Độ tuổi dậy thì luôn được xem là thời điểm cơ thể có nhiều sự thay đổi, đặc biệt về làn da, vóc dáng. Ở giai đoạn này, nếu bạn chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì thật tốt, làn da và vóc dáng sẽ phát triển khỏe mạnh cũng như tránh được các tác hại về sau.
Tuổi dậy thì khiến cơ thể thay đổi thế nào?
Độ tuổi dậy thì đối với nữ giới thường từ 8 – 13 tuổi và nam giới từ 9 – 14 tuổi. Đây được xem là giai đoạn mà cơ thể của cả nữ và nam đều có những biến đổi về vóc dáng, làn da,.. Các hormone và nội tiết tố sẽ kích thích các bộ phận phát triển hoàn thiện để bước vào quá trình trưởng thành.
Một số sự thay đổi rõ nhất của cơ thể trong độ tuổi này phải kể đến như là:
- Với nam giới: Các chàng trai sẽ phát triển về chiều cao, vỡ giọng, dương vật phát triển, tăng kích thước tinh hoàn, xuất hiện râu, lông mọc rậm hơn,…
- Với nữ giới: Các cô nàng sẽ phát triển về chiều cao, ngực nở, bắt đầu mọc lông mu, mọc mụn và xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt,…
Hướng dẫn chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì đúng cách
Việc chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì không hề đơn giản như những gì chúng ta nghĩ. Bên cạnh việc vệ sinh cá nhân, các bạn cũng cần chú ý đến việc chăm sóc những bộ phận đang phát triển và biến đổi. Do đó, việc tìm hiểu và bổ sung kiến thức về chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì luôn là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản giúp bạn có thể chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì đúng cách:
Tắm rửa sạch sẽ
Tắm sạch sẽ mỗi ngày luôn được xem là cách chăm sóc tuổi dậy thì tốt nhất. Trong giai đoạn này, bạn cần chú ý đến việc vệ sinh các bộ phận quan trọng của cơ thể như nách, ngực hay bộ phận sinh dục,.. để giúp cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho. Bạn có thể sử dụng các loại sữa tắm giúp tăng cường khả năng sát khuẩn đồng thời tạo mùi hương cho cơ thể, giúp làn da trở nên trắng sáng, mịn màng hơn.
Bạn đừng quên tẩy da chết đều đặn cho cơ thể mỗi khi tắm. Bạn nên thực hiện việc tẩy da chết từ 2 – 3 lần/tuần để giúp cải thiện sức khỏe và tone màu da tự nhiên của mình.
Đối với những vùng nhạy cảm của cơ thể, bạn có thể sử dụng các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng để dễ dàng khử khuẩn, khử mùi hôi. Tuy nhiên, bạn cũng cần đọc thật kỹ các thông tin của dung dịch nhằm xác định loại dung dịch phù hợp trước khi sử dụng.
Cả nam giới và nữ giới đều không nên lạm dụng các chất tẩy rửa, chất tạo mùi cho “vùng tam giác” để tránh mất cân bằng độ pH tự nhiên cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể.
Gội đầu thường xuyên
Khi đến tuổi dậy thì, nồng độ hormone sinh dục tăng cao. Lúc này, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động khá mạnh làm cho phần da đầu bị bí và sinh ra gàu. Chúng không chỉ khiến bạn bị ngứa mà còn làm mất đi sự tự tin vốn có mỗi khi giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó, tóc bạn có thể xuất hiện tình trạng rụng, phát triển kém hoặc bị đổi màu,…
Để có thể ngăn chặn điều đó, bạn nên thường xuyên gội đầu để giúp loại bỏ bã nhờn cũng như tế bào chết trên da đầu. Nên gội đầu đều đặn 2 – 3 lần/tuần. Bạn có thể kết hợp với việc sử dụng các sản phẩm dầu gội, dưỡng tóc phù hợp. Điều này sẽ giúp tóc bạn chắc khỏe, dày và suôn mượt hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tẩy, nhuộm, uốn, duỗi quá nhiều khiến tóc bị hư tổn. Việc sấy tóc cũng chỉ nên cài đặt ở mức phù hợp – khoảng 70%. Bạn không nên xì tóc ở mức quá nóng hoặc xì tóc quá khô.
Ngăn mùi hôi nách
Các hormone cùng nội tiết tố hoạt động mạnh trong giai đoạn dậy thì sẽ khiến tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Với những vùng da khuất như vùng da dưới cánh tay cũng được xem là “địa bàn” để mồ hôi tích tụ và sinh ra mùi hôi khó chịu. Nếu bạn không chú ý đến việc vệ sinh, chúng sẽ dễ dàng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài như “viêm cánh”.
Với mong muốn thoát khỏi tình trạng mồ hôi dưới vùng cánh tay, các bạn có thể áp dụng phương pháp sau:
- Thường xuyên tắm rửa để hạn chế sự hoạt động của bã nhờn và mồ hôi ở vùng da dưới cánh tay.
- Kết hợp sử dụng các loại lăn khử mùi, xịt khử mùi để giúp khóa mồ hôi. Đồng thời cải thiện mùi hương mà cơ thể phát ra.
- Luôn giữ cho vùng da dưới cánh tay luôn được khô thoáng bằng cách lựa chọn những loại trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
- Tránh hoạt động quá nhiều vào thời tiết nóng để hạn chế tình trạng mồ hôi bị đổ quá nhiều.
Giữ sức khỏe răng miệng
Ông bà ta thường có câu “cái răng, cái tóc là góc con người”. Vì vậy, bạn cần nâng cao ý thức trong việc vệ sinh răng miệng trong giai đoạn tuổi dậy thì. Hãy giữ một hàm răng chắc khỏe, sáng bóng và không xuất hiện tình trạng ố vàng hay mảng bám. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn mỗi khi giao tiếp. Đồng thời cũng giúp bạn để lại ấn tượng tốt, ghi điểm trong mắt người thương.
Dưới đây là một vài lưu ý bạn cần biết khi chăm sóc răng miệng tuổi dậy thì:
- Bạn nên đánh răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày. Khi vệ sinh, bạn cần thao tác nhẹ nhàng. Không nên sử dụng lực quá mạnh sẽ khiến răng và lợi bị tổn thương.
- Tập cho mình thói quen sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để việc vệ sinh răng miệng.
- Đừng quên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Chăm chỉ đi lấy cao răng định kỳ.
- Hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm có hại cho răng miệng ( nước ngọt có gas, cafe, đồ ăn cay nóng,…)
- Bạn không nên sử dụng các phương pháp làm đẹp răng. Tiêu biểu như bọc răng sứ hoặc đính đá lên răng trong giai đoạn dậy thì.
Chăm sóc da
Một trong những việc cực kỳ quan trọng khi chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì chính là việc chăm sóc da. Làn da trong thời kỳ này sẽ bắt đầu xuất hiện các tình trạng như mụn trứng cá, mụn đầu đen, dầu nhờn, lỗ chân lông to,… Những điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và tâm sinh lý của bạn.
Do đó, các bạn hãy chăm sóc cho làn da của mình thật cẩn thận theo những tips dưới đây:
- Tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ ít nhất 2 – 3 lần/ngày. Có thể sử dụng các sản phẩm an toàn, lành tính và phù hợp với điều kiện làn da.
- Đừng quên sử dụng kem chống nắng cùng các phụ kiện chống nắng khác. Các sản phẩm này giúp bảo vệ làn da khỏi những tác hại của tia UV.
- Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm makeup nếu không cần thiết,
- Các bạn không nên nặn mụn và hạn chế việc chạm tay lên mặt. Nên thường xuyên giặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da mặt như khăn lau mặt, gối, khẩu trang,…
- Uống đủ nước và hạn chế thức khuya để làn da được cải thiện tốt nhất.
Cắt tỉa lông vùng kín
Lông vùng kín có thể trở thành một môi trường lý tưởng để các vi khuẩn sinh sôi. Do đó, hãy thường xuyên dọn dẹp chúng để vùng kín luôn được khô thoáng. Điều này cũng giúp cải thiện thẩm mỹ cũng như hạn chế tạo mùi khó chịu, ngứa ngáy.
Chăm sóc vòng 1
Ở độ tuổi dậy thì, vòng 1 phát triển mạnh mẽ. Đây chính là đặc điểm thể hiện vẻ đẹp của nữ giới. Vì vậy, việc chú ý chăm sóc vòng 1 ở độ tuổi dậy thì là cực kỳ cần thiết.
Để chăm sóc vòng 1, các bạn nên tập thở sâu và đều vào mỗi sáng khoảng 5 – 10 phút. Đồng thời thực hiện các bài tập để lồng ngực được nở nang. Bên cạnh đó, bạn có thể tắm kết hợp cùng massage vòng 1 để “núi đôi” phát triển tốt nhất.
Tìm hiểu và bổ sung kiến thức về sức khỏe giới tính
Việc bổ sung các kiến thức cơ bản về giới tính trong giai đoạn này vô cùng cần thiết. Chúng sẽ giúp bạn thoát khỏi trạng thái lo lắng, hoảng sợ về những biến đổi trong cơ thể. Việc tìm hiểu các kiến thức về sức khỏe giới tính còn giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì.
Chú ý chăm sóc cơ thể những ngày đèn đỏ ghé thăm
Khi bước vào tuổi dậy thì, bạn nữ sẽ xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Đây được xem dấu mốc quan trọng của tuổi dậy thì. Điều này đồng nghĩa với việc cơ quan sinh dục của bạn hoạt động bình thường.
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người sẽ không giống nhau. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng mà cần biết cách chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì tại thời điểm này:
- Không ăn các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua
- không sử dụng các loại chất kích thích.
- Các bạn cần giữ vệ sinh bằng cách rửa tay và thay băng vệ sinh từ 2 – 3 lần/ngày.
- Để duy trì vòng kinh đều đặn, bạn cần có một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý.
Trên đây là những hướng dẫn về việc chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì mà bài viết muốn gửi đến các bạn. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ biết cách tự chăm sóc và bảo vệ cơ thể của mình trong giai đoạn dậy thì tốt nhất.