Kinh Nguyệt

9 lý do phổ biến khiến bạn bị chậm kinh 4-5 ngày

29 Tháng mười, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Chậm kinh 4-5 ngày không phải là tình trạng hiếm gặp, thậm chí có những chị em thường xuyên gặp phải vấn đề này. Bài viết hôm nay sẽ khám phá 10 lý do khiến kinh nguyệt của bạn có thể bị chậm 4-5 ngày và điều đó có đáng lo ngại hay không? Mời bạn đọc theo dõi!

Top 9 lý do phổ biến dẫn đến chậm kinh 4-5 ngày

1.Căng thẳng

Vùng dưới đồi là phần não kiểm soát kỳ kinh của bạn. Khi hoạt động bình thường, vùng dưới đồi của bạn tiết ra các hóa chất kích thích tuyến yên, sau đó kích thích buồng trứng của bạn giải phóng các hormone tạo kinh nguyệt là estrogen và progesterone.

Khi bị căng thẳng, cơ thể bạn sản sinh ra cortisol. Tùy thuộc vào cách cơ thể bạn chịu đựng căng thẳng, cortisol có thể dẫn đến chậm kinh hoặc kinh nguyệt nhẹ . Nếu căng thẳng tiếp tục, bạn có thể không có kinh trong một thời gian dài.

Vì vậy ,nếu bạn mới bị chậm kinh khoảng 4-5 ngày, hãy nghĩ đến những gì bạn mới trải qua gần đây, liệu rằng bạn có đang quá căng thẳng, áp lực. Nếu nguyên nhân gây chậm kinh từ 4-5 ngày là do căng thẳng, bạn chỉ cần cân bằng cảm xúc, điều chỉnh tâm trạng bằng các biện pháp sau:

  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng với các bộ môn như đi bộ, đạp xe, tập yoga, thiền
  • Dinh dưỡng tốt: Theo các chuyên gia, những thực phẩm giàu chất chống viêm như axit béo không no (cá hồi, cá ngừ,..), chất chống oxy hóa, polyphenol và carotenoid…góp phần giảm stress.
  • Giải trí: một bộ phim hài, một cuốn sách với nội dung tích cực, một cuộc trò chuyện với người bạn đời, chơi với con… có thể mang lại cho bạn tiếng cười, giúp giải tỏa căng thẳng.
  • Giấc ngủ chất lượng: Ngủ đủ giấc và ngủ sâu là biện pháp hữu hiệu để xử lý căng thẳng, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường và đều đặn.

2.Tập thể dục khắc nghiệt

Tập thể dục quá sức có thể gây ra những thay đổi trong hormone tuyến yên và hormone tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và kinh nguyệt. Những trường hợp chậm kinh do chế độ tập luyện khắc nghiệt thường có thời gian tập kéo dài hơn 1h mỗi ngày và duy trì liên tục trong nhiều ngày.

Nếu bạn đang có kế hoạch tập thể dục nhiều như vậy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của các huấn luyện viên thể thao. Họ có thể hỗ trợ bạn bằng cách tư vấn chế độ ăn uống tối ưu với các thực phẩm giúp tăng cường năng lượng cho bạn; hướng dẫn bạn những kỹ thuật tập luyện phù hợp để giảm thiểu nguy cơ bị chậm kinh do căng thẳng thể chất.

3. Bệnh phụ khoa 

Các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới diễn ra lâu dài có thể biến chứng ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, tử cung… và có nguy cơ dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thường gây chậm kinh kéo dài. Nếu bạn thường xuyên có biểu hiện đau tức bụng dưới, khí hư có mùi hôi, màu sắc bất thường và bị chậm kinh thì nên liên hệ bác sĩ để lên lịch kiểm tra sức khỏe phụ khoa. Đôi khi chậm kinh cũng là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng hơn có thể xảy đến với phụ nữ như hội chứng đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung…

Xem thêm: Viêm nhiễm phụ khoa có thể gây chậm kinh

4. Thay đổi giờ giấc sinh hoạt

Một nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới bị chậm kinh ngắn ngày 4-5 ngày là do sự thay đổi đột ngột trong giờ giấc sinh hoạt. Ví dụ ca làm việc của bạn đổi từ ngày sang đêm, hoặc chênh lệch múi giờ khi đi nước ngoài… có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt bị trì hoãn. Với trường hợp này, bạn nên cố gắng điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt bình thường, ăn ngủ đúng giờ thì kinh nguyệt sẽ sớm đều đặn trở lại.

5. Thuốc men

Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc tuyến giáp, thuốc chống co giật và một số loại thuốc hóa trị, có thể khiến kỳ kinh nguyệt của bạn bị chậm ít hay nhiều ngày. Hãy báo cáo với bác sĩ kê đơn cho bạn về những tác dụng phụ bạn gặp phải như chậm kinh để tìm hướng giải quyết.

6. Thay đổi trọng lượng

Gân đây bạn có áp dụng chế độ giảm cân, ăn kiêng nào hay không? Thiếu cân hoặc giảm cân cấp tốc có thể ảnh hưởng lớn đến sự điều hòa hormone nội tiết. Khi cơ thể thiếu chất béo và các chất dinh dưỡng khác, nó không thể sản xuất hormone theo cách mà nó cần. Đó là lý do kinh nguyệt có thể bị chậm 4-5 ngày nếu bạn đang áp dụng một chế độ giảm cân khắc nghiệt.

7. Tiền mãn kinh và mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển giao giữa tuổi sinh sản sang tuổi không còn khả năng sinh sản. Kinh nguyệt của bạn có thể ra ít, nhiều, chu kỳ ngắn hoặc dài hơn lúc trước. Hơn nữa, hiện tượng chậm kinh cũng rất phổ biến trong thời kỳ tiền mãn kinh. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể, bạn chỉ có thể điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe thật tốt trong giai đoạn này.

8. Mang thai

Chậm kinh 4-5 ngày có thể là dấu hiệu sớm của việc bạn đã mang thai. Khi trứng được thụ tinh và về làm tổ ở tử cung, hiện tượng kinh nguyệt sẽ không xảy ra nữa. Tuy nhiên, chậm kinh 4-5 ngày chưa thể chắc chắn 100% bạn đã có thai hay chưa. Nếu các chu kỳ kinh nguyệt trước đó của bạn đang ổn định, bạn có quan hệ tình dục không dùng biện pháp an toàn và nay bạn đã chậm kinh đến ngày thứ 5 Bạn có thể kiểm tra mình có thai hay không bằng cách thử nước tiểu với que thử thai hoặc đi làm các xét nghiệm xác định nồng độ hCG tại cơ sở sản khoa. Một số dấu hiệu chậm kinh do mang thai: 

  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ/: Nồng độ hormone progesterone trong những ngày đầu có thai tăng cao gây phản ứng mệt mỏi và buồn ngủ cho cơ thể người phụ nữ.
  • Đau sưng ở ngực, núm vú sẫm màu: hiện tượng này xảy ra do nồng độ hCG tăng cao khiến ngực dường như lớn và căng tức hơn.
  • Dịch tiết âm đạo nhiều, cảm giác ẩm ướt: Dịch nhầy ở cổ tử cung sau khi xảy ra hiện tượng thụ thai sẽ tăng tiết hơn bình thường khiến chị em luôn có cảm giác ẩm ướt. Chị em cần lưu ý giữ vệ sinh và thông thoáng cho vùng kín, tránh bị nhiễm trùng nấm men.
  • Đau lưng, đau bụng âm ỉ: Tử cung phát triển, chuẩn bị cho việc mang thai sẽ tạo ra các cơn đau nhẹ ở bụng và lưng, đôi khi cơn đau rõ rệt nhưng thường sẽ âm ỉ.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng: hormone progesterone tăng cao khiến nhiệt độ cơ thể tăng giống như thời điểm rụng trứng.
  • Ra máu báo thai: Máu báo thai có thể bị nhầm với kinh nguyệt. Máu báo thai thường là đốm máu nhỏ màu hồng hoặc nâu kèm dịch nhầy đặc hơn kinh nguyệt.

Trên đây là các biểu hiện thường gặp khi bạn đang ở trong những ngày đầu thai kỳ. Nếu bị chậm kinh và có một số các dấu hiệu trên, bạn hãy sớm thực hiện các biện pháp xác định có thai, để từ đó, có chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp cho thai kỳ.

Tham khảo: Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm chính xác nhất

9. Cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú có thể có kinh nguyệt hoặc không. Chậm kinh cũng thường xuyên xảy ra do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh.

 

Chậm kinh 4-5 ngày khi nào nguy hiểm

Đối với các trường hợp nữ giới bị chậm kinh 4-5 ngày nhưng tình trạng này diễn ra không quá thường xuyên thì chị em nên tiếp tục theo dõi các dấu hiệu khác. Bên cạnh đó điều tiết lối sống, nhịp điệu sinh hoạt của bản thân thông qua các hành động như:

  • Ăn uống đủ chất, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất
  • Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, làm việc thâu đêm và ngủ nhiều ban ngày. Cố gắng duy trì nhịp sinh hoạt khoa học.
  • Tập luyện với cường độ vừa phải. Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, buông bỏ căng thẳng, áp lực sẽ khiến kinh nguyệt của bạn đều đặn hơn.

Trường hợp chậm kinh đi kèm các biểu hiện bất thường sau đây, có thể cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hại cho sức khỏe, chị em cần lưu ý: Chậm kinh đi kèm với đau bụng dưới, đau lâm râm hoặc dữ dội. Bên cạnh đó, bạn có các biểu hiện sốt, tiểu rắt, tiểu buốt nên đề phòng bệnh lý liên quan đến các cơ quan vùng chậu như :viêm đại tràng, polyp trực tràng, polyp đại tràng, đau sỏi niệu quản phải, sỏi bàng quang, viêm phần phụ, các bệnh u nang buồng trứng xoắn, thai ngoài tử cung, hoặc do đau bụng kinh…

Nếu bạn bị chậm kinh sau đó có kinh thì máu kinh vón cục, có mùi khó chịu hay màu sắc bất thường, đi kèm dịch tiết có mùi hôi kèm theo đau bụng dưới âm ỉ có thể là dấu hiệu của một trong các bệnh phụ khoa u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u nang buồng trứng, suy buồng trứng, viêm buồng trứng.

Khi ở trong những trường hợp trên, bạn không thể trì hoãn việc đi gặp bác sĩ để khám chữa được nữa. Các căn bệnh trên thường diễn biến âm thầm trong thời gian khá dài, đó là lý do khiến việc đi khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa quan trọng với phụ nữ. Những thông tin chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo cho người đọc, cách tốt nhất để biết việc chậm kinh của mình là do nguyên nhân gì, bạn hãy liên hệ cơ sở y tế để được kiểm tra. Chúc bạn luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.

Xem thêm: Uống thuốc tránh thai bị chậm kinh 1 tháng có sao không?

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận