Viêm nhiễm phụ khoa

Nấm candida – Tổng hợp những điều cần biết và cách phòng tránh

29 Tháng Một, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Nấm candida thường được tìm thấy ở nhiều nơi trên cơ thể con người. Loại nấm này là một trong những nguyên nhân điển hình nhất gây viêm âm đạo. Cùng Dạ Hương tìm hiểu về loại nấm này và cách phòng tránh nó nhé!

Nấm candida là gì?

Nấm Candida thuộc họ nấm men phổ biến nhất trong giới vi sinh vật. Chủng nổi bật nhất là Candida albicans. Đa số trường hợp, chúng sinh sống bình thường trên khắp cơ thể. Các vị trí nổi bật có sự xuất hiện của loài nấm này như: 

  • Bề mặt da
  • Niêm mạc miệng
  • Niêm mạc ống tiêu hoá
  • Niêm mạc sinh dục

Loại nấm này sẽ được “cách ly” khỏi cơ thể bằng hàng rào biểu bì, dịch tiêu hoá, pH âm đạo… Khi hàng rào miễn dịch lỏng lẻo, nấm candida phát triển mạnh lên và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Hình ảnh nấm men candida

Nguyên nhân mắc nấm men candida

Các yếu tố sau đây được cho là nguyên nhân hàng đầu làm cho nấm candida phát triển gây viêm nhiễm trên cơ thể: 

  • Người bệnh đang điều trị kháng sinh dài ngày
  • Thường xuyên sử dụng, lạm dụng thuốc có chứa corticoid. Các loại thuốc phổ biến như: prednisone, dexamethasone…
  • Người bị hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS
  • Người mắc bệnh tiểu đường, ung thư…
  • Phụ nữ có thai
  • Sinh sống ở nơi có điều kiện vệ sinh kém, ẩm ướt 
  • Không thường xuyên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín hoặc vệ sinh sai cách

Nắm rõ nguyên nhân khiến nấm men candida phát triển mạnh cũng là cách để rút ra biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

Bệnh viêm âm đạo do nhiễm candida

Trong số các loại nhiễm trùng nấm candida trên cơ thể, âm đạo phụ nữ là nơi dễ bị nhất.

Dấu hiệu nhận biết

Ở phụ nữ, nấm men ở âm đạo gây ra viêm âm đạo với triệu chứng như:

  • Ngứa và nóng rát âm đạo. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, gãi ngứa nhiều khiến cho nấm men lan rộng ra bẹn, hậu môn gây bệnh.
  • Niêm mạc âm đạo có màu đỏ
  • Dịch âm đạo có màu trắng đục như bã đậu
  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều, bám thành mảng dày bám vào thành âm đạo
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục
  • Khó tiểu tiện
Viêm âm đạo do nấm candida là bệnh nhiễm khuẩn 90% phụ nữ gặp phải ít nhất 1 – 2 lần trong đời.

Đối với nam giới, triệu chứng có thể bao gồm đau, ngứa hoặc có cảm giác châm chích trên đầu dương vật.

Nhiễm candida âm đạo nguy hiểm như thế nào? 

Thực tế, viêm âm đạo do nấm men Candida gây ra thường không nguy hại cho tính mạng. Tuy nhiên, căn bệnh này thường khiến khiến cho người bệnh gặp nhiều phiền phức, khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

  • Gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cả ngày: Thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác hoặc e ngại trong đời sống vợ chồng do cảm giác đau rát gây ra. 
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác như viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu, viêm niêm mạc tử cung,…
  • Dễ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: mất cân bằng độ pH ở vùng này, từ đó pH kém ổn định sẽ gây trở ngại cho tinh trùng khi kết hợp với trứng.
  • Bà bầu bị viêm nhiễm âm đạo có thể lây mầm bệnh sang cho trẻ nếu sinh qua đường âm đạo thông thường. Trẻ đẻ ra có thể mắc các bệnh về mắt, miệng, hô hấp…

Phân biệt các loại nhiễm trùng nấm  men candida phổ biến 

Như đã đề cập ở trên, nấm candida có ở khắp nơi trên cơ thể. Ở bất cứ vị trí nào nó cũng có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm. Một số dấu hiệu đặc trưng sau đây có thể giúp bạn phân biệt các loại nhiễm trùng nấm men candida cơ bản: 

Nhiễm candida đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu do nấm candida rất thường gặp. So với nam giới thì nữ giới ít nhất sẽ mắc phải 1 – 2 lần trong đời. Nấm khu trú ở vùng dưới tiết niệu, phát triển mạnh gây viêm. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến thận. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Tiểu buốt, tiểu rắt 
  • Tiểu có lẫn máu kèm đau buốt bụng dưới 
  • Đau rát vùng chậu 
Nấm candida đường tiết niệu thường gặp ở cả nam và nữ

Viêm candida ở miệng họng 

Tuy là một phần của hệ vi sinh vật vùng miệng nhưng candida vẫn có thể gây viêm. Khi phát triển quá mức, candida có thể lan sâu xuống khu vực amidan và gây ra hàng loạt triệu chứng như sau: 

  • Xuất hiện nhiều đốm trắng, mảng bám trắng đục quanh niêm mạc miệng
  • Có thể bị chảy máu ở các nốt đốm trắng trong miệng gây đau nhức
  • Nóng rát vùng miệng, ăn uống nói cười khó khăn 
  • Đặc biệt đau nhiều khi nhai nuốt
  • Hơi thở có mùi hôi 
  • Mất vị giác khi viêm nặng 

Viêm da do nhiễm nấm men candida

Ở các vị trí da ẩm ướt, nếp gấp da thường đổ mồ hôi, candida cũng dễ phát triển gây viêm nhiễm. Bạn sẽ thấy trên bề mặt da có các nốt mẩn đỏ hoặc nổi mụn nước nhỏ li ti. Mụn có nhân trắng như sữa cũng có thể là dấu hiệu của bệnh này. 

Viêm da do candida thường xuất hiện ở các vị trí như: 

  • Nách
  • Bẹn
  • Kẽ giữa các ngón tay, chân
  • Vùng chân ngực

Ngoài các dạng nhiễm nấm candida phổ biến kể trên, loại vi khuẩn này còn có thể gây nhiễm trùng máu và nội tạng. Bệnh lý này có thể xảy ra ở những người suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS hay các bệnh ung thư… Sốt cao khó giảm, mệt mỏi quá độ, suy thận là biểu hiện đặc trưng nhất. 

Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi bị viêm do nấm candida. Dù vậy hiếm khi bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng. Các trường hợp nghiêm trọng là do nấm đã xâm nhập vào máu hoặc nội tạng và không được điều trị kịp thời. Vì vậy nắm rõ các dấu hiệu nhận biết kể trên cũng là cách để có biện pháp chữa trị kịp thời. 

Cách chữa trị nấm candida như thế nào?

Khi có một trong những dấu hiệu nghi ngờ viêm do nấm candida, bạn cần đi khám ngay. Việc thăm khám và làm xét nghiệm sẽ giúp khẳng định chắc chắn loại viêm nhiễm và có hướng chữa trị kịp thời. 

Sử dụng thuốc kháng nấm là cách phổ biến nhất để điều trị các chứng viêm do nấm men candida. Cụ thể loại thuốc nào sẽ phụ thuộc vào vị trí nhiễm nấm trên cơ thể. Việc dùng thuốc cần được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn. 

Một số loại thuốc phổ biến điều trị viêm do nấm men candida

Bác sĩ có thể kê toa cho bạn một số loại thuốc trị nấm candida sau đây:

  • Nhiễm candida ở miệng: nystatin, clotrimazole, fluconazole, itraconazole;
  • Nhiễm candida thực quản: nystatin, fluconazole, itraconazole;
  • Viêm da do candida: nystatin, miconazole, clotrimazole, naftifine, và ketoconazole;
  • Nấm candida đường máu: anidulafungin, caspofungin, micafungin hoặc amphotericin B.
Thuốc kháng nấm là cách điều trị viêm nhiễm do candida thông dụng nhất.

Thông tin về các loại thuốc kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ khi điều trị đó là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Hãy liên lạc ngay với bác sĩ khi cần tư vấn thêm hoặc gặp vấn đề khi sử dụng thuốc.

Hướng dẫn điều trị nhiễm nấm men candida âm đạo

Viêm nấm âm đạo là bệnh có tính chất dai dẳng, khó chữa dứt điểm. Bệnh đôi khi phải chữa trị đồng thời cho cả vợ và chồng, vì nấm men sẽ lây nhiễm qua lại khi 2 vợ chồng quan hệ tình dục. Ngoài ra, phụ nữ phải rất chú ý đến vấn đề vệ sinh vùng kín hằng ngày.

Viêm âm đạo không thể tự khỏi, người bệnh chủ yếu phải điều trị bằng thuốc đặt kháng nấm, gồm các loại thuốc như sau:

  • Clotriamazole 100mg: đặt 1 viên thuốc đặt âm đạo mỗi đêm trong 7 ngày hoặc đặt âm đạo 1 viên duy nhất Clotriamazole
  • Fluconazol 150mg: uống 1 liều duy nhất hoặc uống 2 viên/ngày trong 3-5 ngày khi sử dụng Itraconazol 100mg.
  • Econazole 150mg: đặt âm đạo 1 viên/đêm trong 3 ngày
  • Thuốc bôi Gentian 0,5% dùng bôi tại chỗ, rửa bằng dung dịch betadin.

Những loại thuốc này không được sử dụng cho phụ nữ mang thai dưới 12 tuần tuổi.

Lưu ý trong sinh hoạt khi điều trị viêm do nấm candida

Dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt tác động không nhỏ tới hiệu quả điều trị. Trong thời gian điều trị viêm do nhiễm candida, mỗi người cần lưu ý những điều sau đây: 

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt ở khu vực nhiễm nấm 
  • Thường xuyên rửa tay xà phòng, súc miệng nước muối và mặc đồ thoải mái, thoáng mát
  • Với trường hợp nhiễm candida vùng tiết niệu, sinh dục cần lựa chọn đồ lót thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Nên thay đồ lót mỗi 3 – 4 tiếng/lần và giặt với nước ấm nóng, phơi dưới ánh nắng to.
  • Uống nhiều nước để đẩy nhanh tốc độ đào thải vi khuẩn 
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan
  • Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh, các loại vitamin và khoáng chất 
  • Trường hợp nhiễm nấm vùng miệng họng ảnh hưởng đến ăn uống nên sử dụng các món ăn dạng lỏng, loãng. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tăng khả năng hấp thụ của cơ thể. 

Biện pháp phòng tránh nấm candida

Sau đây là những lưu ý giúp bạn phòng tránh viêm nhiễm do nấm candida gây ra:

  • Vệ sinh vùng kín mỗi ngày 1 -2 lần với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp 
  • Vệ sinh vùng kín nhiều hơn trong những ngày “đèn đỏ”, lau sạch vùng kín sau khi đại tiểu tiện.
  • Vệ sinh vùng kín cho nam và nữ trước/ sau khi quan hệ tình dục
  • Thay băng vệ sinh ngày 3 -4 lần khi đến kỳ kinh nguyệt, chỉ dùng băng vệ sinh hằng ngày vào những ngày cuối của chu kì, không dùng băng vệ sinh có hương thơm.
  • Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.
  • Tránh dùng xà phòng hay cách chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín (Xem chi tiết: Cảnh báo nguy hiểm khôn lường khi rửa vùng kín bằng xà bông)
  • Không thụt rửa âm đạo, ngâm tắm trong bồn quá lâu
  • Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch… để tắm rửa

Trên đây là tất tần tật thông tin về nấm candida. Hi vọng rằng những chia sẻ từ Dạ Hương, đặc biệt là cách phòng tránh nhiễm bệnh sẽ giúp ích cho quý độc giả!

Theo dõi Dạ Hương trên Facebook: https://www.facebook.com/dahuonghoalinh

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận