Viêm nhiễm phụ khoa

Đi khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì, mất bao nhiêu tiền?

19 Tháng Hai, 2019
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Đi khám phụ khoa có đau không, cần chuẩn bị những gì? Tất tần tật những thắc về vấn đề này sẽ được giải đáp đầy đủ trong nội dung dưới đây. 

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cao, nên đi khám phụ khoa định kỳ, nhất là đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản và khám lần đầu trong độ tuổi từ 13-15 tuổi. Bởi đây là một bệnh thường gặp ở hầu hết phụ nữ. Có đến 90% phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa ít nhất 1 lần.

Những điều cần chuẩn bị khi đi khám phụ khoa

Để quá trình khám phụ khoa diễn ra thuận lợi, các bạn cần xác định rõ ràng một số vấn đề dưới đây:

Xác định rõ tình trạng của bản thân

Bạn cần biết, việc khám phụ khoa có liên quan đến việc bạn đã quan hệ tình dục hay chưa. Nếu bạn chưa từng quan hệ tình dục thì không nên đi khám phụ khoa. Trường hợp ra nhiều huyết trắng, mùi khó chịu; ngứa ngáy liên tục nhiều ngày thì vẫn nên đi khám. 

Với trường hợp này, bác sĩ sẽ không khám sâu vào âm đạo mà chỉ khám vùng âm hộ bên ngoài. Hoặc thay thế bằng siêu âm vùng bụng, khám qua trực tràng. Việc này để đảm bảo không gây tác động lên màng trinh.

Với những bạn nữ đã quan hệ tình dục nên đi khám định kỳ 6 tháng đến 1 năm để phát hiện bệnh liên quan đến phụ khoa và có phương pháp điều trị sớm. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt đã bôi chất làm trơn để đưa vào âm đạo để quan sát thành âm đạo cùng cổ tử cung. 

Có thể bác sĩ nam sẽ thực hiện khám cho bạn

Ở một số bệnh viện, bạn sẽ được lựa chọn bác sĩ nam hoặc nữ thực hiện khám cho mình. Nhưng một số bệnh viện khác, bạn không được lựa chọn. Do đó, hãy chuẩn bị tâm lý nếu bạn gặp vấn đề khi người khác giới quan sát và kiểm tra vùng phụ khoa của bạn, nhất là bạn nữ chưa từng quan hệ tình dục.

Thả lỏng để không bị đau

Trong quá trình bác sĩ đưa mỏ vịt và âm đạo của bạn, nếu bạn cố gồng và không thể thả lỏng, rất có thể bạn sẽ bị đau. Vì thế hãy thả lỏng nhất có thể để việc này diễn ra trơn chu. Nếu chưa thực sự thoải mái và cần nghỉ vài phút trước khi bác sĩ thực hiện, hãy nói với bác sĩ ngay nhé.

Đi khám phụ khoa cần chuẩn bị tâm lý ổn định, thả lỏng đế không bị đau
Đi khám phụ khoa cần chuẩn bị tâm lý ổn định, thả lỏng đế không bị đau

Sẵn sàng cho những câu hỏi riêng tư

Bác sĩ sẽ hỏi một số câu riêng tư về chu kì kinh nguyệt, cách thức quan hệ (qua đường nào, có dùng biện pháp phòng tránh không…). Những câu hỏi này nhằm để chẩn đoán tình trạng bệnh vùng kín của bạn cũng như đưa ra lời khuyên tốt cho bạn để tránh các bệnh liên quan.

Chuẩn bị sẵn các giấy tờ cần thiết

Một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị trước khi tới khám phụ khoa ở các bệnh viện: bảo hiểm y tế, chứng minh thư và một số giấy tờ bệnh án liên quan (với những người có tiền sự bệnh, dị ứng…)

Các câu hỏi thường gặp về khám bệnh phụ khoa

Nên đi khám phụ khoa vào thời điểm nào?

Thời điểm thích hợp nhất để tới khám phụ khoa là buổi sáng. Thời điểm này là khi bạn tỉnh táo và nhiều năng lượng nhất. Hơn nữa, khám vào buổi sáng sẽ giúp bạn có nhiều thời gian hơn để chờ kết quả (thường sau 1 tiếng). Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo đã sạch kinh nguyệt từ 3-5 ngày.

Đi khám phụ khoa có mất nhiều tiền không?

Nhìn chung, với gói khám cơ bản gồm các mục khám giúp sàng lọc bệnh thông thường có chi phí từ 200.000 – 1 triệu đồng. Ngoài ra, nếu bạn thực hiện khám thêm các mục nâng cao như xét nghiệm máu, soi âm đạo, tế bào tử cung, xét nghiệm HPV…  thì chi phí sẽ cao hơn. 

Ngoài ra, việc lựa chọn cơ sở khám phụ khoa và bác sĩ trực tiếp khám, mức chi phí cũng cao hơn thông thường. Nếu sử dụng bảo hiểm, chi phí khám sẽ rẻ hơn. Tuy nhiên, một số gói khám lại không áp dụng với bảo hiểm y tế. Vì thế, hãy hỏi kỹ về điều kiện áp dụng.

Nên mặc váy hay quần khi đến khám phụ khoa?

Để thuận tiện và tiết kiệm thời gian cũng như giữ tâm lý ổn định, bạn nên lựa chọn váy dài, rộng. Không nên mặc quần bó sát, có nhiều phụ kiện rườm rà. Váy rộng và dài giúp bạn không cảm thấy ngại ngùng mà vẫn che được một phần hông và phía trên vùng kín. Nếu lựa chọn quần, bạn sẽ phải cởi bỏ hoàn toàn để thuận tiện cho việc thăm khám. Một số bạn nữa sẽ cảm thấy không thoải mái hoặc bị tâm lý khiến quá trình khám phụ khoa gặp khó khăn.

Đi khám vùng kín có cần làm xét nghiệm gì không?

Một số xét nghiệm cần làm khi đi khám phụ khoa mà các bạn cần thực hiện. Quá trình xét nghiệm sẽ diễn ra ngay sau khi bác sĩ khám trực tiếp vùng kín.

  • Siêu âm âm đạo: Giúp xem xét tình hình tử cung, buồng trứng và cơ quan sinh dục khác
  • Xét nghiệm Papsmear: Là xét nghiệm phụ khoa cho phụ nữ từ 21- 65 tuổi. Xét nghiệm này giúp phát hiện những vấn đề xuất hiện ở tử cung. Và cho phép bác sĩ chẩn đoán sớm và chính xác về ung thư cổ tử cung.
  • Xét nghiệm HPV: Kiểm tra virus HPV gây ung thư cổ tử cung và mụn cóc ở bộ phận sinh dục
  • Xét nghiệm CA- 125: là xét nghiệm để kiểm tra nồng độ protein trong máu. Qua đó chẩn đoán xem có ung thư phát triển ở buồng trứng hay không
  • Xét nghiệm nội tiết tố: Giúp kiểm tra lượng hormone quan trọng trong cơ thể như progesterone, estradiol. Từ đó có cơ sở để kết luận về vấn đề sinh sản và kinh nguyệt của phụ nữ.
Đi khám phụ khoa cần làm những xét nghiệm gì?
Đi khám phụ khoa cần làm những xét nghiệm gì?

Có nên đi khám phụ khoa định kỳ không?

Theo khuyến cáo, phụ nữ nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ 3-6 tháng hoặc 1 năm. Tuy nhiên, thực tế thống kê cho thấy tỷ lệ phụ nữ đi khám phụ khoa rất ít, chỉ chiếm 30%. Đa phần phụ nữ chỉ khám khi có dấu hiệu bất thường và gặp vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bỏ qua các dấu hiệu khác lạ mà không tới khám. Ngoài việc khám định kỳ để phát hiện sớm các bệnh liên quan, chị em cần nhớ các mốc quan trọng nhất định phải đi khám phụ khoa.

Vì vậy, nên đi khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện, xử lý và điều trị sớm những bệnh lý liên quan tới cơ quan sinh sản. Tránh những bất ổn về sau.

  • Trước khi kết hôn: sức khỏe sinh sản giữ vai trò rất quan trọng trong hôn nhân. Việc thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp loại trừ các vấn đề bệnh viêm nhiễm. Hoặc bệnh lý tác động tới khả năng sinh sản cũng như cuộc sống vợ chồng. 
  • Trước khi có ý định mang thai: các vấn đề từ bộ phận sinh dục của mẹ sẽ được sàng lọc, xử lý kịp thời. Việc này tránh lây nhiễm trẻ và đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Đặc biệt, tránh những biến chứng khó lường sau này.
  • Những biểu hiện bất thường dù đơn giản hay nghiêm trọng: khi hư nhiều có mùi và màu xanh vàng; chảy máu âm đạo dù đã sạch kinh hoặc sau quan hệ tình dục

Lưu ý khi đi khám phụ khoa

Những lưu ý quan trọng dưới đây giúp quá trình thăm khám phụ khoa diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt, các bạn cần đọc kĩ:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước sạch trước khi tới khám.
  • Không thụt rửa vùng kín. Trước ngày khám không sử dụng dung dịch vệ sinh hay thuốc làm biến đổi pH trong môi trường âm đạo.
  • Trước 2 ngày tới khám, tránh quan hệ tình dục dưới mọi hình thức.
  • Không sử dụng bia, rượu, chất kích thích.
  • Trước ngày khám, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, ít dầu mỡ cay nóng để dịch âm đạo không tiết nhiều. Bởi nội tiết tố thay đổi, tiết nhiều dịch sẽ ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả khám, xét nghiệm.
  • Đi vệ sinh trước khi vào khám trực tiếp vùng kín.
  • Tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ về vệ sinh và sử dụng thuốc sau khám tại nhà.
  • Liên hệ ngay với bệnh viện hoặc bác sĩ trực tiếp nếu xảy ra điều bất thường trong quá trình điều trị, vệ sinh vùng kín tại nhà.

Lựa chọn địa chỉ khám phụ khoa uy tín

Để không tiền mất tật mang, các bạn cần lựa chọn cho mình một địa chỉ thăm khám phụ khoa uy tín. Dưới đây là một số tiêu chí cho các bạn lựa chọn.

  • Lựa chọn bệnh viện có tên tuổi, hoặc phòng khám có đầy đủ giấy phép hoạt động cấp bởi Bộ y tế.
  • Các cơ sở thăm khám phụ khoa cần có cơ sở vật chất mới, hiện đại. Trang thiết bị y tế đảm bảo an toàn chất lượng.
  • Xem xét kĩ tới sự công khai, minh bạch trong quá trình tư vấn, khám và thanh toán chi phí.
  • Bác sĩ có chuyên môn, có giấy phép hành nghề, bằng cấp rõ ràng.
  • Có kế hoạch thăm khám riêng biệt với từng trường hợp đặc biệt cụ thể.
  • Sự bảo mật về thông tin bệnh nhân, hồ sơ bệnh án.
  • Thực hiện an toàn chống dịch. Đảm bảo có người thứ 3 trong phòng khám. Nếu khám bác sĩ nam, người thứ 3 phải là điều dưỡng, y tá nữ.

Bạn có biết:

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận