Cẩm nang bạn gái

Nổi mụn vùng kín ở tuổi dậy thì do đâu và cách xử lý

27 Tháng Sáu, 2023
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Nổi mụn ở vùng kín là vấn đề nhiều bé gái gặp phải trong giai đoạn dậy thì. Đây là vấn đề tế nhị có thể khiến bé bối rối, tự ti và ngại tâm sự với mẹ hay bạn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng nổi mụn vùng kín ở tuổi dậy thì và cách xử lý giúp các con trong trường hợp này.

Những thay đổi vùng kín tuổi dậy thì

Dậy thì là giai đoạn đặc biệt đánh dấu bước trưởng thành từ bé gái trở thành một thiếu nữ. Thời kỳ này các cô bé sẽ trải qua nhiều biến đổi trên cơ thể khiến bé thấy lạ lẫm. Thông thường thời kỳ dậy thì của các bé gái bắt đầu từ độ tuổi 8 – 13, kéo dài và kết thúc khi 15 -17 tuổi.

Những thay đổi của cơ thể hầu hết bắt đầu từ khi xảy ra sự sản sinh và gia tăng nồng độ hormone tăng trưởng và sinh sản. Đối với bé gái, cơ thể sản xuất hormone giới tính nữ estrogen và progesterone và dần phát triển các đặc tính thể chất của phụ nữ, trong đó có những thay đổi vùng kín. Hormone estrogen và progesterone giúp hoàn thiện cơ quan sinh sản và sinh dục nữ, trong đó có sự phát triển của âm đạo và tử cung và mọc lông mu.

Song song với việc hoàn thiện các đặc điểm hình thái, sinh lý tuổi dậy thì, một số vấn đề có thể xảy ra với bé gái như hiện tượng nổi mụn vùng kín. Sau đây là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này:

Nguyên nhân gây nổi mụn vùng kín ở tuổi dậy thì

Vệ sinh vùng kín kém sạch sẽ

Vùng kín cũng có thể nổi mụn khi bé không chú ý vệ sinh sạch sẽ, rửa vùng kín hàng ngày. Khi đó, bã nhờn, tế bào chết, mồ hôi, dịch tiết âm đạo… tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Viêm nang lông

Lông mu vùng kín cũng giống như nang lông ở các vùng da khác có các tuyến bã nhờn tiết dầu giúp lông mềm và bóng. Bước vào độ tuổi dậy thì, lượng hormone nội tiết gia tăng khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tiết nhiều dầu rất dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn.

Viêm âm đạo

Việc thay đổi hormone trong quá trình dậy thì của bé gái cũng có thể gây ra viêm âm đạo, một tình trạng mất cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Viêm âm đạo thường có các triệu chứng ngứa ngáy, tiết dịch âm đạo nhiều và có mùi hôi và ẩm ướt. Viêm âm đạo không trực tiếp gây ra mụn vùng kín nhưng có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và phát triển mụn.

Cạo lông vùng kín

Cạo lông vùng kín cũng là một nguyên nhân dễ gây viêm nang lông và nổi mụn. Cạo lông có thể khiến da vùng kín bị tổn thương, trầy xước, lông mọc ra cứng và ngứa ngáy. Đồng thời tăng khả năng bị lông mu mọc ngược hình thành các nốt mụn.

Mặc quần áo bó sát, chật chội

Ở tuổi dậy thì tuyến mồ hôi của các bé hoạt động mạnh mẽ. Các tình huống khác như thời tiết nóng bức, bé hoạt động nhiều dẫn đến nhiều mồ hôi hay bé mặc đồ lót và quần áo quá chật chội…  đều có nguy cơ khiến phát sinh mụn vùng kín.

Không thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt

Bước vào tuổi dậy thì bé gái bắt đầu có kinh nguyệt, việc thay băng vệ sinh không thường xuyên gây mùi hôi vùng kín và cũng có thể gây viêm nhiễm và nổi mụn. Mẹ nên chọn cho bé các loại băng vệ sinh mềm, thấm hút tốt và hướng dẫn bé thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần.

Nổi mụn vùng kín tuổi dậy thì tuy không phải một vấn đề quá nguy hiểm với sức khỏe nhưng tình trạng này có thể khiến bé gái cảm thấy khó chịu, bối rối và lo lắng. Nếu các bé còn nhỏ tuổi, không có kinh nghiệm xử lý, các mẹ cần quan tâm, giúp đỡ con tìm hiểu và thực hiện các biện pháp để điều trị và phòng ngừa vấn đề này.

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm kiếm các phương pháp chăm sóc, điều trị khi bé bị nổi mụn vùng kín tuổi dậy thì. Các biện pháp bao gồm:

Điều trị nổi mụn vùng kín tuổi dậy thì

Việc điều trị tình trạng nổi mụn ở vùng kín phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra mụn. Nếu bé nhà bạn bị nổi mụn vùng kín kết hợp với các dấu hiệu viêm nhiễm như viêm nang lông, viêm âm đạo. Bạn cần cho bé đến khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân chính xác. Nếu cần thiết, có thể phải dùng thuốc bôi hoặc thuốc đặt theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.

Điều trị mụn vùng kín bằng thuốc

Trường hợp mụn vùng kín do viêm nang lông, bạn có thể được kê một số loại thuốc bôi tại chỗ có tính kháng khuẩn, trị mụn như axit salicylic hoặc benzoyl peroxide.

Khi bị nổi mụn vùng kín do viêm âm đạo, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh đường uống kết hợp thuốc đặt âm đạo với liệu trình điều trị kéo dài khoảng 1 tuần. Các loại kháng sinh phổ biến dùng để điều trị viêm âm đạo là Metronidazol, Tinidazol, Clyndaycin…

Chú ý khi điều trị mụn vùng kín bằng thuốc cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi bôi thuốc hoặc đặt thuốc. Đặc biệt, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để tăng cường hiệu quả chữa trị mà không gặp phải tác dụng phụ.

Đối với các trường hợp nổi mụn vùng kín thông thường đều sẽ cải thiện nếu được chú ý chăm sóc kỹ lưỡng bằng cách vệ sinh sạch sẽ và duy trì các thói quen tốt. Cụ thể như sau:

Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách

Việc giữ vệ sinh vùng kín đối với bé gái tuổi dậy thì tưởng đơn giản nhưng lại cần phụ huynh rất sát xao và hướng dẫn con đầy đủ. Các lưu ý vệ sinh vùng kín đúng cách cho bé gái như sau:

  • Rửa vùng kín bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh phù hợp 2 lần/ngày. Vệ sinh vùng kín quá nhiều lần trong ngày có thể ảnh hưởng đến cân bằng ẩm âm đạo, dễ gây khô và viêm nhiễm.
  • Nên dùng đúng sản phẩm chuyên dụng để vệ sinh vùng kín, không dùng xà bông, sữa tắm… để làm sạch khu vực này.
  • Vào những ngày có kinh nguyệt, có thể tăng số lần vệ sinh vùng kín và thay băng thường xuyên cho khu vực này khô thoáng, sạch sẽ.
  • Khi vệ sinh nên rửa vùng kín từ trước ra phía sau, xả nước và rửa nhẹ nhàng, không nên thụt âm đạo quá sâu cũng như chà xát mạnh.
  • Khi rửa, không nên ngâm vùng kín trong thau nước đề phòng vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo gây viêm.
  • Dùng giấy lau một lần loại mềm để lau khô vùng kín, hạn chế ẩm ướt.
  • Sau khi vệ sinh nên thay quần lót mới, dùng loại có chất liệu mềm mại, thông thoáng và tuyệt đối không dùng chung đồ lót của các bé. Cha mẹ chú ý mua đồ lót mới cho con sau ít nhất 3 -6 tháng để đảm bảo vệ sinh.
  • Khi có mụn ở vùng kín, không cố sức để nặn mụn sẽ làm tổn thương da và tăng nguy cơ mụn lây lan.

Dùng sản phẩm vệ sinh phù hợp

Tiếp theo là hướng dẫn cách chọn dung dịch vệ sinh phù hợp cho bé gái tuổi dậy thì. Trước đây, một số ý kiến cho rằng không nên cho bé gái đang tuổi dậy thì dùng dung dịch vệ sinh quá sớm. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định việc dùng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín tuổi dậy thì là hoàn toàn phù hợp.

Tác dụng của dung dịch vệ sinh phụ nữ 

  • Làm sạch: Sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và các tạp chất để khu vực này luôn sạch sẽ, khô thoáng.
  • Ngăn ngừa viêm nhiễm: Hầu hết các sản phẩm vệ sinh vùng kín đều chứa các thành phần kháng khuẩn, loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm nhiễm, bệnh phụ khoa.
  • Giảm mùi hôi: Dung dịch vệ sinh vùng kín giúp loại bỏ mùi hôi và mang lại cảm giác thoải mái, tự tin cho bạn gái.

Tất nhiên, vùng kín là khu vực nhạy cảm và dễ bị kích ứng nên việc sử dụng dung dịch vệ sinh cần cân nhắc và chọn lựa sản phẩm phù hợp. Tiêu chí lựa chọn loại dung dịch vệ sinh phù hợp cho nữ giới tuổi dậy thì gồm:

Tiêu chí chọn dung dịch vệ sinh vùng kín cho tuổi dậy thì

– Độ pH phù hợp: Âm đạo có độ pH tự nhiên từ 3.5 đến 4.5 do đó chúng ta nên sử dụng dung dịch vệ sinh có pH tương tự từ 3.5 đến 4.5 là phù hợp. Nếu sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH quá cao hoặc quá thấp, có thể gây kích ứng hoặc làm thay đổi pH tự nhiên của vùng kín và dẫn đến các vấn đề phụ khoa.

– Chứa các thành phần tự nhiên, an toàn và không gây kích ứng: Các thành phần có nguồn gốc tự nhiên như lô hội, trà xanh, hoa cúc… không gây kích ứng da vùng kín. Sản phẩm không chứa chất tẩy rửa mạnh và hương liệu hóa học quá nồng.

– Sản phẩm sản xuất bởi hãng uy tín, được kiểm định bởi các cơ quan chức năng và đánh giá cao của người tiêu dùng.

Giới thiệu sản phẩm dung dịch vệ sinh thích hợp cho đối tượng nữ giới tuổi dậy thì – Dạ hương Pharma Total Care Chăm Sóc Toàn Diện – Ngăn ngừa nổi mụn vùng kín.

Dạ hương Pharma Total Care với công thức cải tiến bổ sung các nguyên liệu nhập khẩu Châu Âu như Bioecolia và Bisabolol là những chất kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn có hại và cân bằng ổn định hệ vi sinh vật trong âm đạo. Vì thế, sử dụng sản phẩm mỗi ngày giúp làm sạch nhẹ nhàng và hạn chế nguy cơ phát sinh bệnh lý viêm nhiễm, nổi mụn vùng kín.

Các thành phần khác của Dạ hương Pharma Total Care như Dâu tằm, Trầu không, Lô hội, Cúc la mã, Acid Lactic, Vitamin E, B3, Menthol và Collagen có tác dụng:

  • Khử mùi hôi, nhẹ nhàng lấy đi tế bào chết trên da
  • Giúp duy trì sự mềm mại và độ ẩm tự nhiên, cho bề mặt da vùng kín sáng sạch, mịn màng.
  • Mang lại cảm giác thoáng sạch, tự tin với hương thơm quyến rũ.

Để được tư vấn miễn phí về sản phẩm và đặt mua, bạn vui lòng truy cập LINK

Những lưu ý khác giúp ngăn ngừa tình trạng nổi mụn vùng kín tuổi dậy thì

Ăn thực phẩm lành mạnh: Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng không chỉ hỗ trợ cơ thể tăng trưởng khỏe mạnh giai đoạn dậy thì mà còn giúp tăng đề kháng. Các thực phẩm như rau xanh, trái cây, sữa chua sẽ có lợi trong việc đề phòng viêm nhiễm vùng kín, nổi mụn nhọt… Uống nhiều nước để quá trình bài tiết bã nhờn thuận lợi, hạn chế bít tắc lỗ chân lông gây mụn.

Căng thẳng, thiếu ngủ dẫn đến tăng hormone cortisol thúc đẩy bã nhờn sản xuất nhiều hơn gia tăng nguy cơ bị mụn. Cố gắng để có một giấc ngủ ngon, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập luyện sẽ hạn chế tình trạng căng thẳng sinh ra mụn.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về vấn đề nổi mụn vùng kín ở bé gái tuổi dậy thì. Hy vọng các bậc cha mẹ sẽ chia sẻ, hướng dẫn con gái luôn biết cách chăm sóc, bảo vệ vùng kín khỏe mạnh.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận