Sức khỏe sinh sản

Mang thai bao nhiêu tuần thì có dấu hiệu ốm nghén?

11 Tháng Chín, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Dấu hiệu nghén thai là tình trạng phổ biến gặp ở những phụ nữ đang mang thai. Tùy vào sức khỏe và thể trạng của từng sản phụ mà các cơn ốm nghén có thể nặng hoặc nhẹ. Những trường hợp nhẹ thường không có biểu hiện rõ ràng khiến nhiều mẹ chủ quan. Vậy mang thai bao nhiêu tuần thì có dấu hiệu nghén? Mẹ cần lưu ý những gì để các cơn ốm nghén không ảnh hưởng đến sức khỏe? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé!

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là những biểu hiện khó chịu mà mẹ bầu phải trải qua trong quá trình mang thai. Triệu chứng nổi bật nhất là buồn nôn và nôn ói. Ốm nghén khiến các mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống. Theo thống kê, trong quá trình mang thai hầu hết mọi sản phụ đều có những dấu hiệu ốm nghén như nôn, buồn nôn,…

Tùy vào thể trạng của mỗi người mà cường độ và triệu chứng ốm nghén sẽ khác nhau. Có những người cơn ốm nghén chỉ thoáng qua. Nhưng có nhiều mẹ bầu lại thường xuyên phải đối mặt với những cơn ốm nghén kéo dài gây mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Dưới đây là một số trường hợp mẹ bầu có khả năng ốm nghén cao hơn bình thường:

  • Những mẹ có tiền sử bị buồn nôn hoặc có tiền sử ốm nghén ở những lần mang thai trước đó.
  • Những phụ nữ khi uống thuốc tránh thai hay có biểu hiện buồn nôn hoặc nôn, do cơ thể phản ứng với sự thay đổi của estrogen.
  • Phụ nữ mang đa thai, nồng độ các hormone trong cơ thể mẹ có sự thay đổi.
  • Những mẹ bầu có tiền sử say tàu xe.
  • Mẹ bầu bị tiền đình, đau nửa đầu.
  • Những phụ nữ mang thai lần đầu cũng rất dễ bị ốm nghén
  • Những người làm việc trong môi trường có nhiều áp lực, stress kéo dài.

Nguyên nhân gây ốm nghén ở phụ nữ mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ốm nghén trong quá trình mang thai. Dưới đây là một vài nguyên nhân điển hình:

  • Khi mang thai, hàm lượng hormone HCG tăng nhanh. Một số nghiên cứu y học cho thấy, những mẹ bầu mang đa thai, nồng độ HCG càng cao thì mức độ ốm nghén càng nặng.
  • Sự tăng nhanh của hormone progesterone khiến thức ăn trong dạ dày trở nên khó tiêu hơn bình thường. Điều này làm cho mẹ bầu luôn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn.
  • Khi mang thai, hệ thần kinh và thính giác của mẹ bầu thường rất dễ nhạy cảm với những loại thực phẩm có mùi. Ngay cả với các loại thức ăn thông thường cũng khiến bạn cảm giác khó chịu, buồn nôn.
  • Những mẹ bầu có tiền sử gia đình khi mang thai đều ốm nghén.

Mang thai bao nhiêu tuần thì có dấu hiệu nghén?

Mang thai bao nhiêu tuần thì có dấu hiệu nghén là câu hỏi được nhiều sản phụ băn khoăn. Theo các bác sĩ, thông thường vào khoảng tuần thứ 4-6 của thai kỳ sẽ dần xuất hiện dấu hiệu ốm nghé. Một số trường hợp các dấu hiệu nghén có thể xuất hiện muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8-12 của thai kỳ.

Thời gian và mức độ ốm nghén của mỗi sản phụ là khác nhau. Điều đó tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe của các mẹ. Thông thường quá trình nghén của thai phụ diễn ra trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ khi em bé đã dẫn ổn định trong tử cung. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp thời gian ốm nghén kéo dài lâu hơn khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Theo thống kê, sau tuần thứ 14 của thai kỳ những cơn ốm nghén giảm dần, mẹ bầu sẽ có cảm giác thoải mái hơn. Bắt đầu sang tuần thứ 15 trở đi, các dấu hiệu ốm nghén có thể sẽ không còn nữa hoặc ở mức độ nhẹ hơn. Do đó, mẹ bầu đừng quá lo lắng với những biểu hiện bình thường khi mang thai này nhé!

Đọc thêm: Các dấu hiệu mang thai bé trai cực chuẩn mà chị em nên biết

Ốm nghén có nguy hiểm không?

Như đã trình bày ở trên, ốm nghén là một trong những dấu hiệu thường gặp khi mang thai. Nếu các cơn ốm nghén chỉ ở mức độ từ nhẹ đến trung bình thì sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Trong thời kỳ ốm nghén mẹ có thể sẽ không tăng cân nhưng em bé vẫn mạnh khỏe nếu mẹ thường xuyên bổ sung nước và lượng thức ăn nhất định. Khi kết thúc giai đoạn ốm nghén, mẹ sẽ có cảm giác thèm ăn trở lại. Lúc này, hãy bổ sung thêm các thực phẩm thiết yếu để bé được phát triển bình thường.

Trong trường hợp, các cơn ốm nghén kéo dài, mẹ bầu luôn có cảm giác nôn mửa, chán ăn thì có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm. Cơ thể mẹ bầu bị thiếu chất dinh dưỡng, rối loạn nước và điện giải, gây thiếu ối làm tăng nguy cơ sinh non, con sinh ra nhẹ cân hoặc nghiêm trọng hơn là không giữ được em bé. Do đó, khi có những biểu hiện bất thường, các cơn ốm nghén kéo dài liên tục mẹ nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ.

Các phương pháp giảm triệu chứng ốm nghén khi mang thai

Ngoài băn khoăn vì việc mang thai bao nhiêu tuần thì có dấu hiệu nghén, thì các phương pháp giảm ốm nghén cũng được nhiều mẹ quan tâm. Phương pháp hỗ trợ điều trị ốm nghén ở phụ nữ mang thai chủ yếu là dựa theo triệu chứng, cân bằng nước và điện giải, giữ vững tinh thần thoải mái. Cụ thể như sau:

Thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày

Một trong các phương pháp giúp giảm cơn ốm nghén ở phụ nữ mang thai là hình thành các thói quen tốt. Loại bỏ dần các kích thích gây khởi phát tình trạng buồn nôn, ói mửa.

  • Mẹ bầu nên ăn những thức ăn mà mình yêu thích, hợp khẩu vị. Tránh xa những thức ăn có mùi khó chịu khiến mẹ bị nôn, ói.
  • Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần trên ngày để cơ thể cảm thấy dễ chịu và đảm bảo dưỡng chất cần thiết.
  • Bổ sung nước mỗi ngày để giữ ối, giúp em bé phát triển khỏe mạnh
  • Tránh xa các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, không sử dụng các chất kích thích, các sản phẩm nước ngọt đóng chai.
  • Uống bổ sung chất sắt, acid folic hay các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể khi mang thai, nhất là trong giai đoạn ốm nghén.

Bổ sung nước và điện giải

Một trong những phương pháp giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai là truyền dịch. Bởi việc nôn ói quá nhiều sẽ làm mất nước và các chất điện giải khiến cơ thể bị hạ natri máu, hạ kali máu. Những loại dịch truyền được khuyến cáo sử dụng phải có đặc tính sinh lý, sinh hóa tương tự như môi trường tuần hoàn của cơ thể. Một số loại dung dịch thường được chỉ định là natri clorid 0,9%, lactate ringer… Việc thực hiện cần được hướng dẫn dưới sự giám sát của các y bác sĩ.

Ngoài ra, việc uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, em bé phát triển bình thường. Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai nên uống ngày 3l nước mới được coi là đủ.

Bổ sung thuốc chống nôn

Thông thường các triệu chứng nôn ói sẽ nhanh chóng kết thúc và sản phụ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, khi mẹ bầu bị nôn liên tục trong nhiều giờ, không nạp được dinh dưỡng để nuôi cơ thể thì cần bổ sung thêm thuốc chống nôn.

Trước khi sử dụng các nhóm thuốc này, mẹ bầu cần nên tham khảo ý kiến và uống theo chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp uống quá liều sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất

Khi bị ốm nghén, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu để cơ thể không bị mất nước. Những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất mẹ bầu nên sử dụng gồm: Các loại rau xanh, các loại nước ép từ củ, quả,…

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thường xuyên luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng vừa giúp cho sự phát triển của bé vừa khiến các cơn ốm nghén nhanh chóng qua.

Trên đây chúng tôi vừa trả lời cho các bạn câu hỏi “Mang thai bao nhiêu tuần thì có dấu hiệu nghén”. Cùng với đó là các biện pháp giúp giảm cơn ốm nghén nhanh chóng. Hy vọng mẹ bầu đã kịp ghi nhớ để có một sức khỏe tốt trong suốt quá trình thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm: Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? Biểu hiện thế nào?

Theo dõi Dạ Hương trên Facebook: https://www.facebook.com/dahuonghoalinh

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận