Vệ sinh vùng kín

Chảy máu vùng kín ở tuổi dậy thì có phải bệnh nguy hiểm không?

30 Tháng Năm, 2023
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt là một trong những biến đổi lớn nhất khi bước vào tuổi dậy thì. Hiện tượng chảy máu vùng kín thời điểm này rất bình thường. Tuy nhiên có không ít trường hợp ra máu bất thường khiến cho các bạn gái cảm thấy lo lắng. Chảy máu vùng kín ở tuổi dậy thì phải làm sao? Cần phải xử lý như thế nào? Chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc dưới đây nhé.

Chảy máu vùng kín ở tuổi dậy thì bình thường

Chảy máu vùng kín ở tuổi dậy được coi là bình thường trong kỳ kinh nguyệt. Thời điểm này, lớp niêm mạc tử cung dày lên, một quả trứng sẽ phát triển và được giải phóng từ một trong các buồng trứng. Nếu trứng không gặp tinh trùng thì cơ thể không cần lớp niêm mạc dày hơn nữa. Điều này cũng làm cho nồng độ hormone Estrogen và Progesterone giảm xuống. Cuối cùng chạm đến mức báo cho cơ thể phụ nữ bắt đầu hành kinh.

Thời kỳ “rụng dâu”, tử cung bong lớp niêm mạc cùng với một ít máu và đưa ra khỏi cơ thể qua đường âm đao. Đây chính là máu kinh nguyệt bình thường. Với các bạn nữ ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt có thể chưa đều trong khoảng 1- 2 năm đầu.

Chảy máu vùng kín ở tuổi dậy thì bất thường

Ngoài những ngày hành kinh bị chảy máu vùng kín như trên, một số chị em gặp tình trạng bị ra máu bất thường. Đi kèm với đó bao gồm các biểu hiện khác như: ra nhiều huyết trắng, huyết trắng có bọt, màu trắng đục, mùi khó chịu, bị ngứa vùng kín,…

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây chảy máu vùng kín ở tuổi dậy thì bất thường bao gồm cả sinh lý, bệnh lý hay các yếu tố bên ngoài khác. Cụ thể hơn:

– Chảy máu vùng kín ở tuổi dậy thì bất thường do các bệnh lý

  • Viêm âm đạo: Đây là bệnh phụ khoa rất phổ biến không chỉ gây chảy máu vùng kín ở tuổi dậy thì mà bao gồm người trong độ tuổi sinh sản hay phụ nữ tiền mãn kinh đều gặp phải. Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn, nấm Candida, trùng roi Trichomonas,… Biểu hiện điển hình của viêm âm đạo là: khí hư bất thường, đau, ngứa rát, mùi hôi khó chịu, đau khi quan hệ,…
  • Bệnh lý cổ tử cung: Gồm viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, polyp cổ tử cung,… có chung biểu hiện như chảy máu vùng kín bất thường, rối loạn kinh nguyệt, đau ngứa âm đạo, khí hư nhiều kèm mùi hôi khó chịu,…
  • Bệnh lý ở tử cung: Gồm viêm nội mạc tử cung, Polyp tử cung, u xơ tử cung,… gây chảy máu vùng kín nhưng không đau hoặc đau buốt khó chịu. Nhiều triệu chứng dễ bị nhầm sang các bệnh phụ khoa nên bạn cần lưu ý.
  • Các bệnh xã hội: Ngoài chảy máu vùng kín bất thường, nếu thấy âm đạo bị sưng đau, chảy dịch có mùi hôi, nổi mụn,… thì nguy cơ là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu, mụn rộp sinh dục, Chlamydia,…

– Chảy máu vùng kín ở tuổi dậy thì bất thường do yếu tố khác

  • Do chưa có kinh nghiệm nên các bạn nữ chọn dung dịch vệ sinh chưa phù hợp, vệ sinh vùng kín chưa đúng cách. Một số người muốn sạch sẽ còn thụt rửa quá sâu bên trong âm đạo gây tổn thương và ra máu sau đó.
  • Do căng thẳng, mệt mỏi làm rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng hormone Estrogen và Progesterone cũng có thể gây chảy máu vùng kín.
  • Do quan hệ tình dục quá mạnh bạo, sử dụng đồ chơi tình dục sai cách khiến cho niêm mạc âm đạo bị tổn thương và hậu quả là chảy máu vùng kín.
  • Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, lượng máu ra không nhiều và tự kết thúc sau khoảng vài ngày.
  • Một số trường hợp chảy máu vùng kín bất thường do mắc dị vật trong âm đạo.

Ảnh hưởng chảy máu vùng kín bất thường ở tuổi dậy thì

Chảy máu vùng kín ở tuổi dậy thì không do kinh nguyệt chắc chắn khiến các bạn nữ cảm thấy hoang mang, lo lắng. Theo các chuyên gia, nếu trì hoãn việc thăm khám, tìm nguyên nhân chính xác và can thiệp kịp thời, tình trạng chảy máu vùng kín bất thường có thể dẫn đến nhiều vấn đề như:

  • Suy giảm chất lượng cuộc sống của nữ giới, ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, làm việc, làm xáo trộn sinh hoạt thường ngày.
  • Chảy máu vùng kín nhưng không đau kéo dài có thể dẫn tới thiếu máu cùng các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, da tái nhợt xanh xao,… thậm chí nguy hiểm hơn là đe dọa đến sức khỏe, tính mạng.
  • Chảy máu vùng kín bất thường còn cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Trường hợp không được xử lý sớm thì hậu quả rất khó lường, trong đó có vô sinh hiếm muộn ở nữ.

Cách xử lý chảy máu vùng kín ở tuổi dậy thì do kinh nguyệt

Thời điểm kinh nguyệt đặc biệt nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm bởi dính cả máu, dịch nhầy,… Vậy nên các bạn nữ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách tuân thủ những điều sau:

– Thay băng vệ sinh thường xuyên từ 3- 4 lần/ngày. Sau khi thay băng vệ sinh, bạn nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp để loại bỏ hết chất bẩn, nguy cơ viêm nhiễm do vi khuẩn. Điển hình trong đó phải kể đến dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương Pharma Total Care. Sản phẩm chứa các chiết xuất từ thiên nhiên như: Cúc La Mã, Trầu không, Dâu tằm, Lô hội, Vitamin E, B3, Acid Lactic, Bioecolia, Bisabolol,,… Sự kết hợp tuyệt vời này giúp làm sạch vùng kín nhẹ nhàng, lấy đi các tế bào da chết trên da, duy trì sự mềm mại, độ ẩm tự nhiên, khử mùi hôi mang lại cảm giác tự tin, hương thơm quyến rũ. Ngoài ra, sản phẩm còn duy trì hệ vi sinh vật có lợi, ngăn ngừa tình trạng ngứa, khô rát, vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, nấm ngứa.

– Bạn mặc đồ lót thoải mái một chút, chọn chất liệu vải mềm mại, thấm hút mồ hôi. Một ngày nên thay quần lót 1- 2 lần cho thoáng khí và sạch sẽ. Thay xong cần giặt riêng với quần áo khác, phơi nắng cho khô để diệt khuẩn.

– Thời điểm này, các bạn nữ hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức. Nên nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.

– Tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa nhiều protein như thịt, cá, trứng hay rau củ quả tự nhiên.

Cách xử lý chảy máu vùng kín ở tuổi dậy thì bất thường

Khi bị chảy máu vùng kín bất thường ở tuổi dậy thì, các mẹ cũng như bé nhà mình không được chủ quan để tránh tình trạng bệnh nặng, gây nhiều biến chứng về sau. Cụ thể hơn.

  • Một số bạn nữ có thói quen sử dụng thuốc tránh thai để trị mụn. Điều này dễ gây ra các tác dụng phụ. Tốt nhất, bạn nên dừng ngay cách làm này.
  • Nếu thấy hiện tượng chảy máu vùng kín đi kèm với hiện tượng mót rặn, mót tiểu thì có thể đang xuất hiện khối u. Bạn nên đi khám cụ thể hơn, từ đó bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
  • Nếu thấy hiện tượng chảy máu vùng kín xuất hiện khí hư, mùi hôi, dịch nhờn, thậm chí có mủ,… thì nguyên nhân do viêm nhiễm đường sinh dục. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bị chảy máu vùng kín do các bệnh phụ khoa, bạn cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc đều đặn, có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tái khám theo đúng lịch hẹn.

Một số cách chăm sóc vùng kín tại nhà

Bên cạnh vệ sinh sạch sẽ vùng kín như chỉ dẫn ở trên, bạn cũng có thể kết hợp với một số mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên dưới đây.

– Lá trầu không

Lá trầu không chứa một lượng lớn tinh dầu có vai trò chống viêm tự nhiên, giúp ức chế và loại bỏ các loại vi khuẩn, nấm gây hại. Cách sử dụng lá trầu không cụ thể như sau:

  • Bước 1: Trước tiên, bạn chuẩn bị từ 5- 7 lá trầu tươi. Nên chọn loại lá bánh tẻ không quá non, không quá già
  • Bước 2: Tiếp đến, bạn rửa sạch lá trầu. Cho vào bát nước muối pha loãng trong 10 phút để loại bỏ bụi bẩn
  • Bước 3: Sau đó, bạn vò nát lá trầu không. Thêm vào nồi nước khoảng 1.5 lít nước, cho lá trầu vào đun sôi trong 10 phút
  • Bước 4: Đợi đủ thời gian, bạn cho nước ra chậu nhỏ, đợi nước nguội bớt rồi xông vùng kín
  • Bước 5: Khi nước đã nguội hẳn, bạn dùng nước đó vệ sinh sạch sẽ vùng kín
  • Bước 6: Bạn có thể áp dụng mẹo này 2- 3 lần/tuần. Không lạm dụng quá nhiều vì có thể gây khô và kích ứng vùng kín.

– Lá chè xanh

Chè xanh có chứa thành phần Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) cũng rất tốt để chống lại sự phát triển của nấm Candida. Bạn thực hiện theo các bước dưới đây nhé.

  • Bước 1: Trước tiên, bạn chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi, 1 thìa muối hạt
  • Bước 2: Sau đó, bạn rửa sạch lá trà rồi vò nát. Cho vào nồi chần qua 1 lần với nước sôi rồi đổ bỏ
  • Bước 3: Thêm khoảng 2 lít nước vào nồi, thêm muối và đun sôi trong khoảng 5 phút
  • Bước 4: Tiếp đến, bạn cho nước ra chậu, đợi nguội bớt rồi xông vùng kín
  • Bước 5: Cuối cùng, đợi nước nguội hẳn, bạn dùng nước này rửa sạch sẽ vùng kín là được nhé.

– Tăng cường sử dụng sữa chua

Sữa chua chứa hàm lượng Probiotic cao có tác dụng kích thích lợi khuẩn phát triển. Còn với vi khuẩn có hại nhờ hoạt tính của axit Lactic trong sữa chua mà hạn chế sự sinh sôi. Vậy nên chuyên gia luôn khuyến khích chị em sử dụng sữa chua thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như vùng kín. Tuy nhiên đừng nên ăn quá 150ml mỗi ngày. Thời gian sử dụng tốt nhất là sau khi ăn bữa chính khoảng 1 tiếng đồng hồ.  

Thời điểm dậy thì rất nhạy cảm nên việc bị chảy máu vùng kín dù là bình thường hay bất thường đều khiến cho bạn nữ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên quan trọng nhất là biết cách giữ cho “cô bé” luôn được sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương Pharma Total Care. Như vậy đã có thể ngăn chặn rất nhiều những bệnh nguy hiểm khác.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận