Mùi vùng kín

Mùi đặc trưng của vùng kín là gì? Mùi thế nào là bình thường và bất thường?

27 Tháng mười, 2018
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Mùi vùng kín cho biết chính xác tình trạng sức khỏe của “cô bé”.  Vùng kín có mùi là điều rất bình thường. Nhưng khi vùng kín xuất hiện các mùi hôi, khắm, tanh chứng tỏ “cô bé” đang gặp vấn đề. Vậy mùi đặc trưng vùng kín thế nào là bình thường, thế nào là bất thường? Cùng Dạ Hương tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây! 

Mùi đặc trưng vùng kín là gì? 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trên cơ thể phụ nữ luôn tồn tại một mùi hương đặc trưng, không loại trừ cả khu vực nhạy cảm. Mùi vùng kín có thể thay đổi theo từng giai đoạn sinh lý, mỗi người có một mùi khác nhau. Nhưng đa phần mùi này rất nhẹ. Mặc dù các chị em vệ sinh “cô bé” sạch sẽ đến thế nào thì vùng kín vẫn luôn tồn tại một mùi đặc trưng. 

Mùi đặc trưng vùng kín chủ yếu do các vi khuẩn gây ra. Tại âm đạo luôn tồn tại song song vi sinh vật (vi khuẩn, nấm,…) có lợi và có hại. Khi cơ thể khỏe mạnh, những loại vi sinh vật này chung sống “hòa bình” giúp pH sinh lý luôn cân bằng và ổn định và tạo ra mùi đặc trưng tại “chỗ ấy” của mỗi chị em.

Mùi đặc trưng vùng kín chủ yếu do vi khuẩn tạo ra
Mùi đặc trưng vùng kín chủ yếu do vi khuẩn tạo ra

7 loại mùi đặc trưng của vùng kín dễ nhận biết

Mùi đặc trưng vùng kín hơi chua nhẹ

Vùng kín có mùi chua là hiện tượng rất bình thường. Mùi này tương tự như mùi thực phẩm lên men (sữa chua, bánh mì, bia…). Các nhà khoa học lý giải, mùi chua từ vùng kín phụ nữ là do vi khuẩn lên men Lactobacilli tạo ra. Loại vi khuẩn này sinh sống chủ yếu trong môi trường âm đạo khỏe mạnh với số lượng lớn. 

Có thể kết luận, mùi chua nhẹ ở vùng kín là khi độ pH vùng kín ở ngưỡng 3.8 – 4.5. Vi khuẩn Lactobacilli tạo ra môi trường acid này để ngăn ngừa sự xâm nhập và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm và nấm ngứa. 

Vùng kín có mùi kim loại

Mùi vùng kín như mùi kim loại cũng được xem là bình thường, không đáng lo ngại. Loại mùi này được hình thành do 2 nguyên nhân phổ biến là: 

  • Máu: Trong máu thường có thành phần là nguyên tố sắt nên có mùi kim loại. Đến ngày đèn đỏ, niêm mạc tử cung bong ra tạo thành máu kinh tống qua ngoài qua vùng kín. Vì vậy, vùng kín trong những ngày hành kinh thường có mùi kim loại. 
  • Sau khi giao hợp: Sau khi quan hệ tình dục, nhiều chị em xuất hiện tình trạng chảy máu do âm đạo “khô hạn” hoặc thao tác quan hệ quá mạnh bạo. Điều này khiến cho âm đạo bị tổn thương, xuất hiện các vết nứt, xước nhỏ khiến máu rủ ra gây mùi. Để khắc phục tình trạng này, chị em có thể dùng gel bôi trơn khi quan hệ để tránh gây tổn thương vùng kín. 

Tuy nhiên, mùi kim loại ở vùng kín kéo dài quá lâu mặc dù không phải do máu kinh lại là hiện tượng không bình thường.  Điều này cảnh báo vùng kín bị chảy máu liên tục và không có dấu hiệu dừng. Âm đạo chảy máu kèm khí hư nhiều, ngứa ngáy… chị em nên thăm khám để được điều trị sớm. 

Vùng kín có mùi ngọt như mật mía

Mùi hương này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe vùng kín. Nguyên nhân tạo nên mùi này là do hệ vi sinh vật tại âm đạo tạo khiến đội pH vùng kín thay đổi. 

“Cô bé” có mùi khai hoặc mùi hóa chất

Vùng kín xuất hiện mùi khai hoặc mùi như hóa chất là biểu hiện bất thường. Chị em tuyệt đối không được chủ quan vì có thể là biểu hiện của bệnh phụ khoa. Nguyên nhân gây mùi đặc trưng vùng kín này là do: 

  • Nước tiểu: Nước tiểu có thành phần phụ là ure tạo nên mùi khai. Khi đi vệ sinh, nước tiểu đọng lại trên đáy quần lót và xung quanh âm hộ gây mùi khai. Trường hợp mùi khai nồng nặc thì khả năng cao cơ thể đang bị thiếu nước. 
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Khi này, vùng kín sẽ có mùi khai, hôi tanh kèm theo các triệu chứng như: 

+ Khí hư màu sắc bất thường như trắng xám hoặc xanh. 

+ Âm đạo ngứa ngáy khó chịu

+ Đi tiểu cảm thấy nóng rát vùng kín

Nếu xuất hiện các triệu chứng này, chị em nên đi khám để điều trị dứt điểm. 

Vùng kín có mùi khai đặc trưng
Vùng kín có mùi khai đặc trưng

Mùi đặc trưng vùng kín là mùi mồ hôi, hơi hắc

Mùi hôi, hơi hắc ở vùng kín được tạo ra bởi sự bài tiết của tuyến mồ hôi. Trên cơ thể con người có 2 tuyến mồ hôi chính là: 

  • Tuyến mồ hôi toàn vẹn: Phân bố rải rác trên da, chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân. Chức năng chính của tuyến này là để làm mát cơ thể. Sản phẩm tiết ra 99% là nước và chất điện giải. 
  • Tuyến mồ hôi đầu hủy: Nằm ở nách và bộ phận sinh dục. Sản phẩm do tuyến này tiết ra có thành phần chính là amoniac và acid béo không no. Khi vừa tiết ra, các chất này chỉ có mùi nhẹ của amoniac nhưng hoàn toàn không hôi. Tuy nhiên, dưới tác động cảu vi khuẩn trên da, các acid béo không no sẽ tạo nên mùi hôi khó chịu. Tuyến mồ hôi đầu hủy sẽ hoạt động mạnh mẽ khi con người bị căng thẳng, lo lắng. Đây cũng chính là lý do vùng kín có mùi đặc trưng là hôi, hắc. 

Vùng kín có mùi cá chết, tanh đặc trưng

Vùng kín có mùi cá chết do sự xuất hiện quá mức của chất Trimethylamine. Chất này được sỉnh ra từ: 

  • Vi khuẩn gây viêm âm đạo: Vi khuẩn kỵ khí sinh trưởng mạnh, phân hủy tạo nên nhiều hợp nhất chứa Trimethylamine. 
  • Âm đạo bị nhiễm Trichomonas: Bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm trùng do nhiễm Trichomonas thường có mùi tanh nặng hơn nhiều so với viêm âm đạo vi khuẩn khuẩn thông thường. 
  • Bên cạnh đó, một số bệnh lý phụ khoa khác cũng tạo nên mùi vùng kín đặc trưng. 

Vùng kín có mùi xác chết, hôi thối

Đây là mùi bất thường của vùng kín. Khi nhận thấy bản thân xuất hiện mùi này, chị em cần nhanh chóng đi kiểm tra để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây mùi.  Lý do phổ biến nhất tạo nên mùi xác chết, hôi thối tại vùng kín là bỏ quên băng vệ sinh trong âm đạo. Rất nhiều người đã rơi vào hoàn cảnh này và phải đến cơ sở y tế để xử lý. 

Mùi vùng kín như thế nào là bình thường?

Nhiều chị em cảm thấy vùng kín của mình có mùi hơi ngai ngái nhưng lại “chua chua”. Hoặc, cũng sẽ có người nhận ra đó là một mùi như mốc nhẹ. Mùi có thể cảm nhận được là do mồ hôi tích tụ trong các ngóc ngách cơ thể. Giai đoạn trước và sau chu kì kinh nguyệt, vùng kín có mùi giống như mùi sắt.

Vùng kín có mùi thực phẩm
Vùng kín có mùi thực phẩm

Không những thế, vùng kín cũng có thể xuất hiện mùi gần giống với loại thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể. Ví dụ bạn ăn dứa hay nhiều loại trái cây có mùi thì vùng kín sẽ có mùi hoa quả ngọt. Nếu bạn ăn hành tỏi, măng tây thì vùng kín sẽ có mùi hơi hăng nồng.

Khi bạn uống nhiều thuốc kháng sinh, âm đạo cũng sẽ có một mùi hóa chất đặc trưng. Điều này được xác định một phần nằm ở việc bài tiết nước tiểu mang theo mùi kháng sinh ra ngoài. Ngoài ra, âm đạo có thể xuất hiện mùi như thuốc tẩy sau khi quan hệ tình dục. Nguyên nhân là do mùi từ tinh dịch và dịch nhầy âm đạo phát sinh.

Âm đạo có mùi thế nào là bất thường? 

Mùi đặc trưng của âm hộ là điều hết sức bình thường. Vì vậy bạn không nên cảm thấy quá lo lắng. Chúng ta chỉ cần bận tâm khi “cô bé” trở nên nặng mùi và kèm theo một vài dấu hiệu như:

  • Mùi khí hư: có mùi tanh cá, mùi chua khắm, kéo dài ngày
  • Màu sắc khí hư: chuyển màu xanh, nâu hoặc vàng, xám…
  • Cấu trúc khí hư: Bình thường dịch âm đạo dính nhớp giống như keo, khi thấy có biểu hiện vón cục hoặc quá đặc hoặc nhão thì cần theo dõi.Lượng khí hư: ở mỗi người lượng khí hư có thể tiết ra nhiều hay ít khác nhau, thời kỳ rụng trứng huyết trắng tiết ra nhiều hơn. Nếu lượng khí hư thay đổi đột ngột so với tình trạng bình thường của bạn thì cần phải xem xét
  • Các biểu hiện khác: âm đạo ngứa, đỏ rát, sưng, đau khi giao hợp

Khi có các dấu hiệu bất thường thì hãy nhanh chóng đi khám phụ khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Điều trị sớm sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như vô sinh, sảy thai…

Cách để mùi vùng kín thơm tho, quyến rũ

  • Vệ sinh vùng kín mỗi ngày, đúng cách: Dùng giấy sạch lau vùng kín sau khi đi vệ sinh. Đi tiểu ngay sau giao hợp. Thay quần lót hàng ngày và giặt bằng xà phòng dịu nhẹ. Tắm sau khi ra nhiều mồ hôi…. 
  • Sử dụng sản phẩm phù hợp trong ngày đèn đỏ như tampon hay cốc nguyệt sản. Việc sử dụng băng vệ sinh có thể gây mùi nếu như không thay thường xuyên. Nếu dùng băng, chị em nên thay 3 – 4 lần/ngày. 
  • – Chăm sóc vùng kín trong và sau khi quan hệ: Dùng bao cao su ngăn xuất tinh trong. Vệ sinh sạch sẽ âm hộ sau giao hợp. Tránh dùng gel bôi trơn có mùi thơm do hương liệu. 
  • Bổ sung lợi khuẩn cho vùng kín để ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ giảm mùi âm đạo. 
  • Tránh mặc quần áo bó sát vào cơ thể khiến vùng kín khó thoát hơi, tạo mùi. 
  • Giảm lượng đường trong chế độ ăn uống và tăng lượng nước uống mỗi ngày. 
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn, dịu nhẹ, phù hợp với tình trạng sức khỏe vùng kín. 
Sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn đươc nhiều người lựa chọn
Sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn đươc nhiều người lựa chọn

Tóm lại, hãy theo dõi vấn đề mùi vùng kín cũng như có những hiểu biết đúng đắn về vấn đề này để tự chăm sóc và bảo vệ sức sản của chính bạn.