Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, các bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì thường xảy ra nhiều nhất ở độ từ 9 – 13 tuổi. Ở giai đoạn này, hầu hết các em chưa nhận thức hết được dấu hiệu bất thường của cơ thể. Do vậy bệnh khó phát hiện sớm và không được can thiệp điều trị kịp thời. Phụ huynh có trẻ đang trong độ tuổi dậy thì cần đặc biệt quan tâm và hướng dẫn các em trong giai đoạn này.
1. Tuổi dậy thì dễ mắc bệnh phụ khoa do đâu?
Các bác sĩ sản phụ khoa chỉ ra các nguyên nhân khiến trẻ tuổi dậy thì dễ mắc các bệnh lý phụ khoa như:
1.1. Nồng độ hoocmon thay đổi
Khi nồng độ hoocmon thay đổi, khả năng tự bảo vệ của các cơ quan sinh sản bị ảnh hưởng. Trẻ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm âm đạo ở tuổi dậy thì. Việc thay đổi hoocmon được cho là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì. Điều này còn khiến trẻ rơi vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt, ra nhiều huyết trắng.
1.2. Vệ sinh vùng kín không tốt
Trẻ mới lớn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề vệ sinh “cô bé”. Đặc biệt, trẻ không biết cách vệ sinh vùng kín đúng nếu không được người lớn hướng dẫn cụ thể. Việc sử dụng xà phòng hoặc các dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh dễ khiến mất cân bằng pH. Từ đó khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể, gây viêm nhiễm vùng kín tuổi dậy thì.
1.3. Mặc quần chip chật chội, độ thấm hút kém
Kích thước và chất liệu quần lót có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe vùng kín của trẻ mới lớn. Cha mẹ cần trang bị cho trẻ những bộ quần áo lót có size vừa vặn, chất liệu thấm hút tốt. Việc cho bé mặc đồ lót quá chật, quần ngoài dày và ôm sát dễ gây hầm hơi.
Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh vùng kín phát triển. Từ đó gây nên các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Mặc quần lót ẩm ướt hoặc giặt không sạch khiến vi khuẩn tích tụ. Khi mặc khiến vùng kín ngứa ngáy, khó chịu.
1.4. Thức khuya
Trẻ tuổi dậy thì thường hay ngủ muộn, ngủ không đủ giấc, chơi điện thoại, điện tử trước khi đi ngủ. Các thói quen xấu này dễ làm rối loạn nội tiết tố. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo điều kiện cho các bệnh lý phụ khoa xuất hiện.
1.5. Quan hệ khi còn quá trẻ – nguyên nhân gây bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì
Các bác sĩ phụ khoa cho biết, trẻ quan hệ tình dục quá sớm hoặc không may bị xâm hại có nguy cơ rất cao bị bệnh phụ khoa. Cơ quan sinh dục của trẻ lúc này chưa phát triển hoàn thiện. Thêm vào đó, trẻ chưa biết cách quan hệ tình dục an toàn nên rất dễ lây nhiễm các bệnh tình dục nguy hiểm.
2. Vùng kín của trẻ thay đổi thế nào khi đến tuổi dậy thì?
Khi bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ có những thay đổi rõ rệt về cả tâm sinh lý và ngoại hình. Lúc này, trẻ đã thành người trưởng thành và có khả năng sinh sản. Đặc biệt, vùng kín của trẻ cũng có nhiều sự khác lạ khiến trẻ không khỏi lạ lẫm và bối rối. Cụ thể:
- Mọc lông mu quanh âm đạo
- Sự phát triển của tuyến mồ hôi và bã nhờn ở vùng kín gây mùi khó chịu.
- “Cô bé” bắt đầu tiết nhiều khí hư
- Âm hộ lớn hơn
- Ra kinh nguyệt
- Buồng trứng bắt đầu thực hiện chức năng tiết hormon sinh dục nữ
- Trẻ có thể mang thai nếu quan hệ tình dục không an toàn
3. Các bệnh lý phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì
3.1. Viêm nhiễm phụ khoa
Dưới đây là các bệnh lý phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì. Cha mẹ nên giúp trẻ trang bị đầy đủ kiến thức để biết cách phòng ngừa hiệu quả:
- Viêm âm đạo là bệnh lý phổ biến nhất ở nữ giới mà ai cũng từng mắc phải 1 lần trong đời. Bệnh có thể xảy ở ở bất kỳ lứa tuổi nào. Đặc biệt, bé gái trong giai đoạn tuổi dậy thì rất dễ bị viêm âm đạo.
- Bệnh xuất phát từ việc mất cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo. Hầu hết thói quen vệ sinh vùng kín không tốt, thụt rửa âm đạo quá sâu hay dùng dung dịch vệ sinh vùng kín không phù hợp dễ dẫn đến viêm nhiễm.
- Bên cạnh đó, quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh rất dễ bị lây nhiễm.
Khi bị viêm nhiễm phụ khoa ở tuổi dậy thì, trẻ thường có các biểu hiện như:
- Khí hư có mùi, màu chuyển từ trắng đục sang ngả vàng, vón cục.
- Vùng kín ngứa ngáy có thể do rận lông mu, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung…
- Đi tiểu buốt, rát, thậm chí lẫn máu.
3.2. Ngứa vùng kín – bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì
Ngứa vùng kín là hiện tượng rất nhiều phụ nữ gặp phải. Nhiều người chủ quan và cho rằng đây là vấn đề bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ sản phụ khoa cảnh báo, tuyệt đối không được chủ quan với tình trạng này. Bởi đây có thể là triệu chứng của bệnh lý phụ khoa nào đó. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý phụ khoa sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên nhân khiến vùng kín của trẻ bị ngứa ngáy chủ yếu do nhiễm nấm, tạp khuẩn hoặc giun kim. Khi bị ngứa, trẻ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như nổi mụn nước li ti, âm đạo sưng đỏ. Việc chậm trễ trong điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ sau này.
3.3. Ra nhiều huyết trắng
Bé gái tuổi dậy thì có biểu hiện ra nhiều huyết trắng. Nhiều phụ huynh người chủ quan và cho rằng đây là vấn đề bình thường, tự khỏi và không cần điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ sản phụ khoa cảnh báo, tuyệt đối không được chủ quan với tình trạng này. Bở ra nhiều huyết trắng rất có thể là biểu hiện của một loại viêm nhiễm phụ khoa hoặc bệnh lý liên quan đến đường sinh sản nào đó. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý phụ khoa sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên nhân khiến vùng kín của trẻ bị ngứa ngáy chủ yếu do nhiễm nấm, tạp khuẩn hoặc giun kim. Khi bị ngứa, trẻ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như nổi mụn nước li ti, âm đạo sưng đỏ. Việc chậm trễ trong điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ sau này.
3.4. Mắc bệnh lý tử cung – bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì
Tử cung thuộc cơ quan sinh sản, nằm phía bên trong âm đạo. Phụ nữ ngay cả khi chưa quan hệ tình dục vẫn có nguy cơ mắc bệnh lý phụ khoa liên quan đến tử cung như:
– Viêm cổ tử cung do ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn. Dấu hiệu bệnh bao gồm ra nhiều khí hư, khí hư có mùi hôi với màu khác lạ, ngứa âm đạo, đau bụng dưới, tiểu tiện bất thường…
– Viêm lộ tuyến tử cung do sự phát triển bất thường của các tế bào trong tử cung, khiến bề mặt tử cung bị xâm lấn.
– U xơ tử cung là tình trạng tử cung xuất hiện khối u bất thường. Chúng có thể phát triển trong thời gian dài và đạt kích thước lớn như một quả dưa hấu.
3.5. Rối loạn kinh nguyệt
Bạn gái trong độ tuổi dậy dễ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu ổn định sau 1 năm kể từ ngày đầu tiên hành kinh. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là sự thay đổi nội tiết trong cơ thể nữ giới.
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt rất dễ nhận biết:
– Máu có màu hồng nhạt, đỏ tươi hoặc lẫn cục máu
– Số ngày hành kinh kéo vượt quá 7 ngày. Lượng máu quá nhiều khoảng hơn 80ml/kỳ
– Hoặc số ngày hành kinh quá ít, dưới 2 ngày. Lượng máu ra chỉ đạt 20ml/kỳ trở xuống.
4. Điều trị viêm nhiễm vùng kín tuổi dậy thì
4.1. Điều trị bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì bằng thuốc
Mỗi bệnh phụ khoa sẽ có cách điều trị khác nhau. Khi quan sát trẻ có những biểu hiện bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là 3 cách điều trị bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì hiệu quả:
- Nếu bạn gái bị viêm nhiễm thể nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc đặc trị. Một số loại thuốc điều trị phổ biến là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm. Tác dụng chính của các loại thuốc này là tiêu diệt vi khuẩn, thúc đẩy lành vết thương và ngừa bệnh tái phát.
- Thuốc được chế biến ở nhiều dạng như đường uống, dạng bôi hay dạng đặt. Dùng thuốc trị bệnh phụ khoa rất đơn giản và tiết kiệm. Tuy nhiên, người bệnh không tự ý mua thuốc về sử dụng dễ khiến bệnh trầm trọng hơn. Cần đi thăm khám và dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
- Trường hợp muốn dùng phương pháp dân gian trị bệnh phụ khoa, bạn gái cần hỏi người có chuyên môn để phòng ngừa tác dụng phụ hoặc các biến chứng nguy hiểm.
4.2. Vật lý trị liệu
Sử dụng công nghệ Oxygen O3 để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu bị viêm lộ tuyến tử cung giai đoạn đầu, bệnh nhân cần thực hiện đốt điện hoặc đốt laser.
4.3. Phẫu thuật chữa bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì
Với các trường hợp viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung… bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật để điều trị.
5. Phòng ngừa các bệnh phụ khoa tuổi dậy thì hiệu quả
Để bảo vệ sức khỏe sinh sản, ngừa các rủi ro không mong muốn, bạn gái cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:
- Vệ sinh vùng kín 2 – 3 lần/ngày để ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính. Dạ Hương là sản phẩm vệ sinh tốt nhất dành cho trẻ tuổi dậy thì.
- Ưu tiên sử dụng các loại quần lót có chất liệu thoáng mát, kích thước phù hợp.
- Khi đi vệ sinh nên dùng giấy sạch để thấm khô nước tiểu.
- Cần tránh cho bé gái trong tuổi dậy thì quan hệ tình dục khi tuổi còn quá nhỏ. Trang bị đầy đủ kiến thức để phòng tránh bị xâm hại.
- Uống nhiều nước, bổ sung đổ chất để tăng cường đề kháng
- Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời các bệnh lý và có phương án điều trị phù hợp.
Bạn gái từ 9 – 13 tuổi thường bỡ ngỡ, không biết cách chăm sóc vùng kín nên rất dễ mắc bệnh phụ khoa tuổi dậy thì. Cha mẹ cần chú ý quan sát và trang bị có trẻ những kiến thức cần thiết để phòng ngừa các bệnh lý hiệu quả.
Vùng âm đạo của e bên ngoài xuất hiện những vết li ti xung quanh ạ
Chào chị, có thể chị đang gặp viêm nhiễm phụ khoa , hoặc các tác nhân như vệ sinh vùng kín chưa đảm bảo hoặc dị ứng với các yếu tố như:băng vệ sinh, xà phòng, sữa tắm, quần lót, bột giặt, nước xả vải…
Để khắc phục tình trạng ngứa vùng kín trước hết cần loại bỏ các yếu tố gây dị ứng (nếu có) và vệ sinh vùng kín 1-2 lần mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh Dạ Hương, thay quần lót thường xuyên, ko để quá lâu dễ gây viêm nhiễm, ngứa ngáy cho vùng kín.
Chị nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giảm căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya và có thể bổ sung thêm thực phẩm bổ trợ.
Nhãn hàng chúc chị luôn xinh đẹp, tự tin, yêu đời!
Ra nhiều chất màu trắng và môi bé xuất hiện những đốm liti và đau rát ngứa
Chào chị, Ngứa vùng kín là một biểu hiện thường gặp của phụ nữ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vệ sinh vùng kín chưa đảm bảo hoặc dị ứng với các yếu tố như: băng vệ sinh, xà phòng, sữa tắm, quần lót, bột giặt, nước xả vải…
Để khắc phục tình trạng ngứa vùng kín trước hết cần loại bỏ các yếu tố gây dị ứng (nếu có) và vệ sinh vùng kín 1-2 lần mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh Dạ Hương, thay quần lót thường xuyên. Đặc biệt những ngày có kinh nguyệt phải thay băng sau 4-6 giờ, ko để quá lâu dễ gây viêm nhiễm, ngứa ngáy cho vùng kín.
Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe!