Viêm nhiễm phụ khoa

Có nên cắt polyp cổ tử cung khi đang mang thai? Giải đáp chuyên gia

20 Tháng sáu, 2019
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Polyp tử cung tuy lành tính, nhưng khi xuất hiện vào giai đoạn mang bầu thì lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy có polyp cổ tử cung khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không? Liệu có nên loại bỏ? Đây là thắc mắc chung mà hầu hết chị em đang trong giai đoạn mang thai lo ngại.

Polyp cổ tử cung khi mang thai là gì? 

Polyp cổ tử cung là một bệnh phụ khoa phổ biến ở những phụ nữ đã từng sinh con và lớn tuổi, bệnh này ít gặp ở những thiếu nữ tuổi dậy thì chưa có quan hệ tình dục.

Polyp là những khối u nhỏ do sự tăng sinh quá mức của tế bào niêm mạc quanh cổ tử cung, các khối polyp này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang tử cung, nhưng đa phần chúng có kích thước khá nhỏ và lành tính. Nguyên nhân hình thành các khối polyp này vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng, người ta cũng không thể phòng tránh bệnh xảy ra.

Polyp khi mang thai là tình trạng polyp xuất hiện trước hoặc trong giai đoạn mang bầu. Hiện tượng này có nguy hiểm hay không còn dựa vào kích thước và mật độ các hạt polyp. Các triệu chứng bệnh thường không điển hình và khá giống với một số bệnh phụ khoa thông thường. Hầu hết các mẹ bầu biết mình bị polyp tử cung thông qua việc thăm khám thai định kỳ. Nhờ đó, bệnh được phát hiện kịp thời và có hướng xử lý đúng, không ảnh hưởng đến thai nhi. 

polyp cổ tử cung khi mang thai
Polyp cổ tử cung khi mang thai

Nguyên nhân gây polyp cổ tử cung khi mang bầu

Bị polyp khi mang bầu cũng là một trong những hiện tượng do quá trình mang thai gây nên. Một số yếu tố gây nên bệnh lý này bao gồm: 

Nội tiết tố thay đổi khi mang thai gây polyp cổ tử cung khi mang thai

Khi mang bầu, lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi thất thường. Rối loạn nội tiết tố estrogen chính là yếu tố xúc tác làm xuất hiện các hạt polyp. Theo đó làm tăng nguy cơ bị polyp tử cung khi mang bầu. 

Viêm cổ tử cung do vi khuẩn hoặc các nguyên nhân khác

Giai đoạn mang bầu là thời kỳ cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi nhất. Theo đó, sức đề kháng cũng suy giảm rõ rệt. Việc khó khăn trong vệ sinh vùng kín và vệ sinh hàng ngày không đúng cách là nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa. Điều này tạo điều kiện cho các hạt polyp hình thành. 

Do thiếu kiến thức và tâm lý chủ quan

Một trong những nguyên nhân hàng đầu chính là sự thiếu kiến thức và tâm lý chủ quan của mẹ bầu về căn bệnh này. Rất nhiều mẹ bầu khi bị viêm nhiễm phụ khoa và tự điều trị tại nhà. Một số người nghĩ đây là bệnh lý nhẹ nên chủ quan không thăm khám bác sĩ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự hình thành polyp trong tử cung khi mang thai. 

Không thăm khám thai định kỳ cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến polyo tử cung xuất hiện và ảnh hưởng đến thai nhi. 

Niêm mạc cổ tử cung bị tổn thương hoặc tắc mạch máu cổ tử cung

Niêm mạc tử cung, cổ tử cung bị tổn thương là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh polyp tử cung khi mang bầu. 

Hiện tượng tắc mạch máu cổ tử cung khiến tĩnh mạch của thai phụ bị căng phồng. Các khối polyo tử cung từ đó được hình thành. 

Người đã từng bị lạc nội mạc tử cung 

Biến chứng của lạc nội mạc tử cung lâu dần có thể hình thành lên các khối polyp khi mang thai. Các lớp niêm mạc tử bị bong trong nhưng không được đào thải. Chúng dính vào các bộ phận khác như tử cung. Từ đó hình thành lên các khối polyp. 

Polyp cổ tử cung mang thai nguy hiểm không? 

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, polyp tử cung mang thai cực kỳ nguy hiểm. Bà bầu có nguy cơ sinh non hay sảy thai rất lớn, đặc biệt với những bà mẹ áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Những khối polyp xuất hiện trong niêm mạc cổ tử cung khiến nhiều chị em rất lo lắng, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ hết sức nhạy cảm. Do đó, việc cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp trong thời kỳ này là hết sức quan trọng.

 Polyp cổ tử cung thường gây ra cảm giác khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt vì âm đạo tiết ra nhiều khí hư, ra máu bất thường nên làm tăng cao khả năng viêm nhiễm. Không những vậy, những khối polyp có nguy cơ ngày càng phát triển lớn hơn làm bít tắc cổ tử cung, gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ của các mẹ bầu, nhất là những trường hợp sinh thường.

Polyp cổ tử cung cực kỳ nguy hiểm khi mang thai
Polyp cổ tử cung cực kỳ nguy hiểm khi mang thai

Polyp cổ tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? 

Như đã đề cập ở trên, mức độ nguy hiểm của polyp tử cung tùy vào từng trường hợp. Ở những người bình thường, các khối polyp làm cản trở quá trình tinh trùng gặp trứng. Theo đó làm giảm tỷ lệ thụ thai ở người phụ nữ. 

Đặc biệt mẹ bầu, polyp tử cung nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây nên một số ảnh hưởng như: 

  • Polyp tử cung chèn ép khiến thai nhi phát triển không đồng đều. Nhiều trường hợp còn gây dị tật thai nhi. Các hạt, khối polyp sẽ lớn dần và tăng trưởng về kích thước, số lượng theo thời gian. Chúng xâm lấn và chiếm nhiều không gian trong tử cung và cổ tử cung. Trong khi đó, thai nhi ngày 1 lớn lên. Nếu kéo dài, các khối polyp dần chèn ép tử cung và thai nhi.
  • Tăng tỉ lệ sảy thai, sinh non ở thai phụ, đặc biệt là các mẹ bầu thụ tinh nhân tạo. 
  • Polyp gây tình trạng xuất huyết có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và em bé. 
  • Khối polyp di chuyển vào lòng tử ung có thể cản trở đường ra của bé. Mẹ bầu gặp nhiều khó khăn khi sinh thường. 
  • Bị polyp tử cung khiến mẹ bầu thường xuyên lo lắng, bất an. Tâm lý bất ổn này kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. 

Các phương pháp điều trị polyp cổ tử cung khi mang thai

Điều trị nội khoa 

Phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng cho các trường hợp mẹ bầu có các khối polyp nhỏ, mới hình thành. Phương pháp chỉ điều trị tạm thời, không thể chữa dứt điểm. Trong suốt quá trình điều trị polyp khi mang bầu, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn từ bác sĩ. Tùy thuộc vào từng trương hợp cụ thể như kích thước, tốc độ phát triển… bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. 

Điều trị ngoại khoa polyp cổ tử cung khi mang thai

Các phương pháp điều trị ngoại khoa là cách xử lý tốt và phổ biến nhất khi bị polyp tử cung khi mang bầu. Một số kỹ thuật thường áp dụng như: 

  • Xoắn polyp tử cung: Tiểu phẫu sử dụng kẹp polyp giữ phần chân rồi nhẹ nhàng vặn xoắn rồi kéo khối polyp ra ngoài cơ thể. Kỹ thuật này thường được chỉ định cho trường hợp kích thước polyp nhỏ. 
  • Phẫu thuật cắt polyp tử cung: Kỹ thuật được chỉ định cho các trường hợp có khối polyp to. Đồng thời, các tiểu phẫu không đem lại hiệu quả như mong muốn. Cắt polyp tử cung được thực hiện kết hợp với đốt chân polyp. Mục đích nhằm ngăn ngừa sự tái phát các polyp về sau. 

Dựa theo chẩn đoán và đánh giá chuyên môn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ngoại khoa phù hợp. Mọi thao tác can thiệp cần đảm bảo an toàn và cực kỳ cẩn thận. Bởi phụ nữ mang thai khi thực hiện các phương pháp can thiệp có thể tiềm ẩn một số nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và em bé. 

Kỹ thuật cắt polyp cổ tử cung
Kỹ thuật cắt polyp cổ tử cung

Có nên cắt polyp cổ tử cung khi mang thai?

Thông thường, những bà bầu có polyp cổ tử cung với kích thước nhỏ, nếu không xuất hiện các biểu hiện trầm trọng thì chưa nên cắt polyp nay. Việc điều trị có thể được lui lại sau khi mẹ đã sinh em bé. Loại bỏ các khối polyp cần hết sức cẩn trọng, không để chảy máu tử cung và tránh gây nguy hiểm tới tính mạng của thai phụ và em bé.

Đối với những trường hợp polyp có kích thước quá lớn dễ xuất huyết thì cần phải được can thiệp ngay bằng các phương pháp như cắt – xoắn polyp hay đốt chân polyp bằng laser, dao leep. Trước khi thực hiện, bạn cần thảo luận về các rủi ro có thể gặp phải, cân nhắc lợi ích giữa việc điều trị và sức khỏe thai nhi để lựa chọn cách thức phù hợp.

Đọc thêm: Những điều cần biết trước khi quyết định cắt polyp cổ tử cung

Bà bầu sau khi loại bỏ polyp cổ tử cung cần lưu ý những gì?

Nếu đã thực hiện cắt bỏ polyp cổ tử cung lúc mang thai thì việc chăm sóc cơ thể sau khi phẫu thuật là rất quan trọng để có thể hồi phục nhanh và đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi.

  • Rửa vùng kín với nước sạch, lau khô vùng kín và mặc trang phục thoáng mát sau khi rửa.
  • Sau khi đại – tiểu tiện, nên dùng khăn mềm hoặc giấy vệ sinh không có hương liệu để thấm khô.
  • Không thụt rửa hay ngâm mình hoặc xông hơi vùng kín.
  • Không sử dụng nước hoa vùng kín, không dùng sữa tắm để rửa vùng kín.
  • Nên chọn loại dung dịch vệ sinh phù hợp để rửa.
  • Tránh sử dụng băng vệ sinh hằng ngày thường xuyên.
  • Tránh quan hệ tình dục khoảng 1 tháng sau điều trị.
  • Không cần kiêng khem một loại thực phẩm nào đặc biệt, cố gắng bồi bổ với các loại thực ăn lành mạnh, giàu dưỡng chất, tránh xa các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Polyp tử cung có thể tái phát, do dó mẹ bầu nên định kỳ kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như sức khỏe vùng sinh sản. Từ đó, mới có thể có những phương pháp chữa trị phù hợp và đúng cách giúp đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận