Sức khỏe sinh sản

Sùi mào gà là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

31 Tháng Năm, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Bệnh sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) là bệnh lây truyền qua đường tình dục tương đối phổ biến trong những năm gần đây. Con đường lây truyền của bệnh có liên quan mật thiết tới đời sống tình dục. Vì vậy, nhiều người có chung thắc mắc “quan hệ an toàn có bị sùi mào gà không?” hoặc “dùng bao cao su khi quan hệ có tránh được sùi mào gà không?”. Để tìm hiểu chi tiết về câu trả lời, mời bạn theo dõi nội dung bài viết sau.

Sùi mào gà là bệnh gì?

Bênh sùi mào gà (bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục) do virus HPV gây ra, và chủ yếu là HPV 6 và / hoặc 11 gây ra. Có hơn 200 phân nhóm vi rút HPV, trong đó 40 phân nhóm có thể lây nhiễm sang vùng hậu môn sinh dục qua đường tình dục. Theo nguy cơ gây ung thư, virus HPV được chia thành loại nguy cơ thấp và loại nguy cơ cao. HPV6 và / hoặc HPV11 nguy cơ thấp có thể được phát hiện ở khoảng 90% bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà. Các loại nguy cơ cao như HPV 16, 18, 52, 56 có thể được phát hiện ở 31% bệnh nhân mắc bệnh này.

Mặc dù sùi mào gà là một bệnh hoa liễu, nhưng nó ít nguy hiểm hơn so với AIDS và giang mai. Các phương thức lây nhiễm chính của nó là lây nhiễm qua đường tình dục, lây nhiễm gián tiếp và lây nhiễm từ mẹ sang con. Bệnh hay xảy ra ở những người trẻ và trung niên từ 18 đến 50 tuổi, và khởi phát trung bình là 3 tháng sau thời gian ủ bệnh. Cần lưu ý rằng không phải tất cả các nốt mụn hoặc vết sưng tương tự trên bộ phận sinh dục đều là sùi mào gà, nó có thể là bệnh u mềm lây, bướu condylom, mụn bọc giả hay các tình trạng bệnh lý khác.

Hình ảnh sùi mào gà
Hình ảnh sùi mào gà

Triệu chứng của bệnh sùi mào gà

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng tồn tại ở lớp biểu mô thuộc tầng cuối cùng của da. Lúc này, người bệnh vẫn chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt. Thời gian ủ bệnh mồng gà thường từ 2 – 9 tháng.  Khi bệnh khởi phát, đầu tiên sẽ xuất hiện các nốt đỏ nhỏ trên một số bộ phận, sau đó phát triển thành mụn nước hoặc mụn nhỏ, khi dùng tay sờ vào sẽ vỡ ra, rất dễ gây nhiễm trùng, sau đó các u sùi này sẽ lớn dần và dài ra giống như cây súp lơ. Sùi mào gà thường xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục và quanh hậu môn, thời gian khởi phát từ 3 đến 5 ngày.

Biểu hiện của bệnh mồng gà ở nam giới và nữ giới có sự khác nhau. Ở nam giới sẽ xuất hiện các triệu chứng sớm và rõ rệt hơn. Ở nữ giới, triệu chứng bệnh không rõ ràng và thường chỉ được phát hiện khi bệnh đến giai đoạn muộn. Cụ thể: 

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nam giới

  • Giai đoạn đầu: Dương vật và phần da bao xung quanh quy đầu, nếp gấp bẹn… xuất hiện các nốt sùi mềm. Các nốt này có màu hồng nhạt, hơi nhô cao và xuất hiện đơn lẻ. Chúng hoàn toàn không gây ngứa ngáy hay bất kỳ khó chịu nào. 
  • Giai đoạn sau: Các nốt sùi phát triển nhanh thành từng mảng có đường kính vài cm. Các mảng có hình thái giống như mào gà hoặc súp lớ. Mụn rất dễ vỡ khi động vào và chảy dịch ra ngoài. Nhiều trường hợp, mụn có thể phát triển với kích thước to bằng nắm tay, có máu và chảy dịch hôi khó chịu. 

Biểu hiện bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Cấu trúc cơ quan sinh dục ở nữ giới khá phức tạp. Vì vậy, bệnh mồng gà diễn biến thầm lặng và ít có triệu chứng rõ rệt. Chỉ đến khi các biểu hiện rõ rệt, chị em đi khám và phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng. Bình thường, nữ giới sau khi quan hệ với người bị HPV khoảng 3 tuần sẽ xuất hiện các nốt sùi màu hồng nhạt tại vùng kín. Chúng có màu hồng nhạt, có dịch và rất dễ bị chảy máu. Các nốt sùi có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nha như:

  • Môi lớn, môi bé
  • Âm đạo
  • Tử cung

Các nốt sần này hoàn toàn không gây khó chịu nào cho người bệnh. Khi giao hợp hoặc cọ sát, các nốt sùi có thể bị vỡ ra, chảy máu và có nguy cơ nhiễm trùng.  Ngoài cơ quan sinh dục, nốt mồng gà có thể xuất hiện ở miệng, lưỡi, hậu môn… Ngoài các nốt sần, bệnh nhân có thể kèm theo các triệu chứng khác như: 

  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Đau rát vùng kín khí giao hợp. 
Bệnh mồng gà ở nữ giới
Bệnh mồng gà ở nữ giới

Nguyên nhân mắc bệnh sùi mào gà

Virus HPV (Virus Human Papillomavirus) chính là nguyên nhân gây nên bệnh mồng gà. Loại virus này có tới 150 chủng. Trong đó, có ít nhất 40 chủng lây nhiễm qua đường tình dục. Hai chủng phổ biến gây bệnh mồng gà là:  HPV-16 và HPV-18. Khi mắc nhiễm 1 trong 2 chủng virus này, bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư cổ tử cung, dương vật, hậu môn, âm đạo hoặc hầu họng. 

Chủng HPV-6 và HPV-11 gây bệnh mồng gà, u nhú đường hô hấp. Nhưng chúng là không có nguy cơ gây ung thư như 2 chủng  HPV-16 và HPV-18.  Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh sùi mào gà có thể xuất phát từ các yếu tố nguy cơ sau: 

  • Giao hợp không an toàn do không dùng dụng cụ bảo vệ
  • Giao hợp với bạn tình nhưng không rõ tiền sử tình dục của họ. 
  • Người có nhiều bạn tình
  • Bản thân bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
  • Quan hệ tình dục sớm
  • Người nhiễm HIV hoặc dùng thuốc chống thải ghép có sức đề kháng yếu. 
  • Người dưới 30 tuổi
  • Người dùng thuốc lá
  • Trẻ em có mẹ nhiễm HPV. 

Quan hệ an toàn có bị sùi mào gà không?

Sử dụng bao cao su có vai trò nhất định trong việc ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, nhưng tỷ lệ an toàn không phải 100%.
Sử dụng bao cao su có vai trò nhất định trong việc ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, nhưng tỷ lệ an toàn không phải 100%.

Theo quan điểm y tế, trong quá trình quan hệ tình dục, quan hệ tình dục an toàn, tức sử dụng bao cao su, chỉ có thể giảm khả năng lây nhiễm sùi mào gà. Phương pháp không hoàn toàn an toàn. Nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà vẫn tồn tại.

Sử dụng bao cao su trong thời gian dài có thể làm giảm nguy cơ nhiễm vi rút HPV ở đường sinh dục nhưng diện tích mà bao cao su có thể bảo vệ bị hạn chế. Sùi mào gà cũng có thể xuất hiện ở những nơi không được bảo vệ, chẳng hạn như bìu, môi âm hộ, âm hộ hoặc quanh hậu môn. Do đó, việc sử dụng bao cao su không thể ngăn ngừa 100% nguy cơ nhiễm bệnh.

Sùi mào gà có nguy hiểm không?

Bệnh sùi mào gà cực kỳ nguy hiểm với tốc độ lây truyền nhanh. Người bệnh thường cảm thấy đau đớn, khó chịu và luôn mặc cảm… Bệnh nếu không được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể. 

Bệnh sùi mào gà dễ diễn tiến thành ung thư

Sùi mào gà dễ dẫn tới những tổn thương viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sùi mào gà cũng có thể biến chứng thành ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung ở nữ giới và ung thư dương vật ở nam giới.

Một thống kê gần đây cho thấy, Ở nữ giới, có khoảng 10.2% người bệnh bị ung thư cổ tử cung do sùi mào gà, 5% ung thư âm đạo và 5% bị ung thư hậu môn. Ở nam giới, có khoảng 15% bệnh nhân bị mồng gà chuyển thành ung thư dương vật.  Ngoài ra, người bệnh có thể bị ung thư tại một số bộ phận khác như: ung thư vòng họng, ung thư cổ họng… nếu bệnh nhân quan hệ tình dục bằng miệng. 

Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Trong giai đoạn thai kỳ, nồng độ hormon ở thai phụ tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến các nốt sần to lên, lan rộng hơn và gây chảy máu. Kích thước các nốt sần lớn khiến việc đi vệ sinh khó khăn hơn. Chúng còn làm giảm độ co giãn của mô âm đọa, gây khó khăn cho việc sinh thường. 

Bị sùi mào gà khi mang thai sẽ có nguy cơ bị sảy thai, sinh non, em bé cũng có thể bị nhiễm bệnh từ người mẹ. Một số ít trường hợp trẻ em sinh ra có mẹ bị sùi mào gà có nguy cơ bị u nhú thanh quản. Hệ quả khiến trẻ bị khàn giọng, khó yếu… Bệnh nặng có thể lây lan ra khu vực khí quản, phổi khiến đường thở bị tắc nghẽn. 

Tăng nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn

Sùi mào là có thể khiến dương vật bị biến dạng. Ống dẫn tinh, ống niệu đạo bị tắc nghẽn. Ở nữ giới có thể gây ung thư cổ tử cung… Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản ở 2 giới, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn. 

Một nghiên cứu cho biết, virus HPV trong tinh dịch có thể làm giảm khả năng di động của tinh trùng. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở nam giới. Trường hợp tinh trùng mang virus HPV thụ tinh với trứng thì nguy cơ sảy thai rất cao. 

Căn bệnh này gây ra ám ảnh tâm lý nặng nề cho người bệnh, thậm chí là gây bất hòa trong gia đình, dẫn tới đổ vỡ trong hôn nhân.Vì vậy, ngay khi phát hiện ra bệnh, bạn cần chủ động điều trị càng sớm càng tốt, chữa bệnh một cách lý trí, không giấu giếm để tránh những rắc rối không đáng do thiếu hiểu biết.

Bệnh mồng gà tăng nguy cơ vô sinh
Bệnh mồng gà tăng nguy cơ vô sinh

Các giai đoạn tiến triển của bệnh mồng gà

Theo y học, bệnh mồng gà được chia thành 5 giai đoạn phát triển khác nhau: 

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thời điểm người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi xuất hiện những nốt sùi đầu tiên trên bộ phận sinh dục. Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài vài tuần, vài tháng thậm chí vài năm. Trung bình, ở hầu hết bệnh nhân, bệnh thường ủ trong khoảng 3 tháng. 
  • Giai đoạn khởi phát: Thực chất đây là giai đoạn đầu của bệnh mồng gà. Người bệnh bắt đầu nổi các nốt sần nhỏ, có màu hồng nhạt và xuất hiện đơn lẻ… 
  • Giai đoạn phát triển: Các nốt sần phát triển nhanh về kích thước, số lượng và vị trí lây lan. 
  • Giai đoạn biến chứng: Người ta thường gọi giai đoạn này là giai đoạn cuối của bệnh mồng gà. Người bệnh xuất hiện các dấu hiệu của bội nhiễm. Các khu vực bị tổn thương sưng tấy, loét dịch và rất dễ chảy máu. Một số người bệnh mồng gà biến chứng sang ung thư hậu môn, vòm họng… 
  • Giai đoạn tái phát: Bệnh mồng gà sau khi chữa khỏi có nguy cơ tái phát cao. Bệnh tái lại từ chính đối tác giao hợp hoặc do virus HPV chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Thông thường, người bệnh sùi mào gà tái phát sẽ nặng hơn nguyên phát. 

Các phương pháp chẩn đoán bệnh mồng gà

Ngoài phương pháp quan sát các nốt sần trên bộ phận sinh dục, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số biện pháp chẩn đoán lâm sàng khác như: 

  • Xét nghiệm máu: Lậu, giang mai, chlamydia… là các bệnh lý có mối quan hệ mật thiết với bệnh mồng gà. Bác sĩ cần nhận biết các vi khuẩn này có xuất hiện trong máu hay không. Mục đích nhằm xác định nguyên nhân và chẩn đoán các yếu tố nguy cơ. 
  • Khám hậu môn: Nhiều trường hợp các nốt sùi không xuất hiện ở miệng hay bộ phận sinh dục. Chúng có thể tồn tại sâu bên trong ống hậu môn. Vì vậy, bác sĩ sẽ kiểm tra hậu môn bằng dụng cụ chuyên dụng nhằm tìm kiếm và phát hiện các nốt sùi mồng gà. 
  • Khám vùng chậu: Ở nữ giới, bác sĩ sẽ chỉ định phết tế bào cổ tử cung khi khám vùng chậu. Bệnh nhân còn được soi cổ tử cung để kiểm tra, sinh thiết âm đạo và cổ tử cung. 

Với các trường hợp bệnh mồng gà tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi cổ tử cung và xét nghiệm HPV. Các phương pháp giúp giám sát những bất thường tế bào học và mô học ở tử cung. Qua đó, bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh, kiểm soát nguy cơ ung thư cổ tử cung. 

  • Sinh thiết: Bác sĩ chỉ định sinh thiết. Sau đó gửi mẫu đi đánh giá giải phẫu bệnh. Kết quả giúp khảo sát hành ảnh mô bệnh học, định dạng virus HPV, xác định ADN của virus. Đồng thời còn giúp tiên lượng nguy cơ ung thư cho bệnh nhân. 

Cách điều trị bệnh sùi mào gà trong y học

Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị bệnh mồng gà là cần loại bỏ sang thương và tổn thương tiền ung thư đến từ nguyên nhân nhiễm virus. Đồng thời kiểm soát nguy cơ lây truyền bệnh qua đường tình dục. Người bạn tình của bệnh nhân cũng cần kết hợp điều trị để ngăn ngừa tái nhiễm. Trong y học, có 3 phương pháp điều trị bệnh mồng gà phổ biến là: 

Điều trị bệnh mồng gà bằng thuốc

Bệnh mồng gà không thể điều trị bằng các loại thuốc bôi da thông thường. Bệnh cần được điều trị bằng các loại thuốc chuyên dụng được kê đơn như: 

  • Imiquimod (Aldara)
  • Axit trichloroacetic
  • Podophyllin và Podofilox
  • Interferon hoặc 5-fluorouracin

Người bệnh không tự ý mua các loại thuốc này để tự điều trị. Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, cần nhanh chóng đi thăm khám để được kê đơn phù hợp với từng trường hợp. 

Dùng thuốc đặc trị các nốt sùi mồng gà
Dùng thuốc đặc trị các nốt sùi mồng gà

Chữa bệnh sùi mào gà bằng thủ thuật, phẫu thuật

Nếu bệnh nhân không có đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định làm một số thủ thuật nhỏ để loại bỏ các nốt sần như: Liệu pháp lạnh (Cryotheraphy).  Thủ thuật được mô tả như sau: Bác sĩ sử dụng khí nitơ lỏng để đóng băng tế bào nhiễm bệnh. Sau đó dùng tăm bông chấm tổn thương cho đến khi xuất hiện quầng ô đông lạnh quanh tổn thương. 

Loại bỏ tổn thương bằng các phương pháp vật lý 

Phương pháp này được chỉ định cho các tổn thương sùi lớn, mảng lan rộng, sùi xuất hiện ở niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung… 

Biện pháp bao gồm: 

  •  Laser CO2
  • Cắt nạo
  • Đốt điện… 

Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không?

1/3 trường hợp bị sùi mào gà khởi phát lần đầu có thể tự khỏi trong vòng 6 tháng, còn 2/3 trường hợp sẽ không khỏi và phát triển thêm. Điều này có nghĩa là những bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà khởi phát lần đầu có thể chờ điều trị nếu mụn cóc không biến mất sau 6 tháng.

Tuy nhiên, từ tình hình thực tế quan sát tại phòng khám cho thấy, hầu như không có hiện tượng sùi mào gà thoái triển tự phát, và hầu hết sùi mào gà sẽ phát triển thêm và trầm trọng hơn. Do đó, việc chờ đợi sùi mào gà tự biến mất là điều rất khó.

Điều trị bệnh mồng gà

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị diệt virus HPV. Vì vậy mục tiêu trong điều trị bệnh là nhằm phá huỷ các sẩn, khối u, sùi, tăng cường miễn dịch toàn thân, tại chỗ để diệt virut. Bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc bôi kết hợp dùng thêm các phương pháp khác như laser, đốt điện, áp tuyết cacbon.

Do đó, nếu mắc bệnh sùi mào gà, bạn phải được điều trị kịp thời. Điều trị bệnh là một quá trình lâu dài, bệnh được chữa khỏi về mặt lâm sàng nếu không tái phát trong 3 tháng sau khi chữa khỏi. Về cơ bản, bệnh được coi là chữa khỏi nếu không tái phát trong 6 tháng, và khỏi hoàn toàn nếu không có tái phát sau 8 tháng. 

Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà?

Các phương pháp sau đây có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà:

Tiêm phòng

 Có hơn 40 loại HPV khác nhau có thể gây ra bệnh sùi mào gà, và vắc xin chỉ có thể ngăn ngừa bốn loại HPV phổ biến nhất. Có hai loại vắc-xin dành cho phụ nữ: Cervarix và Gardasil. Loại thứ hai có tác dụng phòng ngừa đối với bốn loại vi rút HPV phổ biến nhất, trong khi loại trước chỉ có thể ngăn chặn được hai loại vi rút HPV. Đối với nam giới, chỉ được sử dụng vắc xin Gardasil. Những loại vắc-xin này cần được chủng ngừa trong khoảng thời gian từ 9 đến 26 tuổi.

Hãy chắc chắn sử dụng bao cao su

Bao cao su có thể làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm hoặc lây lan mụn cóc sinh dục. Tuy nhiên, rủi ro không thể được loại bỏ hoàn toàn. Điều này là do mụn cóc sinh dục cũng có thể xuất hiện trên những khu vực không thể che phủ bởi bao cao su.

Chung thủy trong đời sống tình dục

Quan hệ với nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà. Vì vậy trong tình yêu hay hôn nhân, bạn chỉ nên quan hệ chung thủy với một bạn tình.

Fanpage Dạ Hương: https://www.facebook.com/dahuonghoalinh

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận