Kinh Nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất

11 Tháng Năm, 2023
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Chu kỳ kinh nguyệt đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe cũng như đời sống tình dục của phái đẹp. Nó theo chúng ta từ độ tuổi dậy thì tới khi mãn kinh. Không chỉ vậy, nàng muốn sinh con hay tránh thai cũng cần biết chính xác ngày an toàn, ngày nguy hiểm. Nếu chưa biết cách tính chu kỳ kinh nguyệt cụ thể ra sao thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.

Giải đáp chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại với cơ thể người phụ nữ dưới sự điều khiển của hormone sinh dục. Thời gian này sẽ diễn ra hàng tháng giữa độ tuổi dậy thì (khoảng 12- 17 tuổi) tới lúc mãn kinh (từ 45- 55 tuổi).

Kinh nguyệt hay “ngày đèn đỏ”, “rụng dâu” cũng là dấu hiệu cho biết bạn có thể mang thai. Thời kỳ này, cơ thể người phụ nữ trưởng thành sẽ phóng thích một trứng hoặc có khi hai trứng. Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung bao phủ bề mặt tử cung được xây dựng theo kiểu đồng bộ hóa. Sau khi phóng noãn, nội mạc tử cung thay đổi chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nếu không thụ tinh thì tử cung loại bỏ lớp nội mạc này, một chu kỳ kinh mới lại bắt đầu.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường dài khoảng 28 ngày. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp kéo dài từ 25- 35 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra cụ thể như thế nào?

Nếu bạn đang thắc mắc chu kỳ kinh nguyệt diễn ra cụ thể như thế nào, các chuyên gia sẽ giải thích cụ thể quy trình dưới đây.

  • Vào ngày đầu tiên hành kinh, hormone sinh lý của chị em bị suy giảm làm cho lớp nội mạc ở tử cung bong ra hình thành “máu kinh”.
  • Sau khoảng thời gian đó, lượng hormone tăng lên, lớp nội mạc tử cung dần được làm dày, nang trứng được kích thích để phát triển.
  • Vài nang trứng phát triển vượt trội hơn, cộng với điều kiện hormone LH tăng đột biến sẽ phóng thích trứng và sự rụng trứng diễn ra.
  • Nếu trứng sau khi rụng gặp tinh trùng, các hormone Progesterone được sản sinh với một lượng lớn, đủ để biến đổi nội mạc tử cung. Lúc này, trứng bám vào tử cung, bắt đầu quá trình hình thành phôi thai hay chính là thụ thai.
  • Nếu không diễn ra sự thụ tinh, sau khi rụng trứng hoặc phôi thai không thể bám vào tử cung để làm tổ, các hormone Progesterone và Estrogen sẽ giảm mạnh để chuẩn bị cho kỳ hành kinh tiếp theo. Đây cũng là ngày cuối cùng của chu kỳ hành kinh.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt cụ thể ra sao?

Nếu biết cách tính chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể chủ động lên kế hoạch chăm sóc bản thân cũng như hạn chế được những phát sinh ngoài mong muốn.

Theo lời khuyên của chuyên gia, một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Dưới đây là các bước để chị em tính xem chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày:

  • Bước 1: Trước tiên, bạn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt bằng cách đánh dấu lên lịch để bàn hoặc ghi chú vào quyển sổ ngày đầu tiên thấy kinh.
  • Bước 2: Sau đó, hãy theo dõi cho tới ngày xuất hiện “đèn đỏ” tiếp theo, đánh dấu lại. Như vậy là kết thúc một chu kỳ kinh.
  • Bước 3: Với 2 bước trên, bạn sẽ thấy ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được chu kỳ kinh của mình.
  • Bước 4: Hãy theo dõi liên tục trong 6 tháng, chị em có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình. Từ đó tính được ngày “rụng dâu” tiếp theo.

Ví dụ cụ thể:

  • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 của bạn là ngày: 1/5/2023
  • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 29/5/2023
  • Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày.

Xem thêm bài viết: Hết kinh 15 ngày lại ra máu do đâu

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt đậu thai/tránh thai chính xác nhất

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường nằm trong khoảng từ 28- 32 ngày, tương đương thời gian 1 tháng. Ngày 14- 15 sau ngày đầu tiên xuống máu là ngày rụng trứng.

Theo chu kỳ kinh nguyệt, có 3 khoảng thời gian để tính xác suất bạn muốn mang thai hay không:

  • Thời điểm xác suất tương đối – Lúc hành kinh
  • Thời điểm xác suất mang thai cao nhất- Khoảng ngày 10- 20 của chu kỳ kinh nguyệt
  • Thời điểm xác suất tránh thai cao nhất- Khoảng 10 ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt

Dưới đây là giải thích cụ thể hơn:

– Thời điểm xác suất tương đối để mang thai

Xác suất theo cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai ở giai đoạn này là 50:50. Nó rơi vào ngày 1 đến ngày 9 của chu kỳ kinh. Trong khi thời gian hành kinh khoảng 3- 5 ngày, một số người sẽ hành kinh trong khoảng 7 ngày. Khi đó, trứng có thể rụng vào 2 ngày cuối của kỳ hành kinh. Tinh trùng sinh sống trong tử cung khoảng 2- 3 ngày nên khả năng thụ thai chỉ được một nửa. Còn nếu muốn tránh thai, bạn nên sử dụng các biện pháp an toàn vì xác suất 50:50 không hề thấp.

– Thời điểm xác suất cao nhất để mang thai

Ngày rụng trứng thường rơi vào ngày 14 hoặc ngày 15 kể từ ngày đầu tiên hành kinh. Đây cũng là thời điểm đạt hiệu suất cao nhất để mang thai khi chênh lệch 5 ngày trước hoặc sau ngày rụng trứng. Tức khoảng ngày 10 đến ngày 20 của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu muốn mang bầu, hai người nên tận dụng thời gian này để quan hệ. Còn ngược lại thì hãy hạn chế hoặc dùng các biện pháp tránh thai an toàn.

– Thời điểm xác suất tránh thai cao nhất

Trong khoảng 10 ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt cũng là lúc trứng đã rụng từ vài ngày trước. Lúc này, tinh trùng không thể kết hợp với trứng. Mà thời gian sống của tinh trùng cũng quá ngắn để chờ đến kỳ rụng trứng tiếp theo. Nên đây là khoảng thời gian tránh thai tốt nhất trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ. Nhưng sai sót vẫn có thể xảy ra nếu bạn tính sai chu kỳ hoặc chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ không ổn định.

Với cách tính chu kỳ kinh nguyệt ở trên, bạn sẽ biết được thời điểm nào dễ mang thai và tránh thai tốt nhất. Tuy nhiên, những vấn đề về sức khỏe, tinh thần, các yếu tố khác cũng dễ ảnh hưởng đến ngày rụng trứng hoặc tình trạng vòng kinh không phóng noãn, noãn tự rụng,… là trường hợp bất ngờ xảy ra. Chị em nên chú ý điều này để có kế hoạch hoàn hảo nhất nhé.

Những dấu hiệu nhận biết chu kỳ kinh nguyệt

Có thể nhiều người không để ý, thực ra trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt cơ thể của chị em đã phát ra những “tín hiệu” cảnh báo về sức khỏe. Cụ thể hơn:

– Bạn cảm thấy căng tức ngực, ngực sưng, đau, tăng sự nhạy cảm ở vùng nhũ hoa.

Cảm giác đau đầu hoặc đau nửa đầu do nồng độ estrogen sụt giảm.

Cảm giác đau bụng dưới: Đây cũng là dấu hiệu nhận biết sắp hành kinh phổ biến nhất. Nó thường diễn ra trước một ngày hoặc trong ngày đầu tiên. Bạn thấy cơn đau nhói, quặn ở vùng bụng dưới. Nguyên nhân là do lớp cơ tử cung co thắt, giãn ra đan xen lẫn nhau. Nếu chị em cảm thấy khó chịu thì nên uống nhiều nước ấm, chườm nước ấm hoặc uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bị đau cơ: Bạn cảm thấy mệt mỏi, đau cơ toàn thân.

Bị đau lưng vùng dưới: Bạn có thể gặp cả những cơn đau ở vùng hạ vị, đau thắt lưng trước ngày hành kinh.

Bị tiêu chảy: Thực ra điều này không phải ai cũng gặp phải nhưng vẫn có trường hợp xảy ra. Theo giả thiết hiện nay thì sự gia tăng của hormone Prostaglandin được tiết ra vào thời điểm trước kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đi ngoài.

Mụn trứng cá: Điều này cũng là dấu hiệu nhận biết bạn chuẩn bị “rụng dâu”. Sự thay đổi nồng độ hormone làm cho bề mặt da sản xuất nhiều chất nhờn hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó xuất hiện mụn trứng cá dày đặc.

Thế nào được coi là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Như đã chia sẻ ở trên, một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến ngày đầu của chu kỳ tiếp theo, thông thường khoảng 28- 32 ngày. Với chu kỳ ngắn có thể là 21 ngày hoặc 32- 35 ngày vẫn được xem là bình thường.

Độ dài của ngày hành kinh là từ 3- 5 ngày, hoặc kéo dài 2- 7 ngày cũng không coi là bất thường. Lượng máu kinh có thể nhiều hoặc ít tùy theo cơ địa mỗi người. Chu kỳ tháng trước của bạn là 28 ngày nhưng tháng sau là 30 ngày vẫn nằm trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường xuyên bị rối loạn, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Chu kỳ kinh nguyệt 35- 40 ngày có phải là chu kỳ bất thường?

Có một số người chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 35- 40 ngày và cảm thấy lo lắng vì cho rằng điều này không bình thường. Thực ra với chị em phụ nữ, rất ít người chu kỳ kinh nguyệt đều đặn đúng 28- 32 ngày. Tùy cơ địa và tình trạng sức khỏe, sự chênh lệch, xê dịch này luôn có sự khác nhau. Vậy nên các chuyên gia đã chia ra, chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày gọi là vòng kinh dài, dưới 22 ngày là vòng kinh ngắn.

Với ai có vòng kinh dài, thời điểm rụng trứng sẽ thưa hơn, khả năng thụ thai cũng thấp hơn so với vòng kinh bình thường. Những người mới có kinh nguyệt thường sẽ có vòng kinh dài. Còn vòng kinh ngắn khả năng mang thai cao hơn và thường xảy ra ở phụ nữ đã nhiều tuổi.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc tránh thai hay đặt vòng tránh thai đều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường có biểu hiện gì?

Nếu thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

– Rong kinh: Tình trạng ra máu kéo dài liên tục trên 7 ngày nhưng không mang tính chu kỳ. Nếu kéo dài hơn 15 ngày sẽ trở thành rong huyết, được gọi là rong kinh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phái nữ.

– Cường kinh: Tình trạng máu kinh ra nhiều và kéo dài trong nhiều ngày, gây mất nhiều máu đều không tốt cho cơ thể.

– Thiểu kinh: Tình trạng máu kinh ra ít và thường chỉ ra kinh trong 1- 2 ngày.

– Vô kinh: Tình trạng kinh nguyệt đang có bỗng dưng biến mất trong 3 tháng liên tục. Sau 3 tháng có thể có kinh lại nhưng cũng có thể sẽ mất luôn. Nguyên nhân thường do mắc bệnh phụ khoa.

Trong thời điểm kinh nguyệt, chị em cảm thấy khó chịu, khí hư ra nhiều, đi kèm với mùi hôi hoặc xuất hiện thêm tình trạng nấm ngứa. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bạn nên duy trì thói quen vệ sinh vùng nhạy cảm bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương giúp cơ thể luôn thơm tho, sạch sẽ, tươi mát và thoải mái nhé.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận