Dạ Hương
Thông tin, tin tức

Dạ Hương

Tại đây, chúng tôi cập nhật tin tức mới nhất của thương hiệu
Viêm tử cung

Viêm lộ tuyến và viêm cổ tử cung có phải là cùng một bệnh?

Viêm cổ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung có phải là cùng một bệnh? Viêm cổ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung là hai bệnh khác nhau, nhưng nhiều khi có sự nhầm lẫn nên người ta thường gọi chung là viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Điểm giống nhau viêm cổ tử cung và viêm lộ tuyến

Biểu hiện của viêm lộ tuyến cổ tử cung và viêm cổ tử cung khá hạn chế, các triệu chứng thường giống nhau nên dễ gây ra nhầm lẫn.

Hai bệnh phụ khoa này đều có chung các triệu chứng như là:

  • Tiết nhiều khí hư, khí hư màu bất thường xanh hoặc vàng
  • Vùng kín luôn ẩm ướt có mùi hôi
  • Đau rát khi giao hợp
  • Quan sát thấy bề mặt cổ tử cung có dấu hiệu sưng đỏ, phù nề

Do đó, nếu chỉ căn cứ vào triệu chứng bên ngoài sẽ khó nhận định được rõ ràng các bệnh lí phụ khoa. Chỉ thông qua kiểm tra phụ khoa thì các bác sĩ mới có thể cho bạn biết được chính xác bạn đang bị viêm cổ tử cung hay viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Phân biệt viêm lộ tuyến cổ tử cung và viêm cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng sinh lý rất thường gặp ở những người trong độ tuổi sinh sản. Các tế bào tuyến trong ống cổ tử cung phát triển quá mức và thay vì nằm trong cổ tử cung thì bị lộ ra ngoài lấn át cả bề mặt cổ tử cung. Khi lớp lộ tuyến này bị viêm nhiễm thì người ta gọi là bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Bệnh chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố  – nữ giới bị cường estrogen. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai, nạo hút, sảy thai, tuổi dậy thì, giao hợp mạnh bạo, môi trường ph trong âm đạo thay đổi…là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Khi khám phụ khoa, bác sĩ đặt mỏ vịt vào âm đạo để soi cổ tử cung sẽ nhìn thấy lớp tuyến này lộ ra ngoài. Cho đến đến tuổi mãn kinh, nội tiết tố đã suy giảm mạnh thì thì lớp lộ tuyến lại rút lui vào bên trong cổ tử cung như ban đầu.

Viêm lộ tuyến là gì? 1

Tình trạng lộ tuyến thường không phải điều trị gì hết. Tình trạng viêm và lộ tuyến không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Một người có thể chỉ bị lộ tuyến ra ngoài cổ tử cung hoặc bị viêm vùng lộ tuyến. Khi viêm nhiễm cấp độ nặng thì khí hư tiết ra nhiều, sủi bọt, khí hư có mùi hôi tanh nặng, thì lúc đó bệnh nhân mới cần can thiệp bằng các biện pháp y tế.

Xem thêm: Cách điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm cổ tử cung

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị viêm cổ tử cung ở nước ta chiếm hơn 50%, trong đó với những người trong độ tuổi từ 20 – 50 thì tỷ lệ này là hơn 90%.

Cổ tử cung của phụ nữ có 2 phần, phần cổ ngoài và cổ trong:

– Phần cổ ngoài khi đi khám phụ khoa thì các chuyên gia y tế sản khoa sẽ quan sát được lớp lót cổ ngoài tử cung là một lớp là biểu mô lát giống như lớp biểu mô âm đạo. Do đó viêm cổ ngoài với viêm âm đạo thì người ta gọi chung là viêm âm đạo do thành phần tế bào lót giống nhau.

– Cổ tử cung bên trong nó có tế biểu mô tuyến (lớp tuyến như đã nói ở trên), khi viêm cổ tử cung thì tức là viêm cổ trong cổ tử cung.

Viêm cổ trong cổ tử cung thì người ta gọi tắt là viêm cổ tử cung thường do nguyên nhân là vi khuẩn, vi trùng lây lan qua đường tình dục và phần nhiều là do vi khuẩn lậu và chlamydia.

Những vi khuẩn này lây lan qua đường tình dục, nam có thể lây cho nữ và ngược lại. Người bị viêm cổ tử cung do nhiễm vi khuẩn lậu thì triệu chứng rất rầm rộ, nhiễm chlamydia thì triệu chứng rất yếu, nhưng hậu quả của nhiễm chlamydia không kém gì so với lậu.

Thường có nhưng trường hợp viêm cổ tử cung phụ nữ không thấy triệu chứng gì chỉ thấy tiết nhiều huyết trắng hơn bình thường. Nhưng trong những đợt viêm cổ tử cung cấp thì họ sẽ thấy có huyết trắng rất là nhiều. Kèm theo đau bụng dưới, khi đi khám phụ khoa thì bác sĩ chuyên khoa phụ sản sẽ thấy cổ trong của người phụ nữ sẽ có viêm đỏ. Huyết trắng tiết ra tử cổ tử cung.

Cả 2 nguyên nhân đề gây hậu quả vô sinh, viêm tắc vòi trứng, thai ngoài tử cung.

Xem chi tiết: Các phương pháp điều trị viêm cổ tử cung

Tác giả: Đỗ Ngọc Diễm Quỳnh

Bình luận của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!X
Câu Hỏi Thường Gặp
Những vấn đề thường gặp liên quan đến Dạ Hương
  • Tần suất dùng Dạ Hương thế nào?
    - Dùng hàng ngày (2-3 lần mỗi ngày), đặc biệt là trong ngày đèn đỏ (sau mỗi lần thay BVS, thời kỳ hậu sản, khi mang thai, trước và sau khi quan hệ, sau khi vận động mạnh ra nhiều mồ hôi...
    - Chú ý không thụt rửa âm đạo, cào gãi, cần lau khô vùng nhạy cảm với khăn mềm.
  • Cân bằng pH âm đạo nghĩa là gì?
    - pH sinh lý âm đạo duy trì mức 3.8-4.5, hệ vi khuẩn âm đạo sống cân bằng, tạo nên hàng rào bảo vệ, chống tác nhân nhiễm khuẩn bên ngoài và bên trong.
    - pH thay đổi tạo điều khiện cho vi khuẩn có hại phát triển, bùng lên thành viêm nhiễm, nấm ngứa, hoặc tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài như trùng roi âm đạo, nấm canida, HPV... dễ dàng xâm nhập.
  • Dùng DDVSPN thường xuyên có gây khô hạn, vô sinh không?
    Hoàn toàn không. Dùng DDVS thường xuyên không hề gây nên tình trạng trên. Thậm chí còn giúp tăng cường độ ẩm, dưỡng da vùng kín, giảm tác động của lão hóa, ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa (nguyên nhân gây vô sinh).
  • Tại sao phải dùng DDVS chuyên biệt cho vùng nhạy cảm?
    - Vùng da nhạy cảm cần được vệ sinh hàng ngày để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn sau 1 ngày dài. Tuy nhiên vẫn cần làm sạch nhẹ dịu, đảm bảo ổn định độ ẩm, độ pH, tránh viêm nhiễm, nấm ngứa.
    - Dùng xà phòng, sữa tắm (nhiều chất kiềm) gây khô hạn, mất độ ẩm tự nhiên. Dùng nước không loại bỏ được vi khuẩn, mùi hôi.
    - Dung dịch vệ sinh với độ pH và dưỡng ẩm phù hợp sẽ giúp bảo vệ và chăm sóc toàn diện cho vùng nhạy cảm.
Ý Kiến của bạn
Gửi ngay những thắc mắc của bạn đến tôi nhé

    Sản phẩm

    Dạ hương

    Loading...

    Dung dịch Dạ Hương xanh

    Dung dịch Dạ Hương tím

    Dung dịch Dạ Hương Trà xanh

    Dạ Hương Pharma Total care – Chăm sóc toàn diện

    Dạ Hương Pharma Moisturizing

    Đoán gu của chàng

    Bằng hương của nàng
    Chọn ngay một
    mùi hương ưng ý nào