Sức khỏe sinh sản

Quan hệ an toàn có bị nhiễm HIV không? Cách điều trị dự phòng

18 Tháng Chín, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Quan hệ an toàn có bị nhiễm HIV không? Hoặc quan hệ không an toàn có bị nhiễm HIV không? Đây là những câu hỏi mà chuyên mục nhận được khá nhiều trong thời gian gần đây. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu và 

HIV là bệnh gì?

Chúng ta đã từng nghe nói rất nhiều về thuật ngữ HIV/AIDS ở trường học, gia đình và xã hội. Vì thế nên hầu hết ai cũng hiểu được những nguy hiểm mà căn bệnh này mang lại. Theo các chuyên gia, HIV/AIDS được hiểu như sau:

  • HIV là một loại virus gây ra hiệu chứng suy giảm miễn dịch ở người. Đây là căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể người bệnh sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của người đó trước các loại bệnh tật thông thường khác. Người nhiễm HIV yếu dần, cơ thể gầy gò, dễ mệt mỏi.
  • AIDS là giai đoạn cuối của HIV, lúc này hệ thống miễn dịch của cơ thể đã suy yếu nghiêm trọng. Người bệnh không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh khác và có thể tử vong bất cứ lúc nào.
HIV là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, chưa có thuốc chữa
HIV là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, chưa có thuốc chữa

3 con đường lây truyền HIV

Theo các chuyên gia, HIV là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Khi mắc bệnh, virus HIV có thể lây truyền qua 3 còn đường chính là: Đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Cụ thể như sau:

  • Lây truyền qua đường máu: Khi mắc bệnh, virus HIV có mặt trong máu toàn phần và các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương của người nhiễm. Do đó, HIV có thể lây truyền từ người này sang người khác qua máu và các chế phẩm của máu có chứa virus HIV. Đây là một trong những đường lây chính của căn bệnh này.
  • Lây truyền qua đường tình dục: HIV lây truyền qua đường tình dục thông qua các dịch thể như dịch tiết sinh dục, máu của người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể bạn tình không nhiễm bệnh HIV. Tất cả các hình thức quan hệ tình dục không an toàn qua âm đạo, hậu môn, và đường miệng đều tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: HIV lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh sản và cho con bú.

Dấu hiệu nhận biết sớm HIV

Sau khoảng 2 – 6 tuần  quan hệ với người nhiễm HIV, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sớm của bệnh. Hầu hết các triệu chứng đều giống với cảm cúm thông thường nên dễ bị nhầm lẫn. 

Người bệnh chuyển qua giai đoạn 2 của HIV. Ở giai đoạn này, bệnh gần như không có triệu chứng gì nên rất khó phát hiện bệnh. Chỉ đến khi chuyển sang giai đoạn cuối )AIDS), người bệnh bắt đầu mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Nguyên nhân do hệ thống miễn dịch suy giảm. 

Các dấu hiệu điển hình của HIV ở giai đoạn đầu giúp người bệnh dễ nhận biết như: 

  • Sốt, ớn lạnh: Bệnh nhân lên cơn sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C. Cơ thể luôn cảm thấy bị ớn lạnh. Đây là thời điểm virus HIV đi vào trong máu và liên tục nhân lên về số lượng. Hệ miễn dịch bị kích thích gây nên tình trạng sốt, ớn lạnh. Thời gian sốt kéo dài từ 1 – 2 tuần, thậm chí chỉ trong 1 ngày. 
  • Mệt mỏi: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ
  • Cơ thể đau nhức: Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau nhức người, đau khớp, đau đầu… Biểu hiện này dễ nhầm lẫn với bệnh nhiễm virus thông thường. 
  • Đau họng: Họng bị viêm, cảm giác khó nuốt và đau. 
  • Xuất hiện hạch: hạch xuất hiện ở cổ, nách và bẹn. 
  • Da bị phát ban: Các nốt ban đỏ xuất hiện trên da và gây ngứa. Tình trạng này thường xuất hiện từ 2 – 3 tuần sau khi virus xâm nhập vào máu. 
  • Các triệu chứng khác như: buồn nôn, tiêu chảy, giảm cân không rõ nguyên nhân, nấm, tưa miệng… 

Quan hệ an toàn có bị nhiễm HIV không?

Quan hệ an toàn có bị nhiễm HIV không là thắc mắc của những người bị nhiễm HIV và cả người có bạn tình bị nhiễm HIV. Tình dục là một trong 3 đường lây chính của căn bệnh này. Nhưng việc quan hệ an toàn giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm HIV. Những người dương tính với HIV hoàn toàn có đời sống tình dục khỏe mạnh như người bình thường khác nếu biết cách bảo vệ.

Quan hệ tình dục an toàn hạn chế nguy cơ nhiễm HIV
Quan hệ tình dục an toàn hạn chế nguy cơ nhiễm HIV

Phương pháp giảm nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục

Dưới đây là các phương pháp làm giảm thiểu khả năng lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục:

Sử dụng bao cao su ngừa bị nhiễm HIV

Sử dụng bao cao su cho cả nam và nữ là một trong những biện pháp làm giảm đáng kể khả năng lây truyền HIV cho nhau. Bao cao su không chỉ giúp bạn thăng hoa trong các cuộc yêu mà còn giúp người bị HIV cảm thấy tự tin hơn trước bạn tình.

Nếu cả 2 đều bị nhiễm HIV thì bạn vẫn nên sử dụng biện pháp bảo vệ này. Bởi virus HIV có nhiều chủng loại khác nhau. Nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ sẽ rất dễ lây nhiễm chủng loại mới cho bạn tình. Điều này có thể dẫn đến căn bệnh của bạn trở nên tồi tệ hơn, thậm chí phải thay đổi liệu trình, thuốc điều trị. Do đó, ngay cả khi cả 2 người đều mắc HIV cũng nên sử dụng bao cao su trong những cuộc yêu. 

Dùng bao cao su trong khi giao hợp
Dùng bao cao su trong khi giao hợp

Ngoài ra, cả hai nên giảm thiểu việc quan hệ tình dục qua đường miệng và đường hậu môn. Bởi những đường này rất dễ xảy ra xây xát làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn. Virus HIV chỉ có trong: máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và hậu môn. Do đó, bạn cũng có thể thỏa mãn tình dục với bạn tình bằng cơ thể hoặc tay. Miễn là cả hai vẫn đạt được khoái cảm và bảo vệ an toàn cho nhau.

Điều trị và phòng ngừa bị nhiễm HIV bằng thuốc ARV

Một trong những phương pháp giúp bảo vệ bản thân và bạn tình tốt nhất hiện nay là sử dụng thuốc điều trị HIV. Loại thuốc kháng virus( ARV) có thể ngăn chặn sự phát triển và nhân lên của HIV trong cơ thể bạn. Thuốc ARV có thể làm giảm lượng virus HIV xuống đến mức khi thực hiện các xét nghiệm thông thường khó phát hiện được. Theo các chuyên gia, nếu tải lượng virus trong người bệnh nhân xuống đến mức không thể phát hiện bằng xét nghiệm thì khả năng lây truyền cho người khác rất thấp.

Đây là một trong những tiến hiệu vui để các bệnh nhân HIV vẫn có được cuộc sống tình dục khỏe mạnh và thăng hoa như mọi người khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất bạn không nên chỉ dùng một phương thức bảo vệ. Dù lượng tải virus HIV trong cơ thể bệnh nhân thấp, bạn vẫn nên sử dụng thêm bao cao su để tăng tính hiệu quả lên mức cao nhất. Ngoài ra, việc điều trị bằng thuốc ARV chỉ cho hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục. Người bệnh vẫn có khả năng mắc một số bệnh tình dục khác như: giang mai, lậu, sùi mào gà,…

Điều trị dự phòng bằng thuốc kháng HIV trước phơi nhiễm(PrEP)

Điều trị dự phòng bằng thuốc kháng HIV trước phơi nhiễm (PrEP) cho người chưa nhiễm là một trong những biện pháp bảo vệ được nhiều cặp đôi lựa chọn. Biện pháp này áp dụng cho cả những người có nguy cơ mắc HIV cao. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo pháp đồ điều trị và lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo cho hiệu quả tốt nhất.

Điều trị dự phòng bằng thuốc kháng HIV
Điều trị dự phòng bằng thuốc kháng HIV

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)

Trong trường hợp bạn quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV nhưng tải lượng dưới ngưỡng phát hiện. Sau đó, bạn nhận thấy bao cao su bị rách hoặc thủng. Bạn vẫn có thể điều trị dự phòng lây nhiễm HIV bằng thuốc PEP. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để lắng nghe lời khuyên của bác sĩ.

Biện pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm PEP cần được sử dụng tròng 28 ngày để cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, bạn cần uống thuốc ngay trong vòng 72 giờ sau quan hệ tình dục hoặc càng sớm càng tốt.

Như vậy, với các biện pháp bảo vệ trên, các cặp đôi có một trong hai hoặc cả hai bị nhiễm HIV vẫn có một đời sống tình dục an toàn và hạnh phúc bên nhau. HIV chưa hẳn là án tử nếu như bạn sống lạc quan và tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ. Hãy biến những ngày lầm lỡ trước kia trở nên có ích ở hiện tại hơn nhé!

Những lầm tưởng khiến bạn có thể bị nhiễm HIV khi quan hệ tình dục

HIV là căn bệnh nguy hiểm. Số ca mắc liên quan đến việc quan hệ tình dục không an toàn ngày một tăng. Nguyên nhân có thể xuất pháp từ việc thiếu hiểu biết và những sai lầm không đáng có dưới đây:

Quan hệ với người quen biết

Khi xã hội ngày càng phát triển, tư tưởng yêu đương của giới trẻ cùng ngày càng thoáng hơn. Do đó, việc quan hệ tình dục với một người khác giới trở nên phổ biến và bình thường hơn, ngay cả khi còn chưa đủ tuổi. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về sức khỏe tình dục. Một trong những căn bệnh luôn được mọi người nhắc đến là HIV.

Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ quan hệ với người lạ( người làm nghề mại dâm,…) thì mới có nguy cơ mắc bệnh. Còn quan hệ với người quen biết sẵn thì sẽ an toàn. Trên thực tế, không có gì đảm bảo rằng bạn tình của mình không bị nhiễm HIV. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, một biện pháp luôn được khuyến cáo là nên sử dụng bao cao su.

Chỉ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo

Đây là một trong những sai lầm mà rất nhiều người gặp phải. Họ cho rằng mình chỉ có thể nhiễm HIV khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo. Việc quan hệ không an toàn qua đường miệng hoặc hậu môn đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm HIV. Thậm chí, tỷ lệ nhiễm HIV qua đường hậu môn còn cao hơn so với đường âm đạo và đường miệng. Bởi việc yêu qua đường hậu môn rất dễ bị trầy xước. Theo đó làm tăng nguy cơ nhiễm HIV hơn mức bình thường. Do đó, bạn cần lưu ý để tránh mắc sai lầm đáng tiếc này.

Xuất tinh ngoài không lây nhiễm HIV

Nhiều người nghĩ rằng, việc xuất tinh ngoài sẽ là biện pháp tránh thai và phòng lây nhiễm HIV hiệu quả. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn rủi ro khá cao. Bởi thực tế, virus HIV tồn tại cả trong tinh dịch, dịch âm đạo…Trong quá trình giao hợp, nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ sẽ rất dễ lây nhiễm HIV qua sự tiếp xúc với các dịch này. Bạn có thể lây nhiễm trước cả khi xuất tinh.

Tóm lại, bị nhiễm HIV vô cùng nguy hiểm. Căn bệnh này hiện trên thế giới vẫn chưa có thuốc chữa. Vì vậy, bạn cần biết cách bảo vệ bản thân trước các con đường lây nhiễm. Trong đó, quan hệ an toàn giúp hạn chế tối đa tình trạng nhiễm HIV. Đồng thời, ngay khi phát hiện bản thân quan hệ với người nhiễm, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để có các biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm để hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh. 

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận