Bệnh phụ khoa

Tìm hiểu các bệnh ngoài da ở vùng kín nữ giới và cách điều trị

7 Tháng Chín, 2023
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Vùng kín là khu vực luôn trong trạng thái ẩm ướt và có thể dễ dàng bị các loại vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các bệnh ngoài da ở vùng kín nữ giới phổ biến và các lưu ý khi điều trị bệnh.

Bệnh ngoài da vùng kín có thể khiến khu vực này khô nứt, gây đau rát, khó chịu cho chị em.

1. 5 bệnh ngoài da ở vùng kín nữ giới

1.1. Chàm âm hộ

Chàm là một biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa. Trên những vùng da khác nhau ở cơ thể, chàm khiến bề mặt da bị tổn thương, nứt nẻ, làm khô và bong tróc các lớp biểu bì. Chàm âm hộ (hay chàm âm đạo) khiến vùng kín bị khô, bong tróc da và ngứa ngáy. Biểu hiện ban đầu của chàm vùng kín là một chu kỳ ngứa, khiến chị em khó chịu và gãi rồi sau đó dẫn tới lichen.

Chàm xuất hiện ở vị trí âm đạo cạnh môi cô bé sẽ gây rát và đau xót. Trong một số trường hợp, chàm xuất hiện ở cửa mình từ giai đoạn đầu, nguyên nhân của tình trạng này hiện vẫn chưa được xác định rõ. Chàm vùng kín xuất hiện sau khi chị em tiếp xúc với một số chất gây kích thích hoặc tác nhân dị ứng như: băng vệ sinh, chất bôi trơn, khăn lau, chất diệt tinh trùng, nước hoa, thụt rửa âm đạo quá sâu, xà phòng, đồ lót làm bằng chất liệu ni lông…

Cách điều trị

Khi chàm âm đạo khiến da vùng kín của bạn khô, ngứa, bạn cần chăm sóc vùng da này thật cẩn thận. Cách đơn giản và dễ thực hiện nhất là bôi thuốc mỡ corticosteriod mỗi ngày 2 lần trong thời gian 2 – 4 tuần. Tần suất bôi thuốc có thể giảm dần cho đến khi các triệu chứng biến mất.

Trong trường hợp chàm âm đạo nặng, bạn có thể cần đến thuốc mỡ corticosteriod liều cao và sử dụng trong thời gian ngắn. Đặc biệt, trong thời gian điều trị, bạn phải hạn chế gãi ngứa và giảm ngứa bằng cách chườm mát vùng kín. Bác sĩ cũng có thể kê đơn cho bạn một loại thuốc histamin để giảm ngứa và uống vào buổi tối.

[tds_note]Thuốc histamin được sử dụng vào buổi tối để tránh gây buồn ngủ.[/tds_note]

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cũng cần rửa vùng kín nhẹ nhàng bằng nước muối loãng mỗi ngày, mặc trang phục thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi, hạn chế ăn những thức ăn có thể gây dị ứng như tôm, cua, cá…

1.2. Vảy nến

Vảy nến là một dạng bệnh viêm da tự miễn khiến da vùng kín bong tróc, mẩn đỏ, ngứa ngáy và thậm chí là sưng đau. Vảy nến vùng kín có thể lan đến những khu vực xung quanh như mông, háng… Người bệnh vảy nến vùng kín thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tùy vào từng trường hợp, bệnh có thể xuất hiện ở một khu vực nhỏ hoặc gây tổn thương toàn bộ vùng sinh dục. Có hai loại vẩy nến thường gặp là:

  • Vảy nến đảo ngược: Xuất hiện với những tổn thương màu đỏ tươi, không có vảy trắng, gây ngứa ngáy, đau rát và khó chịu.
  • Vảy nến thể mảng: Những vùng tổn thương màu đỏ tươi, có vảy trắng, gây đau nhức, ngứa ngáy.
Vảy nến vùng kín có thể dai dẳng, tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến cuộc sống

Cách điều trị

Nếu như vảy nến xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể, bạn có thể dùng hắc ín, vitamin D3 hoặc anthralin để điều trị. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý bệnh vảy nến vùng kín không thể vùng các biện pháp này. Khi thấy bản thân có những triệu chứng và biểu hiện của vảy nến âm đạo, bạn cần đi khám phụ khoa để được bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc phù hợp. Thuốc được sử dụng thường là thuốc mỡ có chứa corticoid và có thể kèm theo thuốc kháng sinh, kháng nấm.

Bên cạnh đó, khi điều trị vảy nến, bạn nên mặc những bộ quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, dùng các dung dịch vệ sinh phụ nữ không kiềm và chỉ rửa sạch bằng nước.

1.3. Mề đay

Mề đay vùng kín là bệnh xuất hiện theo chu kỳ do sự ảnh hưởng của các yếu tố như rối loạn nội tiết, dị ứng thức ăn, dị ứng với băng vệ sinh và dung dịch thụt rửa âm đạo, dùng thuốc kháng viêm hay thuốc giảm đau…

Mề đay vùng kín không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp tiến triển thành mề đay nghiêm trọng và phải tiếp nhận điều trị y tế. Người bệnh mề đay có một số triệu chứng sau: vùng kín nổi đốm đỏ, có mủ, có thể lây lan sang nhưng vùng da khác như hậu môn, bẹn, háng, có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, rỉ máu hoặc dịch vàng, sốt nhẹ về chiều, suy nhược cơ thể…

[tds_info]Khi mề đay vùng kín kéo dài nhiều ngày không khỏi và có xu hướng trầm trọng hơn thì bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.[/tds_info]

Cách điều trị

Mề đay có thể được điều trị bằng thuốc tây như :

  • Nhóm thuốc histamin: Loratidine, Cholorpheniramine hoặc Fexofenadine…
  • Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid: Hydrocortisone, Dermovate Cream…
  • Nhóm thuốc giảm đau chống viêm trong trường hợp viêm nhiễm, đau rát: Naproxen, Ibuprofen…
  • Thuốc kháng nấm nếu có tình trạng nhiễm nấm Candida, nấm men, giun đũa.

1.4. Bệnh lichen phẳng

Lichen là tình trạng hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến nhiều vùng da trên cơ thể trong đó có vùng kín. Lichen phẳng đặc trưng bởi những tổn thương hình đa giác, màu đỏ tím hoặc hồng, đôi khi màu trắng, khô rát và ngứa. Lichen phẳng có thể ảnh hưởng tới âm đạo, làm tăng tiết dịch màu vàng và dính, gây đau khi quan hệ tình dục. Theo thời gian, lichen phẳng có thể làm biến dạng âm hộ.

Lichen phẳng vùng kín có thể khởi phát do dị ứng với thuốc, sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc sốt rét…

Khi đi khám bệnh, bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ để dễ dàng xác định tình trạng bệnh

Cách điều trị

Lichen phẳng cần được kiểm tra và chẩn đoán dựa theo những đặc điểm lâm sàng của da hoặc sinh thiết. Liệu pháp điều trị ban đầu được sử dụng là thuốc bôi corticoid liều cao, tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài, tiến triển thành mãn tính nên cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên.

1.5. Bệnh lichen xơ hóa

Lichen xơ hóa âm hộ hay còn được biết đến là bệnh bạch biến âm hộ. Bệnh thường xuất hiện ở âm hộ, hậu môn của phụ nữ độ tuổi mãn tinh. Lichen xơ hóa liên quan đến sự rối loạn hệ thống miễn dịch với một số triệu chứng ban đầu như ngứa ngáy, khó chịu…

Cách điều trị

Để xác định bệnh lichen xơ hóa, người bệnh cần được tiến hành các xét kiểm thăm khám, kiểm tra ở cơ sở y tế. Thuốc điều trị đầu tay là corticoid liều cao trong vài tuần, sau đó giảm dần liều. Nữ giới bị lichen xơ hóa cần được kiểm tra sức khỏe vùng kín thường xuyên vì bệnh có thể diễn biến âm thầm và chuyển thành ung thư.

Cần thăm khám khi đau bụng kinh kéo dài 

2. Một số lưu ý khi điều trị các bệnh ngoài da ở vùng kín nữ giới

Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh vùng kín mà người bệnh sẽ được điều trị bằng cách biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị và sau khi điều trị, chị em cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh vùng kín, lau khô sau mỗi lần vệ sinh.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trong kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Thay băng vệ sinh mỗi 3 – 4 tiếng trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, có độ pH phù hợp, không sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm để rửa vùng kín.
  • Tuyệt đối không thụt rửa mạnh âm đạo.
  • Mặc quần áo vừa vặn với cơ thể, chọn quần lót chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Khi bị ngứa âm đạo, chị em không nên gãy bởi điều này có thể gây tổn thương trên da và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển.
  • Thăm khám sức khỏe sinh dục thường xuyên ở những cơ sở y tín, chất lượng.

Bài viết trên đây là những thông tin về bệnh ngoài da vùng kín mà nữ giới thường gặp phải. Mong rằng chị em đã trang bị cho bản thân được nhiều kiến thức bổ ích và biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận