Viêm tử cung

Viêm cổ tử cung mãn tính: Tìm hiểu từ A đến Z

19 Tháng Một, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Viêm cổ tử cung mãn tính là bệnh khởi phát tương đối chậm, chủ yếu được phát hiện ra sau khi bệnh đã chuyển biến nặng, do đó sẽ mất nhiều thời gian để điều trị và dễ nảy sinh những biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây, Dạ Hương sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về căn bệnh này để nhận biết sớm, điều trị kịp thời cũng như phòng ngừa hiệu quả.

Các triệu chứng của viêm cổ tử cung mãn tính là gì

Các chị em muốn biết mình có đang bị viêm cổ tử cung hay không thì cần xem xét các triệu chứng sau đây:

1. Người bệnh thường có biểu hiện tiết dịch âm đạo bất thường: Dịch tiết ra nhiều hơn, thay đổi về màu sắc, mùi và tính chất. Cụ thể là, dịch âm đạo sẽ có màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi khó chịu, dịch âm đạo đặc hơn giống như mủ, gây ngứa ngáy âm hộ.

2. Bệnh nhân bị viêm cổ tử cung mãn tính cũng có thể bị đau vùng thắt lưng và bụng: Cơn đau này càng nghiêm trọng khi tình trạng viêm cổ tử cung trở nặng. Cơn đau sẽ rõ ràng hơn khi phụ nữ quan hệ tình dục hoặc đến thời kì hành kinh.

3. Viêm cổ tử cung mãn tính thậm chí có thể ảnh hưởng đến bàng quang, gây đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu rắt. Khi tình trạng bệnh nặng hơn cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

4. Nếu chị em có hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc đau bụng kinh dữ dội thường xuyên thì đó cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm cổ tử cung mãn tính.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt giữa viêm cổ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung

Nguyên nhân của viêm cổ tử cung mãn tính

Viêm cổ tử cung mãn tính là bệnh phụ khoa tương đối phổ biến và có thể gây ra nhiều nguy hại. Vì vậy, nhận biết đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn có kế hoạch phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Tác nhân gây bệnh trực tiếp:

Đây là nguyên nhân trực tiếp nhất, không chỉ cổ tử cung mà các mô khác của cơ quan sinh sản cũng sẽ bị viêm nhiễm nếu bị các mầm bệnh này xâm nhập. Mầm bệnh gây viêm cổ tử cung chủ yếu là Lậu cầu (Blennorrhagia), Chlamydia, Escherichia coli, Staphylococcus, Streptococcus, virus, Pseudomonas aeruginosa , Trichomonas.

Các yếu tố nguy cơ khiến tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cổ tử cung gây viêm nhiễm:

1. Quan hệ tình dục không lành mạnh: Những phụ nữ trẻ tuổi lần đầu giao hợp, quan hệ tình dục quá nhiều, quan hệ tình dục quá thường xuyên, là nhóm đối tượng dễ bị viêm nhiễm âm đạo – tử cung, vi khuẩn có thể lây truyền từ bên ngoài hay dương vật của nam giới vào sâu bên trong âm đạo và gây ra viêm cổ tử cung mãn tính.

2. Phụ nữ bị rối loạn nội tiết cũng là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh viêm cổ tử cung mãn tính khá cao, bởi nội tiết tố estrogen trong cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến cổ tử cung của nữ giới, nếu để lâu không thuyên giảm rất dễ gây viêm cổ tử cung mãn tính.

3. Cổ tử cung bị rách hoặc tổn thương do thực hiện các thủ thuật phụ khoa hoặc sinh nở mà không được chăm sóc kịp thời cũng có thể gây viêm nhiễm về sau. Các dụng cụ phụ khoa nếu không được vô trùng đúng tiêu chuẩn cũng có có thể là nguồn dẫn truyền mầm bệnh vào trong cổ tử cung của phụ nữ.

4. Thói quen vệ sinh vùng kín sai cách: Việc lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy rửa mạnh, sử dụng xà phòng rửa âm hộ, thụt rửa âm đạo thường xuyên có thể phá hủy độ cân bằng pH của vùng kín phụ nữ, gây xáo trộn hệ vi sinh trong âm đạo –  đây cũng là một nguyên nhân thực thể của bệnh viêm cổ tử cung mãn tính.

Tác hại của bệnh viêm cổ tử cung mãn tính

Viêm cổ tử cung ảnh hưởng tới hơn 50% phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 50. Tỷ lệ này là 90 – 95% với những phụ nữ đã có con.

Các triệu chứng của viêm cổ tử cung mãn tính không quá rầm rộ, vì thế ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không phát hiện ra. Do đó, nhiều chị em chỉ tình cờ phát hiện ra bệnh khi đi khám sức khỏe hoặc siêu âm vùng bụng. Sau đây là những biến chứng nguy hiểm của viêm cổ tử cung mãn tính.

1. Ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục

Trong thời gian mắc bệnh viêm cổ tử cung, dịch âm đạo ra nhiều, vùng kín luôn ngứa ngáy ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc của chị em. Đời sống tình dục phần nhiều cũng sẽ bị cản trở. Khi giao hợp, nữ giới dễ bị chảy máu âm đạo, đau rát, do đó nhiều chị em thương từ chối “làm chuyện ấy”.

2. Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác

Tác nhân gây viêm cổ tử cung như Chlamydia hay lậu cầu có thể di chuyển ngược dòng, khiến cho vùng viêm lan đến tử cung, thậm chí là vòi trứng, buồng trứng và gây viêm toàn bộ vùng chậu, phần phụ. Khi đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng khác nguy hiểm hơn.

2. Gây ung thư cổ tử cung

Bệnh nhân bị viêm cổ tử cung có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn so với phụ nữ không bị viêm cổ tử cung nên chị em cần lưu ý.

3. Dẫn đến vô sinh

Khi cổ tử cung bị viêm, dịch âm đạo tiết ra nhiều và trở lên quánh đặc, nó là điều kiện cản trở tinh trùng bơi vào tử cung để kết hợp với trứng nên có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai ở mức độ nhất định, làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

Ngoài ra, trước khi chữa khỏi bệnh viêm cổ tử cung, tốt nhất bạn không nên tính đến chuyện mang thai và sinh con. Tốt nhất bạn nên cân nhắc việc sinh con sau khi chữa khỏi viêm cổ tử cung, nguyên nhân chính là nếu viêm cổ tử cung mà mang thai trong thời gian điều trị sẽ cản trở quá trình điều trị viêm cổ tử cung, lúc này bệnh viêm cổ tử cung có thể nặng hơn, về sau sẽ phiền phức hơn.

4. Khó đẻ

Một số phụ nữ bị viêm cổ tử cung trong thai kì sẽ gây khó khăn cho giai đoạn sinh nở. Nguyên nhân chính là do sau khi bị viêm cổ tử cung, các mô cổ tử cung của người bệnh sẽ trải qua một loạt các thay đổi, đồng thời độ đàn hồi của cổ tử cung sẽ không được tốt dẫn đến khó sinh con.

Có thể bạn muốn biết: Bị viêm cổ tử cung khi đang mang bầu 3 tháng thì xử lý thế nào?

Cách điều trị viêm cổ tử cung mãn tính

Việc điều trị bệnh viêm cổ tử cung cũng là vấn đề mà người bệnh quan tâm hơn cả. Trên thực tế, việc xác định phương pháp điều trị sẽ tùy theo tình trạng bệnh cụ thể của từng người. Vậy, viêm cổ tử cung mạn tính nên điều trị như thế nào?

1. Điều trị bằng thuốc

Đối với những bệnh nhân chưa nghiêm trọng, diện tích xói mòn cổ tử cung tương đối nhỏ, tình trạng viêm nhiễm chưa lan rộng ra nhiều nơi thì có thể lựa chọn điều trị bằng thuốc nhưng không nên tăng liều lượng thuốc chỉ vì muốn thấy hiệu quả sớm. Thuốc cần được uống theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Cần điều trị bắt buộc cho đối tác tình dục, người chồng của bệnh nhân để ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ vi khuẩn quay trở lại.

Đọc thêm: Chữa viêm cổ tử cung bằng thuốc Đông y có hiệu quả không?

2. Điều trị vật lí trị liệu

Bệnh nhân viêm cổ tử cung mạn tính có triệu chứng tương đối nặng có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như: đốt điện, áp lạnh, điều trị bằng laser,… để phá hủy bề mặt xói mòn cổ tử cung, làm cho bề mặt xói mòn chết đi và bong ra và được bao phủ bởi biểu mô phẳng mới. Người bệnh khi sử dụng phương pháp vật lý trị liệu cần đặc biệt chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nghiêm cấm quan hệ tình dục, bơi lội… trong thời gian điều trị. Những hành vi này không có lợi cho việc phục hồi chức năng tử cung.

3. Điều trị bằng phẫu thuật

Những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hay vật lí trị liệu thì có thể lựa chọn phương pháp điều trị ngoại khoa. Điều trị phẫu thuật có hiệu quả tốt hơn trong việc cắt bỏ tổn thương.

Lưu ý: Vì vật lý trị liệu hay điều trị ngoại khoa sẽ có những tác động nhất định đến cổ tử cung như gây dính cổ tử cung, chít hẹp ống cổ tử cung, có thể dẫn đến vô sinh, hoặc đẻ non, nạo thai… Tuy tỷ lệ này tương đối thấp nhưng nếu bạn chưa sinh con thì phải hết sức cân nhắc khi lựa chọn điều trị các phương pháp này.

Cách ngăn ngừa viêm cổ tử cung mãn tính

Viêm cổ tử cung được chia thành mãn tính và cấp tính, viêm cổ tử cung mãn tính chủ yếu là do cổ tử cung bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và do thoái hóa lỗ tử cung gây ra, bệnh do nhiễm vi khuẩn bên ngoài sẽ tương đối hiếm. Vậy, làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm cổ tử cung mãn tính trong cuộc sống hàng ngày?

1. Trong cuộc sống hàng ngày, các chị em không chỉ cần chú ý đến việc vệ sinh vùng kín mà còn phải quan tâm đến phương pháp vệ sinh phù hợp, vì lạm dụng chất tẩy rửa hoặc dùng xà phòng để vệ sinh âm hộ sẽ phá hủy tính axit yếu của âm đạo, làm suy giảm chức năng tự làm sạch và bảo vệ tự nhiên của âm đạo. Vùng kín bị tổn thương, lâu ngày dễ mắc các bệnh phụ khoa khác nhau.

2. Bệnh nhân vốn có bệnh phụ khoa khác, chẳng hạn như viêm âm đạo cần chú ý vệ sinh vùng kín, để tránh khiến cho vi khuẩn lây nhiễm ngược dòng, ảnh hưởng tới các cơ quan sinh dục sâu bên trong.

3. Cần đề cao việc tránh thai khoa học, nhất là đối với bệnh nhân viêm âm đạo do nấm nên ít sử dụng thuốc tránh thai, vì các thành phần trong thuốc tránh thai có tác dụng thúc đẩy sự xâm nhập của nấm mốc sẽ khiến bệnh ngày càng nặng thêm.

4. Các bạn nữ cũng nên khám phụ khoa định kỳ, khi khám phát hiện ra viêm nhiễm thì nên điều trị kịp thời. Cần chọn lựa địa chỉ khám, chữa bệnh phụ khoa uy tín để đảm bảo giảm tránh tối đa rủi ro gây tổn thương cổ tử cung, nhất là với các thủ thuật như đặt vòng tránh thai, siêu âm âm đạo, phá thai…

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về bệnh viêm cổ tử cung mãn tính. Hy vọng qua bài viết này, các chị em sẽ có thêm cẩm nang kiến thức hữu ích để giúp bản thân chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh đúng cách.

Xem thông tin về bệnh viêm cổ tử cung mãn tính trong video sau:

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận