Nấm phụ khoa khiến vùng kín sưng đỏ, ngứa ngáy, khí hư trắng vón cục và có mùi hôi khó chịu. Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nhiễm nấm candida vùng kín là một trong những tác nhân phổ biến nhất. Vậy cụ thể, nấm phụ khoa là gì? Dấu hiệu nhận biết thế nào và cách điều trị ra sao?
Tìm hiểu nấm phụ khoa là gì?
Nấm phụ khoa còn được gọi với nhiều tên khác nhau như nấm âm đạo, nấm vùng kín, viêm nấm phụ khoa… Đây là tình trạng các loại vi nấm phát triển quá mức, đặc biệt là nấm men trong môi trường vùng kín. Nấm khiến niêm mạc âm đạo bị kích ứng, sưng đỏ và gây nên nhiều triệu chứng khó chịu khác. Nấm vùng kín có tỷ lệ người mắc cao nhất trong nhóm các bệnh lý phụ khoa.
Nấm vùng kín có đặc trưng là tăng dịch tiết, dịch tiết có mùi hôi, ngứa rát âm đạo. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị viêm nấm phụ khoa. Nhưng không phải ai cũng biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
10 Nguyên nhân gây viêm nấm phụ khoa phổ biến ở nữ giới
Vậy nguyên nhân gây nấm phụ khoa là gì? Các bác sĩ sản khoa đã chỉ ra 10 nguyên nhân phổ biến gây bệnh nấm vùng kín dưới đây:
Không vệ sinh sạch sẽ vùng kín
Vệ sinh vùng kín không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nấm âm đạo. Các thói quen chăm sóc vùng kín hàng ngày không đúng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các vi nấm phát triển và tấn công vào âm đạo, cụ thể:
– Không rửa vùng kín hàng ngày
– Mặc quần lót ẩm
– Sau khi tắm không thấm sạch “cô bé”
– Lạm dụng nước rửa phụ khoa
– Sử dụng xà phòng tắm hoặc các dung dịch, hóa chất khiến vùng kín bị kích ứng, nhiễm nấm.
Rối loạn nội tiết tố nữ gây viêm nấm phụ khoa
Hoạt động tiết dịch và sự phát triển cấu trúc trong âm đạo bị chi phối bởi hoocmon nữ estrogen. Khi nội tiết tố này suy giảm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chất nhầy. Môi trường âm đạo bị thay đổi. Niêm mạc âm đạo suy yếu và không thể bảo vệ vùng kín trước sự tấn công của vi nấm. Theo đó, nấm vùng kín bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
Lạm dụng thuốc kháng sinh dễ bị bệnh nấm vùng kín
Thuốc kháng sinh vốn được xem như “con dao 2 lưỡi” vừa có tác dụng tiêu diệt hại khuẩn. Nhưng đồng thời thuốc cũng diệt luôn cả các vi khuẩn có ích. Việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài dễ làm mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo. Đây là điều kiện thuận lợi để các vi nấm sinh sôi và phát triển mạnh gây viêm nấm phụ khoa.
Mặc quần bó sát
Mặc quần bó sát không đúng size, đặc biệt là quần lót khiến vùng kín bị cọ sát, bí bách và ra nhiều mồ hôi. Môi trường ẩm ướt này chính là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển, đặc biệt là nấm candida vùng kín. Chúng tăng nhanh về số lượng và tấn công vào niêm mạc âm đạo làm vùng kín sưng viêm.
Dùng bao cao su không đảm bảo gây bệnh nấm vùng kín
Có không ít trường hợp nữ giới bị nấm phụ khoa do bạn tình dùng bao cao su không đảm bảo. Các hóa chất, chất tạo mùi, tạo màu trong bao cao su là nguyên nhân chính gây kích ứng niêm mạc âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Bao cao su tiệt trùng chứa hoạt chất nonoxynol-9 có công dụng chính là tiêu diệt tinh trùng và phòng ngừa thụ thai. Tuy nhiên, hoạt chất này lại gây hại cho âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.
Thức khuya
Thức khuyên không chỉ làm suy giảm sức đề kháng mà còn gây rối loạn nội tiết tố nữ. Cả 2 yếu tố này kết hợp là tiền đề để nấm và hại khuẩn phát triển gây bệnh cho âm đạo.
Giấy vệ sinh kém chất lượng
Hầu hết chị em đều có thói quen đi dùng giấy lau vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh. Nếu giấy sử dụng kém chất lượng hoặc không đảm bảo an toàn thì khả năng cao sẽ “tiếp tay” cho vi khuẩn và nấm gây bệnh cho âm đạo.
Nhịn tiểu tiện
Theo phân tích, trong nước tiểu hàm chứa cả vi khuẩn và nấm. Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến chúng tích tụ lâu trong bàng quang. Về lâu dài, vi khuẩn và nấm sẽ phát triển mạnh gây nhiễm trùng tiết niệu. Đồng thời còn ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận khác như vùng chậu, âm đạo.
Cạo lông mu
Lông mu làm nhiệm vụ bảo vệ vùng kín khỏi sự tổn thương khi ma sát với quần. Đồng thời chúng còn ngăn không cho vi khuẩn và nấm gây hại xâm nhập sâu vào âm đạo. Việc cạo lông mu có thể gây nên nhiều tác hại mà bạn không hề biết:
- Làm tổn thương da vùng kín
- Phá hủy lớp rào chắn bảo vệ vùng kín, khiến vi khuẩn và nấm gây hại dễ dàng tấn công “cô bé”.
Ngâm mình quá lâu trong bồn tắm
Đây là thói quen không tốt đối với sức khỏe vùng kín. Khi tắm bồn, nước bị pha xà phòng có tính kiềm rất cao. Ngâm mình quá lâu trong bồn tắm sẽ làm thay đổi độ pH âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Bồn tắm không được vệ sinh thường xuyên tích tụ rất nhiều bụi bẩn, nấm và vi khuẩn. Ngâm mình trong bồn dễ đưa tác nhân gây hại vào sâu âm đạo gây nhiễm trùng.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm phụ khoa là gì?
Nữ giới nhiễm nấm phụ khoa, đặc biệt là nấm candida vùng kín sẽ có các dấu hiệu nhận biết đặc trưng sau:
- Ngứa rát âm đạo: Nấm tiết ra chất độc làm niêm mạc âm đạo bị kích ứng, sưng viêm. Từ đó gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu. Càng nhiễm nấm rặng, âm đạo càng ngứa rát dữ dội.
- Tiết nhiều khí hư màu trắng: Khí hư bình thường trong, dai như lòng trắng trứng. Nhưng khi nhiễm nấm candida vùng kín, khí hư tăng tiết, có màu trắng đục như váng sữa. Một số loại nấm còn khiến khí hư vón cục, hôi tanh.
- Khó chịu khi đi tiểu: Khi vùng kín bị viêm, nước tiểu dễ khiến chị em cảm thấy đau, xót và rát. Nhận thấy triệu chứng bất thường này, chị em cần nhanh chóng đi thăm khám sớm.
- Đau khi giao hợp: Chị em có thể bị đau khi quan hệ tình dục trong thời gian bị nấm âm đạo. Dương vật cọ sát vào thành âm đạo làm tăng cảm giác đau đớn.
- Sưng đỏ vùng kín: Nấm khiến các bộ phận bên ngoài vùng kín bị sưng đỏ, bao gồm môi lớn, môi bé. Chị em có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường khi bộ phận này bị nhiễm nấm.
Bệnh nấm vùng kín có nguy hiểm không? – Chuyên gia giải đáp
Nấm vùng kín rất nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời. Bệnh gây tổn thương nghiêm trọng cho âm đạo. Đồng thời còn tấn công vào các bộ phận lân cận gây nên các bệnh phụ khoa khác như:
- Viêm cổ tử cung, viêm tử cung
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Viêm vùng chậu
- Ảnh hưởng tiêu cực đến buồng trứng, ống dẫn trứng gây vô sinh – hiếm muộn.
Vì vậy, việc hiểu rõ nấm phụ khoa là gì cùng những dấu hiệu nhận biết sẽ giúp chị em có hướng xử lý đúng cách. Hoặc khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín, chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách điều trị nấm vùng kín hiệu quả cao
Nấm âm đạo được chẩn đoán thông qua: khám lâm sàng, kháng vùng chậu, xét nghiệm khí hư và test amin. Dựa trên kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nấm vùng kín phù hợp cho hiệu quả cao. Đa phần các trường hợp nhiễm nấm đều được kê đơn thuốc kháng nấm.
Các loại thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau:
- Thuốc kháng nấm dạng bôi
- Thuốc kháng nấm dạng uống
- Thuốc kháng nấm dạng đặt.
Trong đó, các dạng thuốc đặt, bôi có tác dụng tại chỗ. Còn thuốc đường uống có tác dụng kháng nấm toàn thân.
Thuốc điều trị nấm vùng kín qua đường uống
Dạng thuốc này chỉ định cho những người nhiễm nấm nặng hoặc bị tái phát nhiều lần. Một số loại thuốc kháng nấm đường uống phổ biến là:
- Nhóm thuốc kháng nấm chứa Fenticonazol 150mg: Ví dụ như Diflazon hay Flucomedil. Những người bị nấm tái lại nhiều lần được chỉ định uống mỗi tuần 1 lần. Uống liên tục trong 6 tháng để điều trị triệt để. Người bệnh nặng có thể uống 2 lần/tuần. Mỗi lần uống cách nhau 72 tiếng. Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ đang mang bầu.
- Nhóm thuốc trị nấm có thành phần Itraconazol 100mg: Ví dụ: Canditral, Sporal hay Itraxcop. Thuốc chống chỉ định cho những người có vấn đề về gan và phụ nữ đang mang thai.
Thuốc trị nấm dạng bôi
Thành phần chính của dạng thuốc này chủ yếu là kháng sinh hoặc chống nấm. Thuốc có tác dụng tại chỗ, ít tác dụng phụ hơn thuốc trị nấm đường uống toàn thân. Chị em có thể lựa chọn nhiều dạng như thuốc bôi dạng gel, kem hay thuốc mỡ. Mục đích chính của loại thuốc này là làm dịu cơn ngứa, rát tức thì bên ngoài vùng kín.
Một số loại thuốc trị nấm dạng bôi phổ biến như:
- Nizoral
- Ketoconazole
- Clotrimazole
- Butoconazole
Thuốc dạng đặt chữa nấm âm đạo
Thuốc dạng đặt thường được dùng kết hợp với thuốc trị nấm dạng bôi để đạt kết quả điều trị tốt nhất. Thuốc hoạt động trên cơ chế: Ức chế sự phân chia tế bào nấm và tiêu diệt chúng. Theo đó, các dấu hiệu bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Một số loại thuốc trị nấm dạng đặt phổ biến như:
- Clotrimazol
- Mikopenotran
- Fenticonazol
- Ecozole
- Gyno-pevaryl
- Depot
Sau khi hiểu rõ nấm phụ khoa là gì và cảm thấy nghi ngờ bản thân bị nhiễm ấm âm đạo hoặc một số bệnh lý phụ khoa khác, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa nấm về tự điều trị. Các loại thuốc này cần được kê đơn và có chỉ định từ bác sĩ.