Bà bầu bị viêm cổ tử cung ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ tâm lý cũng như sự phát triển của thai nhi. Liệu có nguy hiểm nào đáng lo ngại khi bị viêm cổ tử cung khi mang thai không? Cách chữa thế nào? Mời các bạn đọc tiếp bài viết nhé!
Viêm cổ tử cung là bệnh lý phổ biến không chỉ ở phụ nữ bình thường mà bệnh thường gặp cả ở phụ nữ mang thai. Bà bầu rất dễ mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung vào những tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Đây đều là 2 thời điểm quan trọng trong quá trình mang thai của người phụ nữ. Chính vì vậy, các chị em cần có kế hoạch điều trị tốt nhất để không tác động tiêu cực tới thai nhi.
Tại Việt Nam, có 33% phụ nữ mắc viêm cổ tử cung. Trong số đó có đến 40% đã bị biến chứng nặng chuyển thành viêm loét cổ tử cung. Biến chứng nguy hiểm này dễ dẫn đến nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm cổ tử cung
Để có cách điều trị cũng như nhận biết các triệu chứng bệnh chính xác hơn, các mẹ cần hiểu được nguyên nhân gây bệnh. Bà bầu bị viêm cổ tử cung có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
Quan hệ vợ chồng không đúng cách khi mang thai
Trong quá trình mang thai, quan hệ tình dục vẫn có thể được duy trì bởi điều này không gây tác động tới thai nhi. Tuy nhiên, cần quan hệ tình dục đúng cách để tránh gây viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung. Tốt nhất, nên dùng bao cao su trong khi giao hợp để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.
Trước và sau khi quan hệ tình dục, cả 2 người cần vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Khi người vợ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, vợ chồng cần cân nhắc thật kĩ khi giao hợp. Vì đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển thai nhi. Việc quan hệ tình dục trực tiếp có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào tử cung. Các vi khuẩn không chỉ gây bệnh cho người mẹ mà có khả năng ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Khi sinh, trẻ rất dễ nhiễm vi khuẩn gây viêm nhiễm, nấm từ âm đạo, cổ tử cung của người mẹ. Từ đó gây ra một số bệnh khó chữa như viêm phổi, viêm da, cận thị bẩm sinh…
Mẹ bầu có tiền sử sinh non
Những mẹ bầu có tiền sử sinh non hoặc nạo phá thai có nguy cơ mắc viêm cổ tử cung. Bởi những việc này có tác động trực tiếp tới cổ tử cung. Sau kỳ sinh non hoặc nạo phá thai, người mẹ không chăm sóc vùng kín đúng cách sẽ khiến bệnh thêm nặng và lâu khỏi. Nếu có biểu hiện khác thường về khí hư, mẹ bầu cần đi khám ngay.
Lạm dụng dung dịch vệ sinh
Nhiều chị em được chẩn đoán mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung do mất cân bằng pH. Điều này gây ra bởi sự lạm dụng dung dịch vệ sinh quá mức. Loại nước rửa phụ khoa an toàn và tốt cho vùng kín có độ pH từ 3,5-4,5. Nên sử dụng 2 lần/ngày vào thời kỳ kinh nguyệt. Những ngày thường chỉ nên sử dụng 1-2 lần/ngày.
Các triệu chứng viêm cổ tử cung khi mang thai
Các chuyên gia sản khoa nói rằng, triệu chứng của viêm cổ tử cung khó nhận biết. Chúng chỉ có biểu hiện rõ ràng khi bệnh đã ở tình trạng nghiêm trọng. Bệnh được phát hiện chính xác thông qua siêu âm đầu dò hoặc nội soi qua mỏ vịt. Một số triệu chứng của bà bầu bị viêm cổ tử cung rất thường gặp:
- Ra khí hư nhiều, có màu vàng, có mùi hôi. Có trường hợp khí hư lẫn máu.
- Thường xuyên đi tiểu đau là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm nhiễm đã lan sang góc bàng quang.
- Chảy máu âm đạo: Do bề mặt cổ tử cung bị tổn thương, khi cọ xát với dương vật khiến vùng kín đau rát và rỉ máu. Nhiều chị em sẽ cảm thấy “cô bé” đau rát sau khi quan hệ. Thậm chí là có triệu chứng đau trong lúc giao hợp.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm cổ tử cung. Máu kinh có màu đen sẫm, kỳ kinh kéo dài hơn bình thường.
Cách chữa viêm cổ tử cung cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Hiện nay, các phương pháp Tây y và mẹo dân gian được nhiều mẹ bầu sử dụng. Thậm chí sử dụng kết hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Cùng tìm hiểu các phương pháp này có đúng không và thực hiện như thế nào?
Điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai bằng phương pháp Tây y
Sử dụng thuốc đặt hoặc thuốc uống
Tùy theo nguyên nhân gốc rễ gây ra viêm cổ tử cung mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Nếu mẹ bầu mắc viêm cổ tử cung do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Trong trường hợp bà bầu bị viêm cổ tử cung có nguyên nhân từ virus, bác sĩ thường kê thuốc kháng virus.
Một điều cần lưu ý, trong quá trình sử dụng thuốc (uống hoặc đặt âm đạo), mẹ bầu cần kiêng quan hệ tình dục. Ngoài ra, việc xét nghiệm đối với chồng của bạn cũng cần được thực hiện. Việc này nhằm sàng lọc các nguy cơ nhiễm bệnh phụ khoa ở nam giới dù chồng của bạn không có biểu hiện nào cụ thể hoặc thường thấy.
Điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai bằng liệu pháp Laser
Để điều trị viêm cổ tử cung ở bà bầu, các bác sĩ sử dụng tia laser cường độ cao, đốt cháy và phá hủy các mô bất thường. Trước khi thực hiện, bệnh nhân được gây mê và nằm trong tư thế chuẩn bị. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để cố định âm đạo ở trạng thái mở. Tia laser được chiếu trực tiếp vào các mô tế bào bất thường trong cổ tử cung. Tùy vào mức độ nhiễm bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để lựa chọn phương pháp phù hợp.
Chữa viêm cổ tử cung bằng phương pháp đốt điện
Đốt điện (hay còn gọi là nhiệt trị liệu) là một thủ thuật ngoại trú. Phương pháp này nhằm đốt cháy các tế bào bị viêm nhiễm bên trong cổ tử cung. Bác sĩ sử dụng thiết bị chuyên dụng để giữ âm đạo luôn ở trạng thái mở. Tiếp đó, sử dụng tăm bông để đưa vào vệ sinh sạch vùng cổ tử cung. Que tỏa nhiệt được đưa vào sau đó để phá hủy mô bệnh. Đối với thủ thuật này, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi.
Phẫu thuật lạnh để điều trị viêm nhiễm cổ tử cung
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp viêm cổ tử cung diễn ra dai dẳng. Các bác sĩ sẽ sử que tỏa lạnh chứa nitơ lỏng ở nhiệt độ cực lạnh để phá hủy các tế bào bất thường trong cổ tử cung. Phương pháp này gần như không gây đau nhức. Nhưng bệnh nhân có thể bị chảy máu, nhiễm trùng, chuột ruột và để lại sẹo.
Điều trị viêm cổ tử cung cho bà bầu bằng phương pháp dân gian
Ngoài các phương pháp Tây y ở trên, nhiều mẹ bầu lựa chọn điều trị viêm nhiễm cổ tử cung bằng mẹo dân gian. Các bài thuốc dân gian có thành phần từ thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính. Do đó, mẹ bầu có thể tham khảo để điều trị bệnh.
Cây khổ sâm trị viêm cổ tử cung
Theo bài thuốc dân gian, cây khổ sâm được phát hiện có khả năng chữa viêm lộ tuyến. Nên sử dụng 5-10g (khoảng 1 nắm tay) cây sổ sâm tươi, rửa sạch, cắt nhỏ và sấy khô. Đun lấy nước rồi pha loãng, dùng để vệ sinh vùng kín 2-3 lần/tuần. Ngoài ra, có thể sử dụng bài thuốc này để xông hơi vùng kín.
Tuy nhiên có một số lưu ý đối với các phương pháp này khi dùng để chữa viêm cổ tử cung:
- Không nên xông quá gần. Hơi nóng cao sẽ dễ gây bỏng rát vùng kín
- Chỉ dùng trong ngày, không dùng khi đã để qua đêm.
Bài thuốc trị viêm cổ tử cùng từ cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung không chỉ giúp giảm viêm lộ tuyến cổ tử cung mà còn kháng nấm, kháng khuẩn hiệu quả. Có thể sử dụng khi còn tươi hoặc phơi khô. Các chị có đun lấy nước để rửa hoặc xông hơi vùng kín. Sau đó rửa lại với nước sạch, lâu khô bằng khăn mềm từ trước ra sau.
Gừng chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung
Gừng là một loại dược liệu có khả kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Để hỗ trợ điều trị bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai, chị em nên thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Lấy 40 – 50g gừng tươi, cạo sạch vỏ rồi đập dập hoặc giã nát.
- Bước 2: Đun sôi 1 lít nước rồi cho phần gừng ở đun thêm 2 phút.
- Bước 3: Đổ phần nước vừa đun ra chậu. Đợi cho bớt nhiệt rồi rửa vệ sinh vùng kín khoảng 5-10 phút. Áp dụng 2 lần/ngày.
Lưu ý cần biết khi điều trị viêm cổ tử cung trong thai kì
Để việc điều trị có hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Vệ sinh vùng kín hằng ngày sạch sẽ.
- Thay đồ lót thường xuyên mỗi khi ẩm ướt.
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp với phụ nữ mang thai.
- Không thụt rửa âm đạo, không ngâm vùng kín trong chậu nước lâu.
- Khám phụ khoa định kỳ. Nếu bị viêm cổ tử cung trong 3 tháng cuối thai lỳ, cần gặp bác sĩ sớm để có hướng điều trị an toàn cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
Hy vọng phần thông tin trên đây đã giúp các mẹ hiểu hơn về viêm nhiễm cổ tử cung khi mang thai. Bên cạnh đó cũng tìm được phương pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa. Điều này nhằm tránh những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.