng làm giảm khả năng bảo vệ vùng kín. Theo chuyên gia, bạn nên dùng quần lót trong 4 tháng, sau đó thì nên thay đồ mới.
  • Sử dụng quần lót chung với người khác, mặc quần lót ẩm hoặc còn lẫn hóa chất giặt.

– Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, bị đau mép vùng kín cũng có thể xuất phát do:

  • Bị dị ứng với một số loại thuốc đang sử dụng hay nước giặt quần áo, nước rửa vệ sinh khiến vùng mép bị đau ngứa.
  • Quan hệ tình dục không an toàn, động tác thô bạo hoặc tần suất hoạt động quá nhiều.
  • Bị nhiễm khuẩn do phá thai không đúng cách.
  • Do thủ dâm bằng dụng cụ không an toàn.

Hướng dẫn cách điều trị bị đau mép vùng kín

Để điều trị bị đau mép vùng kín còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Cụ thể:

– Bị đau mép vùng kín nhưng không kèm theo dấu hiệu bất thường về khí hư: Bạn có thể sử dụng một số cách dân gian rửa âm đạo như nước muối sinh lý, nước lá trầu không, lá chè xanh,… Thực hiện đều đặn 2- 3 lần/tuần đến khi cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, bạn mua thêm thuốc bôi ngoài theo chỉ định của bác sĩ để sớm khỏi bệnh.

– Bị đau mép vùng kín kéo dài, đi kèm với dấu hiệu bất thường về khí hư: Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám. Tùy từng tình trạng cụ thể cũng như nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất. Một trong những phương pháp điều trị ngứa vùng nhạy cảm phổ biến nhất đó là sử dụng thuốc đặc phụ khoa. Còn nếu bị đau ngứa do nhiễm trùng nấm âm đạo, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng bằng thuốc chống nấm hoặc điều trị bằng thuốc kháng sinh.

– Bị đau mép vùng kín do lây truyền qua đường tình dục thì ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân còn phải kiêng quan hệ cho tới khi tình trạng viêm nhiễm kết thúc.

– Bị đau mép vùng kín ở mức độ nghiêm trọng không thể điều trị bằng thuốc thì bắt buộc phải có sự can thiệp của các phương pháp ngoại khoa.

Cách phòng ngừa bị đau mép vùng kín hiệu quả nhất

Bị đau mép vùng kín làm cho bạn cảm thấy khó chịu, mất đi sự tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra tình trạng kéo dài còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Để phòng ngừa tình trạng này hiệu quả, chị em nên lưu ý một vài điều dưới đây:

– Chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, có thành phần làm từ nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính. Nổi bật trong đó là dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương trà xanh, Dạ Hương tím, Dạ Hương Pharma Total Care,… Các sản phẩm được chiết xuất từ nguyên liệu: Trà xanh, Dâu tằm, Trầu không, Lô hội, Bioecolia (Pháp) và Bisabolol (Đức),… với nhiều công dụng khác nhau:

  • Làm sạch vùng kín nhẹ nhàng, lấy đi các tế bào da chết trên da, duy trì sự mềm mại, độ ẩm tự nhiên, khử mùi hôi mang lại cảm giác tự tin, hương thơm quyến rũ.
  • Duy trì hệ vi sinh vật có lợi cho cơ chế bảo vệ tự nhiên vùng nhạy cảm, ngăn ngừa tình trạng ngứa, khô rát, vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, nấm ngứa.

– Bạn nên vệ sinh vùng kín từ 1- 2 lần trong ngày. Lưu ý là không được thụt rửa âm đạo quá sâu sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn.

– Thời điểm đang hành kinh, bạn càng nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ từ 3- 4 lần/ngày. Thay băng vệ sinh thường xuyên.  

– Đồ lót sử dụng hằng ngày nên chọn sản phẩm vừa vặn, không quá chật. Chất liệu đồ lót thoải mái, thấm hút mồ hôi. Trong khi dùng nên giặt riêng đồ lót, phơi nắng thường xuyên để diệt khuẩn. Dùng đồ lót 4 tháng thì thay mới 1 lần.

– Bạn nên cắt tỉa một chút lông vùng kín, hạn chế quá dày hoặc rậm rạp. Như vậy mới ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Ngoài ra còn giúp giảm ma sát cho “cô bé”.

– Bạn cần sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Có thể sử dụng thêm gel bôi trơn nhằm giảm tổn thương vùng kín.

– Tăng cường các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như sữa chua, rau củ quả tươi giúp hệ miễn dịch luôn đảm bảo. 

– Chị em nên có kế hoạch thăm khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa thường xuyên để chủ động kiểm soát tình hình.

Bị đau mép vùng kín là trường hợp không hiếm gặp với chị em phụ nữ. Nó gây ra rất nhiều phiền toái cho sức khỏe, đời sống tình dục cũng như tâm sinh lý của phái đẹp. Để phòng ngừa một cách tốt nhất, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín theo chỉ dẫn ở trên. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì nên đến cơ sở y tế để thăm khám ngay nhé.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận