Bà bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối có phải là điều bất thường? Tại sao lại có hiện tượng đó xảy ra và khi bị ngứa vùng kín các chị em nên làm gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối
Sự rạn da
Từ tháng thứ 4 của thai kỳ đa phần các bà bầu đều xuất hiện những vết rạn da ở vùng bụng dưới, quanh mu, bẹn, đùi. Khi kích thước thai nhi phát triển hơn, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được sự căng da ở bụng. Các đường sọc nhỏ của tế bào da chuyển dần từ màu hồng sang màu nâu đậm (tùy thuộc vào màu da của mỗi bà bầu).
Ngoài ra, một số trường hợp phụ nữ mang thai bị nổi mề đay, mẩn đỏ toàn thân gây ngứa ngáy. Hầu hết triệu chứng này được coi là vô hại. Nhưng nếu nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày thì bạn nên đi khám da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Bị viêm nang lông, nổi mụn ngứa vùng kín
Viêm nang lông xảy ra khi các lỗ chân lông bị viêm tắc bởi mồ hôi, bụi bẩn hay vi khuẩn, hình thành nên các nốt mụn trắng, mụn mủ. Bình thường, lớp lông vùng kín vẫn luôn thực hiện tốt chức năng của nó là bảo vệ khu vực nhạy cảm khỏi những tác động cọ sát hằng ngày, giảm tránh tổn thương. Tuy nhiên, khi mang bầu, vùng kín tiết nhiều khí hư và trở nên ẩm ướt hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi và viêm tắc nang lông, khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.
Khi phụ nữ bị viêm nang lông vùng kín thì tuyệt đối không nên gãi ngứa hay cạo bỏ hoàn toàn vùng “rừng rậm” này. Bởi, khi mang thai máu dồn về phía tử cung và vùng kín, nên nếu cạo lông chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau rát. Chưa kể là lớp lông mới mọc lên có thể khiến vấn đề trầm trọng hơn, do tình trạng lông không thoát khỏi biểu bì của da được nên mọc quặm vào trong.
Vì thế, để tránh bị viêm nang lông khi có bầu, bạn hãy hãy tăng cường vệ sinh sạch sẽ để vùng kín khô thoáng mỗi ngày ngày. Nếu có “dọn cỏ” chỉ nên dùng kéo cắt bớt một phần để chúng trông gọn gàng hơn thôi nhé.
Độ nhạy cảm với sản phẩm
Khi mang thai, nội tiết tố bị thay đổi, do đó vùng kín cũng trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Chính vì thế, vùng kín của bà bầu sẽ rất dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với bất kì sản phẩm nào, từ xà bông, sữa tắm, chất làm mềm vải cho đến giấy vệ sinh thông thường.
Các sản phẩm mà bạn sử dụng thoải mái trước đó thì có thể dễ gây kích ứng hơn vào thời điểm này, khiến da bị nổi mụn ngứa và sưng đỏ.
Vậy nên, nếu bạn quá mẫn cảm với những thứ mà bạn tiếp xúc với, hãy thử thay sản phẩm khác và hạn chế sử dụng chúng, xem tình hình có cải thiện hơn không nhé.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Tử cung nằm ở phía trên bàng quang. Khi thai nhi phát triển, tử cung ngày nàng nở rộng ra, khiến cho áp lực nó tạo lên bàng quang lớn hơn. Tử cung chèn ép lên bàng quang có thể ảnh hưởng tới quá trình bài tiết nước tiểu, gây đái rắt, đi tiểu không kiểm soát…. Điều đó khiến cho nhiễm trùng đường tiểu dễ xảy ra hơn.
Streptococcus nhóm B là một trong những loại vi khuẩn chủ yếu gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Loại vi khuẩn này có thể gây hại cho trẻ sơ sinh, và gây ra những triệu chứng khó chịu khác trong thai kì như là:
- Buồn tiểu thường xuyên, đái rắt
- Đau bụng
- Âm đạo ngứa và nóng rát
- Có thể thấy máu trong nước tiểu
- Đau đớn khi giao hợp
Bà bầu bị trĩ
Về những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng thai nhi càng tăng thêm, do đó các bà bầu có thể bị giãn tĩnh mạch âm hộ gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, còn một yếu tố nguy cơ khác đó là tình trạng thừa cân trước khi mang thai, ít vận động, cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ gây ra bệnh trĩ.
Bệnh lí này khiến phụ nữ cảm thấy khó chịu vùng da quanh hậu môn. Nếu bạn cảm thấy bị ngứa ngáy ở vùng này thì rất có thể bạn đã bị bệnh trĩ.
Viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ
Ngứa vùng kín có thể coi là triệu chứng phổ biến nhất về các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục khi phụ nữ mang thai. Điều này xảy ra do ảnh hưởng từ sự thay đổi của hormone sinh dục, từ đó môi trường pH trong âm đạo bị xáo trộn theo. Môi trường âm đạo có tính axit hơn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm ký sinh để gây bệnh.
Các mầm bệnh viêm phụ khoa thường gặp từ lậu cầu khuẩn, Chlamydia trachomatis,Hemophilus ducreyl, Trichomonas vaginalis, Gardnerella vaginalis, Candida albicans, virus herpes.
Những dấu hiệu phổ biến khi mắc bệnh phụ khoa gồm có:
- Vùng âm đạo tấy đỏ, nóng rát
- Dịch âm đạo đổi màu (xanh, vàng, xám, hoặc trắng đục như bã đậu)
- Dịch âm đạo có mùi hôi, tiết ra nhiều hơn bình thường
- Đau rát khi quan hệ hay đi tiểu
- Một số người có thêm triệu chứng đau âm ỉ ở vùng chậu hoặc đau lưng
Khi người mẹ bị mắc các bệnh viêm âm đạo hay bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà sinh thường, thai nhi chui qua cửa âm đạo có thể bị dính nấm vào niêm mạc gây viêm da hoặc tưa miệng. Nếu bé đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sinh non, sức đề kháng yếu có thể gây viêm phổi do nấm, nhưng trường hợp này thường hiếm gặp hơn.
Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mang thai ở nước ta mắc các bệnh phụ khoa là không nhỏ, đặc biệt là phụ nữ sinh sống ở vùng dân cư đời sống chất lượng thấp. Hầu hết các chị em đều mang tâm lý chủ quan, lo sợ việc chữa trị sẽ ảnh hưởng tới em bé nên thường trì hoãn việc khám chữa hoặc không chữa trị triệt để. Điều đáng nói là, họ mới chỉ chú tâm đến việc siêu âm thai nhi định kỳ chứ chưa ý thức được việc kiểm tra sức khỏe phụ khoa của bản thân trước và trong thai kỳ quan trọng thế nào.
Khi bà bầu có bất kỳ một căn bệnh nào dù nặng hay nhẹ thì việc điều trị bằng thuốc cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đối với thai nhi. Việc uống thuốc lâu dài có thể gây ra một vài biến chứng không mong muốn như tình trạng đẻ non, sẩy thai.
Thường thì đối với các dạng bệnh viêm phụ khoa, bệnh nhân đều được chỉ định thuốc uống kết hợp thuốc đặt âm đạo. Tuy nhiên, nếu đối tượng là phụ nữ mang thai, bạn cần hết sức cẩn trọng. Xin nhận lời tư vấn kỹ lưỡng từ chuyên gia y tế để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sao cho có lợi nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.
Do đó, trước khi có ý định mang thai các chị em cần đi khám sức khỏe tổng quát cũng như sức khỏe sinh sản để chữa dứt điểm các bệnh viêm nhiễm vùng kín, phần phụ, đảm bảo an toàn cho mẹ và con sau này.
Bị ngứa âm đạo trong thai kỳ, nên xử lý thế nào?
Ngứa âm đạo khi mang thai do sự thay đổi về nội tiết tố thường chỉ là tình trạng tạm thời, không đáng lo ngại. Bạn có thể tự giải quyết nó bằng một số mẹo áp dụng tại nhà, chẳng hạn như là rửa vùng kín với baking soda hoặc lá chè xanh, lá kinh giới…
Nếu bạn nghĩ rằng các sản phẩm bạn đang sử dụng có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín, hãy thử loại bỏ tất cả chúng và sử dụng các sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, nhẹ nhàng, phù hợp cho đối tượng bầu bí.
Những bà bầu bị ngứa ngáy nhiều do phần da bị rạn, thì có thể sử dụng loại kem giữ ẩm an toàn cho da và bổ sung thêm nước, cũng như thực phẩm dinh dưỡng sẽ góp phần hạn chế sự ngứa ngáy do khô da.
Nếu như tình trạng không cải thiện sau vài ngày thì bạn nên chủ động tới phòng khám phụ khoa để kiểm tra. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó và có giải pháp điều trị an toàn phù hợp với phụ nữ mang thai.
Thông thường, các loại thuốc kháng nấm (nếu bạn bị nhiễm trùng nấm men) sẽ không được khuyến khích sử dụng trong thời gian này vì nó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và nhiều vấn đề khác ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
Vệ sinh đúng cách để chủ động phòng tránh bệnh
Để tránh các bệnh viêm nhiễm “vùng kín” khi mang thai, chị em cần giữ gìn vệ sinh thật tốt. Nên sử dụng thêm dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp cho bà bầu, không sử dụng các loại xà bông để vệ sinh vùng kín. Chị em cũng cần chú ý nguồn nước sử dụng để vệ sinh.
Tránh giao hợp khi đang mang bầu, không thụt rửa vùng kín vì có thể làm mất cân bằng độ pH tự nhiên trong âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu.
Sau khi đi vệ sinh hoặc đi tiểu, cần làm sạch “vùng kín” bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng. Khăn bông cần được thay giặt hàng ngày. Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo, nhất là phụ nữ có thai vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.
Có thể vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng, nước chè xanh, để giảm ngứa vùng kín tuy nhiên chỉ rửa bên ngoài chứ không ngâm lâu trong chậu.
Khi rửa chị em cũng cần phải chú ý làm sạch từ trước và sau; tuyệt đối không nên làm ngược lại để tránh nguy cơ lây bệnh, nhiễm trùng cho vùng kín.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó khăn do ngứa vùng kín trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, bí quyết duy nhất mẹ bầu nên nhớ đó là vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng khoa học mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu tối đa hiện tượng này.
Có thể bạn muốn biết:
Em có bầu ở tháng thứ 4 nhưng thấy dịch âm đạo ra hơi nhiều có bị sao không ạ?
Chào bạn!
Do hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ tăng cao 5 -6 lần trong thời gian mang thai điều đó tác động đến vùng kín làm tăng tiết dịch âm đạo. Vì vậy đây hoàn toàn là một dấu hiệu sinh lý bình thường, không có gì đáng lo ngại. Thế nhưng, chị em cần chú ý hơn trong việc vệ sinh và chăm sóc vùng nhạy cảm hằng ngày để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa trong thai kì. Nếu bị nhiễm nấm, điều này sẽ vô tình gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và việc điều trị còn khó khăn khi phải cân nhắc lợi ích giữa sức khỏe của bé và việc dùng kháng sinh.
Thân ái!
E bầu tháng cuối e bị ngứa ở vùng kín nhưng lại bị mọc mấy nốt ở cửa mình e thấy khó chịu lắm giờ làm vậy chị
Chào bạn
Tốt nhất là bạn nên đi khám sớm để kiểm tra bất thường và xử lý kịp thời, không nên tự mua thuốc về điều trị khi chưa có tư vấn của bác sĩ.
Thân ái.
E bầu tháng cuối thai kỳ
Bị ngứa âm đạo kèm dịch vàng..đi khám bác sĩ có cho e thuốc uống
Vậy cho em hỏi uống thuốc có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ạ?
Chào bạn, khi mang thai đồng nghĩa với nội tiết trong cơ thể thay đổi, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tiết dịch bất thường. Với tinh trạng như vậy bạn chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ với Dạ Hương, vận động nhẹ nhàng, mặc đồ thoải mái để cải thiện nhé ạ.
E bầu đc 33 tuần rồi
Mới bị ngứa đc 2 hôm đã có nốt đầu trắng em nên lm j ạ
Chào bạn, khi mang thai đồng nghĩa với nội tiết trong cơ thể thay đổi, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tiết dịch bất thường. Với tinh trạng như vậy bạn chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ với Dạ Hương, vận động nhẹ nhàng, mặc đồ thoải mái để cải thiện nhé ạ.
Em bầu tháng cuối em bị ngứa vùng kín có cách nào điều trị kh ạ
Chào bạn, với tình trạng như vậy, bạn chú ý vệ sinh vùng kín với Dạ Hương 2-3 lần mỗi ngày, vận động nhẹ nhàng, tránh mồ hôi, bụi bẩn làm bệnh nặng thêm nhé.
Chào bác sĩ . E hiện bầu dc 37 tuần mà ngứa 2-3 ngày nay , ngứa gãi đỏ lên sưng và có kho chảy máu , ra dung dichk màu trắng thì có sao ko ak . Và làm cách gì để cho hết ngứa ạ
Chào chị, Ngứa vùng kín là một biểu hiện thường gặp của phụ nữ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vệ sinh vùng kín chưa đảm bảo hoặc dị ứng với các yếu tố như: xà phòng, sữa tắm, quần lót, bột giặt, nước xả vải…
Để khắc phục tình trạng ngứa vùng kín trước hết cần loại bỏ các yếu tố gây dị ứng (nếu có) và vệ sinh vùng kín 1-2 lần mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh Dạ Hương, thay quần lót thường xuyên.
Nhãn hàng chúc chị luôn xinh đẹp, tự tin, yêu đời!
E bầu 4 tháng.bị ra khí hư màu vàng xanh.cảm giác hơi ngứa và rát.Vậy là bị phụ khoa gì vậy ạ
Chào chị, biểu hiện trên của viêm nhiễm phụ khoa , chị nên tới các cơ sở thăm khám phụ khoa uy tín gần khu vực để được rõ nguyên nhân và sớm có biên pháp xử lý ạ.
Hàng ngày chị nên vệ sinh vùng kín thường xuyên 2 lần 1 ngày bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ như dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương, sản phẩm có tại các nhà thuốc, tạp hóa, siêu thị trên toàn quốc.
Chị nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giảm căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya và có thể bổ sung thêm thực phẩm bổ trợ.
Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe!
E mang thai tháng thứ 7 vùng kín bị ngứa và ra 1 ít máu có sao k ạ
Chào chị, vùng kín bị ngứa là biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa, để yên tâm chị nên tới các cơ sở thăm khám phụ khoa uy tín gần khu vực để được kiểm tra thêm, làm rõ nguyên nhân.
Hàng ngày chị nên vệ sinh vùng kín thường xuyên 2 lần 1 ngày bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ như dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương, sản phẩm có tại các nhà thuốc, tạp hóa, siêu thị trên toàn quốc.
Chị nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giảm căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya.
Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe!