Viêm phần phụ (adnexitis) là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục trên của phụ nữ, những cấu trúc có liên quan chặt chẽ với tử cung, bao gồm viêm nhiễm tại ống dẫn trứng (salpingitis), buồng trứng (oophoritis) và dây chằng nâng đỡ (parametritis). Tình trạng viêm có thể xảy ra ở một hoặc hai bên buồng trứng.
Bệnh viêm phần phụ là gì
Thông thường, tình trạng viêm tại ống dẫn trứng, buồng trứng và dây chằng ít khi xảy ra riêng biệt, chúng thường có liên quan đến nhau. Ban đầu nhiễm trùng khu trú trong khoang của ống dẫn trứng, sau đó tăng lên tương đối nhanh chóng và lan đến buồng trứng, dây chằng. Một cơ quan bị viêm nhiễm kéo theo những cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng, vì vậy người ta gọi chung là viêm phần phụ. Với bệnh viêm phần phụ,
Khi bệnh xảy ra, biểu mô của những cơ quan này bị phá hủy, kết quả là chúng bị thấm các sản phẩm trao đổi chất của vi sinh vật lây nhiễm, từ đó dẫn đến viêm nhiễm. Viêm nhiễm không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người mỗi chị em mà còn làm gián đoạn các chức năng sinh sản của họ Theo thống kê, cứ 5 phụ nữ bị viêm phần phụ thì có 1 người bị vô sinh. Độ tuổi phổ biến nhất bị viêm nhiễm phần phụ là từ 20 – 30 tuổi.
Dấu hiệu chung của bệnh viêm phần phụ
Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào mức độ lan rộng của vùng viêm nhiễm cũng như tác nhân gây hại hoặc tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh, nhất là khả năng miễn dịch. Viêm phần phụ thường không gây ra triệu chứng rõ ràng. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể gặp phải một vài hoặc tất cả các triệu chứng sau đây:
- Đau vùng chậu, vùng bụng dưới
- Cảm giác đau sâu bên trong khung chậu hay khó chịu khi giao hợp, đôi khi có chảy máu sau quan hệ tình dục
- Đau khi đi tiểu
- Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường (rong kinh, cường kinh)
- Đau bụng kinh dữ dội hơn trong thời gian “đèn đỏ”
- Dịch âm đạo tiết nhiều hơn, có mùi hôi khó chịu, thay đổi về màu sắc (chuyển màu vàng hoặc xanh lá) và tính nhất quán (có thể thấy sủi bọt hoặc khí hư đặc như mủ)
Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ thấy có những biểu hiện như sau:
- Đau bụng rất dữ dội
- Sốt cao
- Buồn nôn
- Rất mệt mỏi
Viêm phần phụ có thể phát triển khi không có triệu chứng hoặc với các triệu chứng rất tinh vi. Chính vì thế, không ít phụ nữ thấy bất ngờ vì được chẩn đoán bị viêm phần phụ khi tình cờ đi siêu âm phụ khoa hoặc khám sức khỏe tổng quát.
Phân loại viêm phần phụ
Tùy vào tính chất, vị trí viêm nhiễm, viêm phần phụ được phân loại thành các dạng sau:
Viêm phần phụ cấp tính
bùng phát theo đợt, triệu chứng đến rầm rộ. Viêm phần phụ cấp tính có thể làm cho dịch viêm tích tụ trong vòi trứng dẫn tới hình thành các ổ mủ áp xe vòi trứng. Nhiễm trùng có thể xâm nhập sâu vào khoang bụng, gây viêm phúc mạc – biến chứng rất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng. Bệnh viêm phần phụ cấp có thể khỏi hoàn toàn, nhưng nếu điều trị không triệt để thì bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Viêm phần phụ mãn tính
Tồn tại ở mức độ nặng hơn, tiềm ẩn nhiều biến chứng và khó chữa khỏi hoàn toàn. Triệu chứng điển hình của viêm phần phụ mãn là những cơn đau âm ỉ ở bụng dưới. Viêm phần phụ mãn tính thường xuất hiện sau thời gian người bệnh trải qua những đợt viêm cấp tính, nhưng không điều trị triệt để. Ngoài ra, những yếu tố sau cũng có thể là nguyên nhân khởi phát tình trạng viêm phần phụ mãn tính:
Sau khi phụ nữ sinh em bé hoặc nạo phá thai, mổ lấy thai, lúc này, tính toàn vẹn của cơ quan sinh sản và khả năng bảo vệ tự nhiên của chúng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng tổn thương, gây ra viêm nhiễm và phát bệnh.
Viêm phần phụ bên trái
Bệnh viêm phần phụ trái là tình trạng viêm nhiễm phần phụ phía bên trái bao gồm các bộ phận như vòi trứng bên trái, buồng trứng bên trái và các dây chằng rộng phía bên trái. Căn bệnh này chủ yếu là do sự tấn công của các loại vi khuẩn viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục hoặc từ một số bộ phận khác.
Viêm phần phụ bên phải
Viêm phần phụ một bên & viêm phần phụ hai bên
Nguyên nhân dẫn tới viêm phần phụ
Viêm phần phụ xảy ra khi các mầm bệnh sẵn có từ bên trong đường sinh dục bùng phát hoặc mầm bệnh từ môi trường bên ngoài tấn công vào hệ thống sinh sản, bắt đầu là ống dẫn trứng, sau đó nhiễm trùng sẽ lây lan lên buồng trứng và hệ thống dây chằng.
Các vi khuẩn gây bệnh viêm phần phụ có thể là gonococci, staphylococci, streptococci, v.v., nhưng phổ biến nhất phải kể đến là trùng roi, vi khuẩn lậu và chlamydia. Theo các chuyên gia sản khoa, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường là:
- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, không sử dụng biện pháp bảo vệ (đây là lí do chính khiến cho viêm phần phụ bùng phát), quan hệ tình dục trong thời gian có kinh nguyệt.
- Có tiền sử viêm nhiễm phụ khoa trước đây.
- Viêm nhiễm từ đường ruột như là viêm ruột thừa cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm phần phụ.
- Phụ nữ trải qua quá trình sinh nở bằng cách đẻ thường hoặc can thiệp các thủ thuật phụ khoa vào âm đạo, tử cung như là đặt vòng, nạo hút thai cũng có thể bị bệnh này.
- Hệ miễn dịch kém sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phần phụ.
- Thường xuyên bị căng thẳng.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phần phụ
Viêm phần phụ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ. Ở mức độ cấp tính, viêm phần phụ không được điều trị tích cực, vi trùng sẽ lan lên vòi trứng và xâm nhập vào ổ bụng hình thành các ổ mủ gọi là áp xe vùng chậu. Nếu như các áp xe này không được điều trị triệt để thì vi khuẩn lan vào đường máu gây nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong.
Viêm nhiễm lâu ngày khiến cho ống dẫn trứng xuất hiện các chất kết dính, chúng không chỉ làm hẹp ống dẫn chứng, gây khó khăn cho việc phóng thích trứng để thụ tinh, mà còn làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung gấp 10 lần bình thường.
Do bị viêm phần phụ lâu ngày, không được điều trị dứt điểm nên các chức năng của buồng trứng bị suy giảm. Điều đó ảnh hưởng tới quá trình phóng noãn, trứng không thể trưởng thành hoặc rụng đúng thời điểm, gây ra rối loạn kinh nguyệt và khó thụ thai.
Không những vậy, bệnh nhân bị viêm phần phụ mãn tính lâu năm sẽ phải sống chung với những cơn đau vùng chậu trong thời gian dài. Đau vùng chậu mãn tức là bệnh đã được điều trị khỏi, không còn tình trạng nhiễm trùng vùng chậu. Vi khuẩn được tiêu diệt nhưng những tổn thương trước đây không hồi phục được tạo ra các màng dây dính trong vùng chậu gây ra cơn đau, đau kéo dài có thể vài tháng thậm chí vài năm. Dùng thuốc giảm đau không bớt, phải cắt bỏ dây dính, tử cung, buồng trứng để loại bỏ cơn đau.
Chẩn đoán viêm phần phụ
Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm phần phụ hoặc thấy rằng bản thân gặp phải những triệu chứng như được liệt kê ở trên, hãy liên hệ với bác sĩ phụ khoa để xác minh vấn đề. Chỉ các bác sĩ phụ khoa mới có thể đưa ra được chẩn đoán cuối cùng về bệnh viêm phần phụ, dựa trên các triệu chứng của người bệnh và kết quả phân tích từ các xét nghiệm. Sau đây là một số kỹ thuật chẩn đoán cần thiết để xác định bệnh viêm phần phụ:
- Phân tích máu và nước tiểu;
- Xét nghiệm sinh hóa máu (protein phản ứng C, đường huyết, protein toàn phần, v.v.);
- Phết tế bào cổ tử cung (PAP smear);
- Siêu âm các cơ quan vùng chậu;
- Nội soi ổ bụng (trong trường hợp phức tạp);
- Xét nghiệm lao tố (nghi ngờ nhiễm lao);
Trong chẩn đoán viêm phần phụ (cả cấp tính và mãn tính), một điểm quan trọng là thu thập tất cả những triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Vì thông qua đó, bác sĩ sẽ biết được chi tiết về mức độ tiến triển của bệnh và loại trừ những bệnh có biểu hiện tương tự.
Điều trị viêm phần phụ
Nguyên tắc điều trị
Viêm phần phụ là một căn bệnh rất nguy hiểm, nếu không có phương pháp điều trị đầy đủ và lựa chọn tốt có thể dẫn đến những biến chứng rất đáng tiếc. Trên cơ sở thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Mục đích điều trị viêm phần phụ nhằm:
- Loại bỏ tình trạng viêm
- Loại bỏ cơn đau vùng chậu
- Tăng cường khả năng miễn dịch
- Phục hồi các chức năng sinh dục
- Bình thường hóa hệ thống thần kinh, hệ nội tiết và các hệ thống khác.
Điều trị nội khoa
Trong điều trị viêm phần phụ cấp tính, bệnh nhân cần phải nhập viện, vì thể cấp tính của viêm phần phụ có thể gây ra những hậu quả và biến chứng nghiêm trọng: hình thành các khoang chứa mủ trong vòi trứng, tụ mủ ở buồng trứng, viêm phúc mạc, v.v.
Bệnh nhân được kê đơn nằm nghỉ tại giường, dùng thuốc gây mê, kháng sinh phổ rộng và thuốc chống viêm để loại bỏ quá trình viêm. Điều trị dạng cấp tính của viêm phần phụ bên trái hoặc bên phải nên được thực hiện tại bệnh viện, bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm, ví dụ:
Thụt rửa âm đạo theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế với các dung dịch khử trùng như là furatsilin, dimexide, dioxidine, chlorophyllipt… Sau khi loại bỏ hết các biểu hiện viêm ở dạng cấp tính, có thể chỉ định:
- Chất điều tiết sinh học buồng trứng (chẳng hạn như Ovariamin) nhằm cải thiện chức năng buồng trứng sau viêm.
- Điều trị vật lý trị liệu (điện di, xoa bóp rung, v.v.),
- Thuốc có tác dụng kích thích chức năng phóng noãn (thuốc Clofit) nhằm tăng khả năng thụ thai
Các chế phẩm để điều trị viêm phần phụ ở giai đoạn mãn tính nên được lựa chọn theo mục tiêu của liệu pháp, cụ thể là:
- Loại bỏ chứng viêm;
- Cải thiện khả năng miễn dịch;
- Vệ sinh các ổ lây nhiễm hiện có
- Loại bỏ rối loạn nội tiết tố;
- Cân bằng chu kỳ kinh nguyệt bình thường;
- Điều chỉnh hệ thống nội tiết.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được thực hiện, nếu cần thiết, ở bất kỳ giai đoạn nào của viêm phần phụ. Ở giai đoạn cấp tính, phẫu thuật nội soi có thể thực hiện để cắt bỏ các tổn thương – tụ mủ và áp xe vòi trứng. Thủ thuật này sẽ cố gắng hạn chế tối đa tác động vào buồng trứng, cố gắng bảo tồn các nang trứng lành lặn để phục vụ cho mục đích sinh sản.
Duy trì chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ dinh dưỡng cho những bệnh nhân trong thời gian điều trị viêm phần phụ không chỉ đều đặn mà còn phải cân đối đầy đủ các nhóm dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch. Nhờ chế độ dinh dưỡng tốt, sức đề kháng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh sẽ tăng lên, quá trình trao đổi chất tại vùng bị viêm cũng được cải thiện.
Trong những đợt bùng phát của bệnh, chế độ ăn uống phải hạn chế các món gây kích ứng, bao gồm: lòng trắng trứng, thịt mỡ, nấm, sô cô la và đồ ngọt, cam quýt, quả mọng đỏ, các đồ ăn thức uống có chất tạo ngọt, chất bảo quản, đồ ăn nhiều muối. Để có sự cân bằng bình thường của protein, nên tiêu thụ các loại thịt và cá ít chất béo. Đừng quên thêm vào bữa ăn hằng ngày các loại rau xanh và hoa quả giàu vitamin C.
Phòng ngừa bệnh viêm phần phụ
Những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm phần phụ liên quan đến phụ nữ đã từng bị nhiễm trùng đường sinh dục trước đó, sử dụng các biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục không lành mạnh, phẫu thuật cơ quan sinh sản, sảy thai hoặc phá thai. Để ngăn ngừa viêm phần phụ, bạn cần tuân theo một số quy tắc như sau:
- Không quan hệ tình dục với nhiều người, luôn sử dụng các biện pháp an toàn tình dục, nhất là bao cao su.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe phụ khoa sau khi đã can thiệp vào vùng sinh dục. Để loại trừ bệnh, cần phải thăm khám bác sĩ phụ khoa địa phương hàng năm. Việc khám định kỳ có thể chẩn đoán kịp thời các bệnh nguy hiểm nên việc điều trị sẽ nhanh chóng và ít tốn kém hơn.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, chọn lựa đồ lót có chất liệu thoáng mát, dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp với sinh lý âm đạo.
- Sức mạnh của hệ thống miễn dịch cũng có liên quan vì nó có thể ngăn chặn sự khởi phát của viêm nhiễm phụ khoa ở mức độ lớn. Do đó, nên duy trì lượng vitamin đầy đủ từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung tự nhiên để ngăn ngừa viêm. Bổ sung thực phẩm tự nhiên có thể ngăn chặn nhiễm trùng lây lan càng sớm càng tốt và trước khi các dấu hiệu đầu tiên của nó xuất hiện.
- Vì viêm phần phụ là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nên cả hai bạn tình nên đi khám phụ khoa. Nếu không, nhiễm trùng có thể tái phát sau khi quan hệ tình dục bao gồm đau rát khó chịu và tiết dịch âm đạo.
Bằng những quy tắc đơn giản sau đây, các chị em hoàn toàn có thể tự tin trong việc duy trì sức khỏe phái đẹp của mình. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Nếu như bạn đã đặt vòng âm đạo, từng mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc từng phá thai trước đó, bạn nên kiểm tra phụ khoa định kỳ thường xuyên hơn để chẩn đoán viêm phần phụ cũng như các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản khác.