Sức khỏe sinh sản

Dấu hiệu vô sinh ở nữ – TOP 10 điều bạn không nên bỏ qua

25 Tháng Mười Một, 2020
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Dấu hiệu vô sinh ở nữ có thể cảnh báo bệnh vô sinh, hiếm muộn. Căn bệnh này khiến phụ nữ mất đi khả năng sinh sản. Bệnh vô sinh ở nữ giới nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn. Mời các bạn cùng Dạ Hương tìm hiểu các thông tin liên quan đến căn bệnh này một cách đầy đủ và chĩnh xác.

Từ bao đời nay, phụ nữ lấy chồng sớm, ở nhà nội trợ và sinh con. Nhưng thực tế ngày nay hoàn toàn khác – phụ nữ theo đuổi sự nghiệp, kết hôn muộn hơn và trì hoãn việc làm mẹ. Ngày càng có nhiều phụ nữ chăm lo sự nghiệp và ít quan tâm tới chuyện lập gia đình.

Thực tế chứng minh, nhiều chị em ở thời đại công nghệ phát triển này khó có con hơn hoặc có con rất muộn. Nếu như bạn thuộc nhóm phụ nữ đã lập gia đình được 1 năm, chuyện chăn gối diễn ra đều đặn nhưng chưa thể có em bé. Vậy hãy xem xét các nguyên nhân và 10 dấu hiệu cảnh báo vô sinh ở nữ trong bài viết này trước khi thăm khám với bác sĩ nhé!

Dấu hiệu vô sinh ở nữ giới là gì?
Dấu hiệu vô sinh ở nữ giới là gì?

Nguyên nhân gây bệnh vô sinh ở nữ 

Vô sinh ở nữ giới do buồng trứng không phóng thích (không rụng trứng). Và tình trạng này còn được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới mất khả năng sinh sản hoặc hiếm muộn ở phụ nữ. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác được cho là có liên quan tới vô sinh mà bạn cần biết.

Rối loạn rụng trứng

Rối loạn rụng trứng là trứng rụng không thường xuyên hoặc hoàn toàn không rụng trứng. Lý do này chiếm tỷ lệ khoảng 1 trong 4 cặp vợ chồng vô sinh.

Rối loạn chức năng vùng dưới đồi (hypothalamic dysfunction)

Hai hormone kích thích tạo nang trứng (FSH) và hormone luteinizing (LH) là hormone có trách nhiệm kích thích rụng trứng hàng tháng. Hormone này do tuyến yên sản xuất. Khi nữ giới gặp căng thẳng quá mức, tăng cân nhanh hoặc sút cân nhanh có thể gây tác động tới quá trình sản xuất hormone.

Suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm hay còn gọi là suy buồng trướng nguyên phát. Suy buồng trứng khiến lượng trứng ít dần, không chất lượng và gây giảm khả năng sản xuất estrogen ở phụ nữ.

Tổn thương ống dẫn trứng

Khi ống dẫn trứng bị tổn thương, tinh trùng không thể di chuyển vào để gặp. Cũng có thể, ống dẫn trứng bị tổn thương gây tắc nghẽn ống dẫn làm giảm khả năng thụ thai. Nguyên nhân gây tổn thương, tắc nghẽn ống dẫn trứng gồm:

  • Bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng do chlamydia, lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra.
  • Phẫu thuật mang thai ngoài tử cung.
  • Lao vùng chậu

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung cần phẫu thuật cắt bỏ. Việc này khiến tử cung có sẹo. Các vết sẹo sẽ chặn đường dẫn khiến tinh trùng và trứng không gặp được nhau. Lạc nội mạc tử cung cũng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung. Bệnh gây gián đoạn quá trình phôi làm tổ, từ đó dẫn tới khó có thai.

Do tử cung hoặc cổ tử cung

Tử cung và cổ tử cung bị viêm nhiễm hoặc có các khối u. Chúng là nguyên nhân khiến quá trình làm tổ diễn ra khó khăn. Hoặc chúng có những tác động làm tăng khả năng sảy thai. Từ đó dẫn tới khó có thai hoặc hiếm muộn ở phụ nữ. Một số nguyên nhân do tử cung hoặc cổ tử cung gây ra:

  • Polyp lành tính hoặc khối u (u xơ hoặc ung thư). Những bệnh này có thể chặn ống dẫn trứng hoặc can thiệp vào quá trình làm tổ của phôi, dẫn tới vô sinh.
  • Bất thường bẩm sinh ở tử cung như hình dạng khác lạ, hiếm gặp. Chúng có thể gây khó khăn cho việc thụ thai và tăng khả năng sảy thai.
  • Hẹp cổ tử cung
  • Đôi khi cổ tử cung không thể sản xuất loại chất nhầy hỗ trợ tinh trùng đi vào tử cung, gặp trứng để thụ tinh.
Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới là do PCOS
Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới là do PCOS

 

10 dấu hiệu vô sinh ở nữ mà bạn không nên bỏ qua

1. Không có thai

Dấu hiệu chính của vô sinh là không có thai sau khi cố gắng thụ thai trong một khoảng thời gian nhất định. Phụ nữ được coi là vô sinh khi không có thai sau 1 năm quan hệ tình dục. Người phụ nữ trên 35 tuổi được tính là vô sinh nếu sau 6 tháng chưa có thai.

2. Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Khi bạn bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, kinh nguyệt không đều là chuyện hết sức bình thường. Nguyên nhân có thể do trục nội tiết chưa thực sự ổn định. Tuy nhiên, sau nhiều năm, tình trạng này vẫn lặp lại một cách đều đặn thì đó là dấu hiệu vô sinh ở nữ mà bạn nên lưu tâm.

Ở phụ nữ khỏe mạnh, hàng tháng đều diễn ra chu kỳ kinh nguyệt. Điều này khẳng định cho việc trứng rụng đều đặn. Mặc dù, ở từng người và từng tháng sẽ có độ dài vòng kinh khác nhau. Nhưng nếu như vòng kinh của bạn kéo dài hơn 35 ngày hoặc vài tháng mới xảy ra một lần, khả năng mang thai rất khó.

Ngoài dấu hiệu nhận biết vô sinh, chu kì kinh nguyệt không đều còn tiềm ẩn nguy cơ béo phì, mắc bệnh buồng trứng đa nang. Ngoài ra thì

3. Mụn đột ngột, nghiêm trọng

Nếu như da mặt của bạn trước đây không từng có mụn trứng cá nhưng đột ngột xuất hiện gần đây. Đây là dấu hiệu của nội tiết tố  có những thay đổi đột ngột, chẳng hạn như sự xuất hiện của nhiều mụn trứng cá thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự rối loạn nội tiết tố. Đặc biệt là mụn mọc nhiều dưới cằm, quanh miệng. Rất có thể bạn đang mắc hội chứng buồng trứng đa năng sớm. Do đó, cần thăm khám ngay khi mụn trứng cá mọc đột ngột và kéo dài không hết. 

4. Thống kinh

Thống kinh là hiện tưởng tử cung bên phải co bóp để tống máu ra ngoài. Trong quá trình hành kinh, nhiều phụ nữ thấy đau tức bụng dưới, đau nhói từng cơn. Cơn đau sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, nếu đau quá dữ dội có thể ảnh hưởng tới cuộc sống. Nghiêm trọng tới mức bạn không thể làm gì, hoặc không có sức làm gì, thậm chí tụt huyết áp, buồn nôn hay ngất xỉu. Thì đây chính là dấu hiệu vô sinh ở nữ mà bạn cần thận trọng.

Trước tiên sẽ là những bệnh viêm nhiễm phụ khoa được phát hiện từ triệu chứng thống kinh. Lâu dần chúng gây ra những tổn thương ở tử cung, nội mạc tử cung và gây tắc ống dẫn trứng. Một số triệu chứng đi kèm mà bạn cần để ý đó là: tiểu buốt, đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục… Tình trạng xảy ra phổ biến ở 20-40% nữ giới.

Đau thống kinh là một trong những dấu hiệu vô sinh ở nữ giới
Đau thống kinh là một trong những dấu hiệu vô sinh ở nữ giới

5. Đau vùng chậu bất thường

Đau vùng chậu là biểu hiện khi bạn gặp phải vấn đề như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm phần phụ hay u nang buồng trứng… Cơn đau lúc âm ỉ, lúc thì đau dữ dội tùy từng thời điểm và thể trạng mỗi người. Nếu gặp biểu hiện này và chúng thường xuyên xảy ra, bạn cần thăm khám với bác sĩ ngay để chẩn đoán bệnh và điều trị sớm. 

6. Chảy máu âm đạo bất thường

Máu kinh chảy quá nhiều không kiểm soát trong thời gian kinh nguyệt có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Rong kinh là một trong những triệu chứng dễ thấy ở phụ nữ gặp vấn đề về tử cung. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới diễn ra từ 28 đến 32 ngày. Mỗi đợt kéo dài từ 3-5 ngày với lượng máu kinh dao động từ 40 – 80ml/ kỳ.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài quá 35 ngày với lượng máu nhiều không giảm dần. Lượng máu kinh thấm đẫm băng vệ sinh dù bạn thay băng sau mỗi 2h đồng hồ. Và điều này đã kéo dài qua 4-5 ngày có kinh thì bạn cần gặp bác sĩ ngay. Bởi khả năng cao “cô bé” của bạn đang bị tổn thương, cụ thể là bệnh lạc nội mạc tử cung. Bệnh gây ảnh hưởng xấu tới khả năng thụ thai.

7. Máu kinh sẫm màu hoặc nhạt

Máu kinh có màu đặc hơn hoặc nhạt hơn bình thường là một tín hiệu bất thường. Ở phụ nữ bình thường, máu kinh có màu đỏ tươi ở đầu kỳ kinh và sẫm hơn chút vào những ngày cuối. Ở những phụ nữ đang gặp vấn đề vô sinh, hiếm muộn hoặc bệnh nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, màu kinh sẽ đậm hoặc nhạt ngay từ đầu và không thay đổi cho đến cuối kì kinh.

8. Bầu ngực tiết dịch như sữa

Dù không mang thai và cũng không đang cho con bú, nhưng đầu vú vẫn tiết dịch giống như sữa. Đây có thể là triệu chứng của bệnh tuyến giáp hoặc sự phát triển của khối u lành tính. Dịch đặc giống sữa đọng trên đầu ti cho thấy nồng độ hormone prolactine tăng cao. Điều này có thể có nguyên nhân từ chế độ sinh hoạt, ăn uống hoặc sử dụng thuốc gây tác dụng phụ. Qua thăm khám, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp điều chỉnh lượng prolactine về bình thường và kinh chu kỳ rụng trứng đều đặn trở lại. 

9. Rụng tóc hoặc hệ lông phát triển mạnh

Khi cơ thể dư thừa nội tiết tố nam sẽ kích thích hệ lông phát triển. Chúng phát triển mạnh ở mặt, tay, ngực, lưng. Hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể là nguyên nhân gây dư thừa nội tiết tố nam trong cơ thể nữ giới. Mặt khác, tóc rụng hoặc tóc mỏng có thể là một biểu hiện liên quan tới vô sinh ở nữ. Đó có thể là bệnh ung thư tuyến giáp, thiếu máu, rối loạn tự miễn.

Hệ lông phát triển là biểu hiện của vô sinh
Hệ lông phát triển là biểu hiện của vô sinh

10. Tăng cân đột ngột không rõ nguyên nhân

Béo phì là một căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh con ở nữ giới. Khi bị béo phì, khả năng mang thai của phụ nữ giảm xuống, xác xuất rất thấp. Không những thế, phụ nữ béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh về thai kỳ cao hơn phụ nữ bình thường. Và như vậy, dù có mang thai thì khả năng sảy thay vẫn rất cao ở phụ nữ béo phì. 

Tăng cân đột ngột không giải thích được, không có nguyên do có thể liên quan tới hội chứng buồng trứng đa nang. Vấn đề cân nặng có tác động không nhỏ tới khả năng sinh sản cũng như sức khỏe thai nhi. Do đó, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, chăm chỉ tập luyện thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh. Và hơn hết, duy trì một cân nặng an toàn để sẵn sàng cho một giai đoạn thai sản khỏe mạnh.

Các yếu tố nguy cơ gây vô sinh

Một số yếu tố nguy cơ gây vô sinh mà nhiều chị em không biết. Dù ít dù nhiều thì những yếu tố này vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới khả năng thụ thai.

Tuổi tác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản 

Phụ nữ tuổi càng cao thì khả năng sinh sản càng thấp. Đặc biệt là ở độ tuổi giữa 30 và khả năng thụ thai giảm nhanh sau 37 tuổi. Dấu hiệu vô sinh ở nữ giới lớn tuổi thường do số lượng và chất lượng trứng thấp. Cũng có thể do tuổi tác không đủ đáp ứng việc sản sinh trứng hay dẫn trứng tốt cho việc thụ thai.

Ảnh hưởng của thuốc lá

Các chất gây nghiện như hút thuốc lá hoặc cần sa có thể khiến khả năng mang thai giảm mạnh. Các chất gây hại có trong thuốc lá còn khiến hiệu quả điều trị bệnh vô sinh giảm nhanh chóng. Tỷ lệ vô sinh ở nhóm phụ nữ hút thuốc chiếm phần lớn.

Chất kích thích từ rượu, bia

Trong quá trình thụ thai hoặc mang thai, không có một mức độ an toàn nào cho phụ nữ. Do cần, khi có kế hoạch sinh con, cần tránh xa rượu và những thức uống chứa cồn.

Cân nặng

Lười vận động cùng chế độ ăn thừa chất béo sẽ khiến phụ nữ tăng cân, béo phì. Việc này ngăn khả năng thụ thai và tăng khả năng sảy thai. Ở những phụ nữ thiếu cân cũng vậy. Nguồn trứng không được sản xuất (số lượng ít), không khỏe mạnh hoặc không rụng trứng rất dễ gặp ở phụ nữ gầy yếu. Từ đó dẫn tới khó có con, vô sinh, hiếm muộn.

Tập thể dục

Thiếu hoạt động thể chất khiến các cơ, hệ thống miễn dịch không được kích hoạt. Phụ nữ khiến các bộ máy trong cơ thể ì ạch. Nếu kéo dài sẽ khiến hoạt động chức năng kém dần, yếu ớt. Điều này sẽ góp một phần vào nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. 

Từ tất cả những điều này, chị em cần quan tâm hơn tới sức khỏe của bản thân. Đặc biệt là cơ quan sinh sản. Một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai sẽ cho mang tới một thai kỳ khỏe mạnh.

Điều trị vô sinh, hiếm muộn bằng cách nào?

Kích thích rụng trứng

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê một loại thuốc uống có vai trò kích thích rụng trứng. Thuốc bao gồm Clomiphene Citrate, thuốc ức chế aromatase và thuốc hạ Insulin. Khi uống các loại thuốc này, nữ giới sẽ được giám sát và theo dõi quá trình rụng trứng. Có thể sử dụng dụng cụ dự đoán rụng trứng hoặc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, chị em cũng hoàn toàn có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra máu để xác định kết quả. Hoặc thực hiện siêu âm để biết trứng đã rụng hay chưa.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Phương pháp điều trị vô sinh này thường áp dụng với nguyên nhân gây vô sinh là rối loạn phóng noãn, lạc nội mạc tử cung…  Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) nghĩa là đưa những tinh trùng khỏe mạnh vào buồng trứng của nữ giới vào thời điểm gần thời điểm rụng trứng nhất. Điều kiện để thực hiện phương pháp này là người vợ phải có ít nhất một trong hai vòi trứng không bị tắc nghẽn. 

IUI có thể được sử dụng kết hợp với dùng thuốc kích thích rụng trứng. Tinh trùng có thể lấy từ chính bạn tình, chồng của người phụ nữ hoặc từ nguồn hiến tặng. Vẫn có thể sử dụng nguồn tinh trùng đông lạnh mà không ảnh hưởng tới kết quả thụ thai thành công.

Bơm tinh trùng vào tử cung
Bơm tinh trùng vào tử cung

Thực hiện phương pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm)

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là kỹ thuật giúp tinh trùng và trứng gặp nhau trong ống nghiệm. Sau khi được lọc rửa, tinh trùng được cấy chung với trứng trong đĩa môi trường và ủ trong tủ. Tại đây, tinh trùng có thể thâm nhập vào trứng chỉ trong vài giờ đầu. Chúng kết hợp với nhau một cách tự nhiên để tạo thành phôi. 

Phương pháp này được thực hiện theo chu kỳ. Có thể mất nhiều hơn một chu kỳ để thành công. Bước đầu tiên trong IVF là kích trứng để tạo ra nhiều trứng. Cũng giống như tình trùng, trứng đông lạnh vẫn được sử dụng hoặc được lấy từ một nguồn hiến tặng.

Ngay hôm sau, các nhà thí nghiệm sẽ kiểm tra xem trứng đã được thụ tinh chưa. Có một hoặc nhiều phôi được hình thành và bước tiếp theo là chuyển phôi. Phôi khỏe mạnh được đặt vào tử cung trong vài ngày sau thụ tinh. Trứng được kiểm tra vào ngày hôm sau để xem chúng đã được thụ tinh chưa. Vài ngày sau, một hoặc nhiều phôi được đặt vào tử cung. Và quá trình mang thai sau đó sẽ diễn ra như bình thường. Có thể đông lạnh phôi để dùng sau.

Phòng bệnh vô sinh ở phụ nữ hiệu quả

Khó có thể khắc phụ hoặc cải thiện được dấu hiệu vô sinh ở nữ. Tuy nhiên vẫn có những biện pháp phòng bệnh tốt và đem lại hiệu quả như làm tăng khả năng thụ thai. 

Không hút thuốc lá

Những tác động của thuốc lá là không thể lường trước. Và tác động lớn nhất được tìm ra là nguy cơ gây vô sinh. Do đó, hãy từ bỏ việc hút thuốc ngay khi có kế hoạch sinh con để chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật tốt.

Tránh xa các chất kích thích thần kinh, chất gây nghiện: Các chất này có thể làm giảm khả năng thụ thai. Khiến quá trình mang thai bớt khỏe mạnh. Hạn chế sử dụng cafein: Bạn cần tham khảo ý kiến của các sĩ sản khoa về việc sử dụng cafein đúng cách và an toàn cho thai kỳ. Thậm chí là trước khi có kế hoạch mang thai. 

Tập thể dục với cường độ vừa phải

Tập thể dục thường xuyên là rất tốt. Tuy nhiên, tập luyện quá mức có thể gây ảnh hưởng nhiều tới cơ quan sinh sản. Biểu hiện có thể là những đợt đau bụng sau tập luyện, khí hư và máu loãng tiết ra đột ngột, dù không trong kỳ kinh nguyệt…

Duy trì cân nặng ở mức ổn định với cơ thể: Thừa cân hoặc thiếu cân cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới khả năng sản xuất hormone. Và là nguyên nhân dẫn đến vô sinh.

Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Nếu đang mắc vô sinh, hiếm muộn, trong quá trình điều trị bệnh, tâm lý bất ổn, stress kéo dài cso thể khiến kết quả điều trị bằng 0. Nếu có dự định mang thai, bạn cần học cách sống thư giãn, giảm bớt mọi căng thẳng, lo âu trong cuộc sống.

Kết luận

Khoảng 80% các cặp vợ chồng sẽ thụ thai thành công trong vòng 6 tháng kể từ khi bắt đầu cố gắng có thai. Khoảng 90% sẽ có thai sau 1 năm nếu họ quan hệ tình dục đúng thời điểm.  Nếu bạn không có thai sau một năm cố gắng hoặc nếu bạn từ 35 tuổi trở lên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nguyên nhân vô sinh và tìm kiếm lời khuyên điều trị đúng đắn.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng vô sinh hoặc lo sợ rằng mình có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai trong tương lai, thì bạn không đơn độc. Ngành y tế và các bác sĩ luôn nỗ lực để tìm ra các giải pháp hiệu quả để điều trị vấn đề này. Vô sinh hiện nay có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp hiện đại, tỷ lệ thụ thai thành công khá cao, nên đừng lo lắng.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận