Kinh Nguyệt

Vì sao phụ nữ thường bị đau thắt lưng khi đến kỳ kinh nguyệt

22 Tháng sáu, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Những khó chịu trong kỳ kinh nguyệt có thể nói là “cơn ác mộng” hàng tháng của nhiều chị em, từ những cơn đau quặn ở vùng bụng dưới đến đau lưng, thậm chí ngất xỉu. Nhiều chị em nghĩ rằng, đấm lưng sẽ giúp bản thân dễ chịu hơn trong những ngày nguyệt san, nhưng điều này không chỉ là sai lầm mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.

Tại sao bạn hay bị đau thắt lưng khi “đến tháng”?

Đối với phụ nữ, kinh nguyệt ghé đến hàng tháng là một điều phiền toái, nhưng đồng thời nó cũng cho thấy bạn có cơ thể khỏe mạnh. Một số chị em khi tới tháng sẽ bị đau bụng kinh, có người bị đau thắt lưng. Nhiều người thắc mắc không biết đau bụng dưới khi hành kinh là bình thường, tại sao vẫn kèm theo đau thắt lưng? Thậm chí, một số cơn đau nghiêm trọng đến mức không thể duỗi thẳng thắt lưng, không thể tập trung làm việc được. Trên thực tế, đau thắt lưng khi hành kinh đa phần là bình thường, nó xuất hiện là bởi những lí do sau: 

Mắc hội chứng PMS (Hội chứng tiền kinh nguyệt) 

Hội chứng PMS là tình trạng hầu hết chị em đều gặp phải. Hội chứng này có thể xuất hiện trước ngày hành kinh khoảng 1 tuần. Cơn đau lưng do họi chứng PMS gây ra sẽ hết ngay khi kỳ kinh diễn ra. 

Ngoài đau lưng, hội chứng PMS còn có các triệu chứng điển hình như: 

  • Đau ngực
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy, táo bón
  • Chuột rút ở bụng
  • Đau đầu
  • Tâm trạng buồn vui thất thường. 

Đau thắt lưng khi đến kỳ kinh là một triệu chứng phổ biến và diễn ra thường xuyên. Hiện tượng này có thể liên quan đến tình trạng viêm nhiễm tăng lên trong những ngày đèn đỏ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nữ giới có nguy cơ viêm cao hơn khi đến kỳ kinh nguyệt. Song song với đó là hiện tượng chuột rút ở bụng, đau lưng nhiều hơn so với những người khác. 

Hội chứng tiền kinh nguyệt gây đau thắt lưng khi đến kỳ kinh
Hội chứng tiền kinh nguyệt gây đau thắt lưng khi đến kỳ kinh

PMDD – Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt

Đây là tình trạng nghiêm trọng hơn của hội chứng PMS. Rối loạn này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, bao gồm học tập, làm việc. 

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có các triệu chứng điển hình như: 

  • Dị ứng, nổi nhiều mụn trứng cá và bị các viêm nhiễm khác
  • Tâm trạng thay đổi như lo lắng, trầm cảm… 
  • Xuất hiện các triệu chứng thần kinh như tim đập nhanh, chóng mặt
  • Xuất hiện các dấu hiệu tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy… 

Đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng đặc trưng bởi các cơn đau bụng dưới ở nữ giới khi đến ngày đèn đỏ. Đến ngày hành kinh, tử cung sẽ co bóp nhiều hơn bình thường. Bụng thường xuất hiện các cơn chuột rút dữ dội. 

Chuột rút do đau bụng kinh có thể lan ra khắp lưng, đặc biệt là thắt lưng. Theo đó gây nên hiện tượng đau thắt lưng khi đến kỳ kinh. Ngoài ra, đau bụng kinh còn kèm theo một số biểu hiện khác như: 

  • Đau bụng
  • Cơn đau lan dần xuống chân
  • Đau lưng dưới
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Choáng váng, nhức đầu

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung không nằm ở vị trí đúng. Chúng có thể được tìm thấy ở ngoài tử cung như buồng trứng, vòi trứng, bàng quang… Thậm chí, các mô này còn có xu hướng nằm “nhầm” tại khu vực xương chậu. 

Cơn đau lưng do lạc nội mạc tử cung khác với hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tâm thần hoặc đau bụng kinh. Bệnh nhân có thể nhận thấy các triệu chứng điển hình của lạc nội mạc tử cung như: 

  • Đau khu vực vùng chậu khi không đang trong kỳ kinh
  • Đau vùng chậu kéo dài, thường xuyên, đặc biệt trong và sau khi giao hợp. 
  • Kỳ kinh kéo dài trong nhiều ngày và dài hơn bình thường
  • Bị đau bụng kinh trầm trọng, bao gồm cả đau vùng bụng dưới. 

Các cơn đau lưng của lạc nội mạc tử cung sâu và khó kiểm soát. Nguyên nhân do nội mạc di chuyển đến vị trí ngoài tử cung. Các cơn đau khó có thể điều trị hoặc xoa dịu bằng các biện pháp truyền thống như xoa bóp hoặc nắn chỉnh xương. 

U xơ tử cung

U xơ tử cung có thể gây nên những cơn đau lưng nghiêm trọng, bao gồm cả đau lưng khi hành kinh. Các khối u có thể tự biến mất mà không cần phải điều trị. Trong một vài trường hợp, bác sĩ vẫn có thể yêu cầu người bệnh làm phẫu thuật để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. 

Xung huyết vùng chậu

Trong thời kỳ kinh nguyệt, khoang chậu sẽ rơi vào trạng thái xung huyết và phù nề, lúc này chị em sẽ cảm thấy đau lưng nhẹ. Đây được coi là đau lưng sinh lý, hầu hết những cơn đau này chị em đều có thể chịu đựng được và sẽ không ảnh hưởng gì nghiêm trọng.

Xuất huyết vùng chậu
Xung huyết vùng chậu

Nhiễm trùng hệ thống tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể khiến phụ nữ bị đau thắt lưng vào thời gian kinh nguyệt. Do cấu tạo cơ thể đặc biệt nên nếu không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ (đặc biệt là trước – sau khi giao hợp) thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào lỗ niệu đạo và đáy chậu gây viêm nhiễm hệ tiết niệu và gây ra những cơn đau thắt trong thời gian hành kinh.

Bệnh phụ khoa

Việc mắc các bệnh phụ khoa cũng là một trong những nguyên nhân gây đau thắt lưng khi hành kinh như viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm nội mạc tử cung… Cơn đau lưng do những nguyên nhân này thường nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của chị em. Các vấn đề về phụ khoa có thể gây ra nhiều triệu chứng đáng nói khác như là: 

  • Ra nhiều khí hư, khí hư thay đổi màu sắc, khí hư có mùi hôi
  • Đau bụng nhiều ngay cả không phải thời gian kinh nguyệt
  • Rong kinh 
  • Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, âm hộ sưng đỏ
  • Tiểu rắt, tiểu buốt

Nếu như thấy rằng đau lưng khi đến tháng có vẻ nghiêm trọng hơn mức thông thường và kèm theo một trong những triệu chứng nói trên, bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Các nguyên nhân đau thắt lưng khi đến kỳ kinh khác

Ngoài các bệnh kể trên, nguyên nhân đau thắt lưng khi đến kỳ kinh còn xuất phát từ: 

  • Nhiễm trùng 
  • Khối u
  • PID: Hiện tượng nhiễm trùng bắt nguồn tử tử cung do vi khuẩn. Sau đó, bệnh viêm nhiễm lan ra các khu vực khác. 
  • Một số yếu tố khác như: ngôi thai không thuận, có con ngoài tử cung, sẩy thai… 

Nếu bị đau thắt lưng khi đến kỳ kinh dữ dội, tốt nhất cần đi thắm khám sớm để được chẩn đoán và có phương pháp can thiệp phù hợp, cho hiệu quả cao. 

Có nên đấm lưng trong những ngày “đèn đỏ” hay không?

Khi bị đau thắt lưng, cảm giác nhức nhối sẽ thuyên giảm bằng cách đấm bóp vào vùng bị đau. Vì thế, nhiều phụ nữ có thói quen đấm lưng trong thời gian hành kinh để giảm đau tại vùng này. Tuy nhiên, nếu làm như vậy sẽ khiến cho tình trạng xung huyết vùng chậu nghiêm trọng hơn, cơn đau nhức sẽ kéo dài hơn. 

Cho nên, khi bị đau lưng bạn đừng quá lo lắng, cảm giác này sẽ hết nhanh chóng sau vài ngày. Nếu như muốn giải tỏa cảm giác khó chịu, bạn có thể thực hiện một số mẹo được hướng dẫn dưới đây để giảm đau lưng.

Điều trị thắt lưng khi đến kỳ kinh nguyệt

Theo y khoa, với chứng đau thắt lưng khi đến kỳ kinh nguyệt, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phổ biến là: 

  • Sử dụng thuốc
  • Liệu pháp bổ sung
  • Phẫu thuật. 

Kiểm soát sinh sản bằng liệu pháp bổ sung nội tiết tố

Những người bị đau bụng kinh được chỉ định thực hiện phương pháp này. Phương pháp bao gồm ngừa thai bằng cách kết hợp estrogen và progesterone. Với lựa chọn thay thế, bác sĩ có thể chỉ sử dụng progesterone. 

Phương pháp kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố giúp cải thiện hiệu quả mức độ đau đớn và nặng nề do hành kinh gây nên. Bên cạnh đó, liệu pháp còn có công dụng giảm bớt tình trạng: 

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Đau bụng kinh. 
Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố
Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố

Dùng thuốc chống viêm không steroid

Một số loại thuốc như  ibuprofen, aspirin và naproxen có tác dụng giảm đau và viêm hiệu quả. Vì vậy chúng thường được chỉ định cho người bị đau lưng do kinh nguyệt. 

Xung điện qua da kích thích thần kinh

Thủ thuật sử dụng diện cực để tạo cú sốc trên da, kích thích cơ thể sản sinh endorphin. Chất này có tác dụng giảm đau tự nhiên rất tốt. Phương pháp đã được kiểm nghiệm lâm sàng và cho kết quả tích cực. Xung điện qua da kích thích thần kinh giúp bệnh nhân giảm đáng kể cơn đau thắt lưng ở mức độ trung bình đến nặng sau 3 – 4 chu kỳ điều trị. 

Châm cứu, bấm huyệt

Liệu pháp bổ sung này tập trung tạo áp lực lên các vùng khác nhau của cơ thể. Mục đích để giảm đau và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Một nghiên cứu chỉ ra, chỉ qua 12 buổi châm cứu, bấm huyệt, bệnh nhân có thể giảm đau bụng kinh đến 1 năm. 

Phẫu thuật

Một số trường hợp đau bụng do lạc nội mạc tử cung được chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ loại bỏ các mô tử cung gây ra triệu chứng khó chịu này. Nếu tổn thương và sẹo đủ lớn, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ toàn bộ tử cung bao gồm cả cổ tử cung và buồng trứng. 

Làm cách nào để giảm đau lưng, khó chịu trong những ngày ấy tại nhà?

Giữ ấm cho cơ thể

Nếu cơ thể bị nhiễm lạnh, hơi lạnh sẽ xâm nhập vào tử cung, khiến tử cung co bóp nhiều hơn. Khi đó, cơn đau bụng kinh và đau lưng cũng sẽ trầm trọng hơn. Vì vậy, trong những ngày nguyệt san, tốt nhất bạn nên tránh môi trường lạnh, không ăn những thực phẩm dễ gây lạnh bụng. Uống trà ấm là cách rất tốt để thư giãn và xoa dịu các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt.

Đọc thêm: Tại sao bạn gái thấy bụng to ra khi “đến tháng”?

Chườm nóng

Để giảm đau lưng, bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm hoặc chuẩn bị một túi chườm ấm để đắp lên vùng này. Luồng khí nóng sẽ thúc đẩy lưu thông máu, giảm xung huyết vùng chậu và khiến bạn cảm thấy tốt hơn.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Trong trường hợp, cơn đau lưng khiến bạn mất ăn, mất ngủ, bạn có thể uống thuốc giảm đau thông thường để ức chế cơn đau tạm thời, giúp cơ thể được thoải mái.

Kết luận:

Đau lưng trong thời gian kinh nguyệt phần nhiều là do vấn đề sinh lý, một số ít trường hợp có thể là do bệnh lý. Vì thế, nếu bạn bị đau lưng kéo dài, đau nghiêm trọng qua nhiều chu kỳ kinh nguyệt, tốt hơn hết hãy đi khám càng sớm càng tốt để tìm rõ nguyên nhân, giải tỏa nỗi lo lắng của bản thân.

Dùng thuốc không kê đơn giảm đau bụng kinh
Dùng thuốc không kê đơn giảm đau bụng kinh

Những điều “kiêng kị” không nên làm trong những ngày kinh nguyệt

Không uống caffeine

Hàm lượng caffeine cao trong một số loại đồ uống sẽ kích thích thần kinh và hệ tim mạch dễ gây đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu kinh ra nhiều. Hơn nữa trong một số loại trà còn có axit tannic có thể làm suy giảm khả năng hấp thụ sắt và gây thiếu máu do thiếu sắt.

Không uống rượu

Theo báo cáo, phụ nữ uống rượu trong thời kỳ kinh nguyệt dễ gây tổn thương gan hoặc nghiện rượu hơn nam giới.

Do phụ nữ thiếu men phân hủy trong thời kỳ kinh nguyệt nên nếu uống quá nhiều rượu sẽ kéo dài thời gian say, cảm giác say hoặc các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn. Uống rượu cũng sẽ làm tăng tốc độ lưu thông máu, có thể dẫn đến tăng lưu lượng kinh nguyệt.

Không nên mặc quần bó

Những chiếc quần bó sát với phần hông sẽ gây áp lực lên các mao mạch cục bộ, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và gây xung huyết, sưng tấy bộ phận sinh dục.

Không nên tập thể thao gắng sức

Thực hiện các bài tập thể dục gắng sức như nhảy cao, nhảy xa, chạy, bóng đá, … có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm cảm giác khó chịu trong kỳ kinh, thậm chí gây đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt. Bạn cũng nên tránh hết sức có thể các bài tập sức mạnh làm tăng áp lực vùng bụng như cử tạ, đẩy tạ… nếu không sẽ gây rong kinh kéo dài.

Không ăn thức ăn sống hoặc lạnh

Đồ ăn quá lạnh hoặc sống sẽ làm giảm tốc độ lưu thông máu, từ đó ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung và quá trình thải máu kinh, khiến máu kinh chảy ra không thuận lợi và gây đau bụng kinh.

Tránh xa thức ăn lạnh hoặc sống
Tránh xa thức ăn lạnh hoặc sống

Đừng ăn nhiều muối

Ăn quá mặn sẽ làm tăng tích trữ muối và nước trong cơ thể, trước kỳ kinh nguyệt sẽ dễ xảy ra các triệu chứng như đau đầu, dễ xúc động, dễ tức giận.

Không nên nhổ răng

Nếu nhổ răng trong thời gian này, lượng máu chảy ra tại ổ răng sẽ tăng lên, mùi máu tanh trong miệng còn ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn trong kỳ kinh nguyệt.

Không nên làm “chuyện ấy”

Mặc dù một số cặp đôi thích làm “chuyện ấy” vào những ngày đèn đỏ vì có thể “lên đỉnh” dễ dàng hơn. Nhưng quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn vào sâu bên trong âm đạo. Vi khuẩn này có thể gây xáo trộn hệ vi sinh tại âm đạo, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa ở nữ giới.

Có thể bạn quan tâm: Chưa hết hẳn kinh nguyệt mà quan hệ liệu có thai không?

Không nên hét lớn, hát karaoke

Ở phụ nữ hành kinh, các mao mạch của dây thanh quản cũng bị xung huyết, dễ vỡ. Lúc này, hát karaoke trong thời gian dài thể làm đứt mao mạch dây thanh quản do dây thanh căng và rung tốc độ cao, khàn giọng, thậm chí có thể gây tổn thương dây thanh quản vĩnh viễn.

Tóm lại, chị em phụ nữ cần chú ý chăm sóc sức khỏe kinh nguyệt nhiều hơn, chăm sóc cơ thể thật tốt. Ngoài ra, hãy nghỉ ngơi nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt, đảm bảo ngủ đủ giấc để tránh cho cơ thể mệt mỏi và làm trầm trọng thêm chứng đau thắt lưng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Fanpage Dạ Hương: https://www.facebook.com/dahuonghoalinh

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận