Dạ Hương
Thông tin, tin tức

Dạ Hương

Tại đây, chúng tôi cập nhật tin tức mới nhất của thương hiệu
Kinh Nguyệt

Vô kinh là gì? Nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát

Vô kinh hay không có kinh nguyệt xuất hiện ở nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến khả năng mang bầu ở phụ nữ. Vậy vô kinh là gì? Nguyên nhân vô kinh do đâu và cách điều trị thế nào? Khi xuất hiện các triệu chứng điển hình của vô kinh, chị em cần thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. 

1. Vô kinh là gì?

Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt, có thể xuất hiện ở phụ nữ đã qua giai đoạn dậy thì, hiện không mang thai và chưa để độ tuổi mãn kinh. 

Chu kỳ kinh nguyệt (vòng kinh) thường dao động từ 21 đến 35 ngày. Vòng kinh có thể khác nhau ở từng tháng, không phải lúc nào cũng đều đặn tuyệt đối, ngay cả ở phụ nữ khỏe mạnh. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt không có sự chênh lệch không quá lớn giữa các tháng. Trường hợp vòng kinh vượt quá 35 ngày hoặc dưới 21 ngày được gọi là rối loạn kinh nguyệt. 

Vô kinh cần phân biệt với kinh nguyệt không đều. Vô kinh là hoàn toàn không có kinh nguyệt. Vô kinh có thể là triệu chứng của một bệnh lý có thể điều trị được. Bởi vậy, chị em cần đi thăm khám kịp thời để giải quyết vấn đề sớm, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau. 

Vô kinh là gì? 
Vô kinh là gì là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ

2. Phân loại vô kinh ở nữ giới

Các bác sĩ phụ khoa cho biết, vô kinh (không có kinh nguyệt) được chia thành 2 loại: Vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. 

2.1. Vô kinh nguyên phát là gì?

Vô kinh nguyên phát là tình trạng phụ nữ đến tuổi dậy thì nhưng vẫn không xuất hiện kinh nguyệt. Nói cách khác là chưa từng hành kinh trong đời. 

2.2. Vô kinh thứ phát là gì?

Vô kinh thứ phát là tình trạng phụ nữ đã có kinh nguyệt nhưng tự nhiên bị mất kinh, không xuất hiện kinh nguyệt trở lại. Vô kinh thứ phát được xác nhận khi 3 tháng “không đến ngày đèn đỏ” ở người có vòng kinh đều và 6 tháng ở người có vòng kinh không đều. 

3. Nguyên nhân gây vô kinh

3.1. Vô kinh nguyên phát do đâu?

Vô kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân gây vô sinh nguyên phát có thể do:

– Buồng trứng bị suy giảm chức năng, không có buồng trứng hoặc bị tổn thương buồng trứng

– Các bệnh lý liên quan đến não, tủy sống hoặc tuyến yên dẫn đến không có kinh nguyệt. 

– Phụ nữ không có tử cung hoặc tử cung bị bất thường về hình dạng hoặc tổn thương

– Cơ quan sinh dục bất thường

– Bị mắc các bệnh lý liên quan đến sinh sản

– Nhiều trường hợp vô kinh nguyên phát không rõ nguyên nhân. 

3.2. Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát là gì

Các nguyên nhân gây vô kinh thứ phát bao gồm: 

– Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú có chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định, có tháng này có, nhưng khoảng 5 – 6 tháng sau vẫn chưa thấy xuất hiện kinh trở lại. 

– Nữ giới đến độ tuổi mãn kinh

– Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh

– Sử dụng phương pháp tránh thai Depo – Provera hoặc dụng cụ tử cung gây mất kinh

– Phụ nữ có sức khỏe yếu, thường xuyên bị ốm đau

– Một số nguyên nhân khác như: thường xuyên căng thẳng, chế độ dinh dưỡng không đủ chất, trầm cảm, tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh, mất cân bằng nội tiết tố do buồng trứng đa nang, rối loạn chức năng tuyến giáp, phụ nữ thực hiện phẫu thuật tử cung hoặc buồng trứng. 

 Phụ nữ đang cho con bú dễ bị vô kinh thứ phát
Phụ nữ đang cho con bú dễ bị vô kinh thứ phát

4. Triệu chứng vô kinh – Khi nào cần đến gặp bác sĩ? 

Từ khái niệm vô kinh là gì, người bệnh có thể tự nhận biết được bản thân có bị vô kinh hay không. Các dấu hiệu như 2 tháng không có kinh nguyệt, 3 tháng không có kinh nguyệt hay 4 tháng không có kinh nguyệt là những triệu chứng điển hình của vô kinh. Bên cạnh đó, phụ nữ bị vô kinh còn xuất hiện một số dấu hiệu khác bao gồm: 

– Chưa có con nhưng đầu vú tiết dịch có màu trắng đục như sữa

– Rụng nhiều tóc

– Thường xuyên bị đau đầu

– Không nhìn rõ các vật, thị lực giảm

– Mọc râu, lông trên cơ thể phát triển rậm rạp

– Phụ nữ bị vô kinh nguyên phát thường có vòng 1 lép, kém phát triển. 

Nếu bản thân thuộc một trong các trường hợp như bị trễ kinh quá lâu, đến 18 tuổi nhưng vẫn không thấy xuất hiện kinh nguyệt hoặc gặp các vấn đề về cân bằng, phối hợp và thị lực, ngực tiết sữa nhưng bản thân chưa sinh con thì cần đến các đơn vị y tế uy tín để kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời. Không nên để vô kinh kéo dài bởi tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. 

5. Cách điều trị vô kinh như thế nào

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây vô kinh, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị vô kinh phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Một số cách điều trị vô kinh hiện được áp dụng phổ biến trong y khoa là: 

– Sử dụng thuốc

– Phẫu thuật

– Điều trị rối loạn hoocmon

Ngoài ra, một số trường hợp có thể tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp như: 

– Cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ chất, giữ cơ thể luôn khỏe mạnh. 

– Nếu vô kinh do giảm cân đột ngột cần bổ sung, ăn uống để đạt được cân nặng bình thường

– Nếu tăng cân quá nhanh dẫn đến vô kinh cần thực hiện chế độ ăn kiêng và tập luyện khoa học. 

– Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế stress kéo dài

– Tập thể dục hàng ngày với cường độ phù hợp. 

6. Vô kinh có thể có thai không

Phụ nữ bị vô kinh nguyên phát có thể mang thai nhưng khả năng thụ thai so với người bình thường rất thấp. Bởi nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát chủ yếu do cơ quan sinh sản, bộ phận tiết ra hoocmon gặp vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các cơ quan này. 

Vô kinh thứ phát vẫn có thể có thai nhưng khá khó khăn. Khả năng thụ thai cao hay thấp còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây nên tình trạng này. 

7. Vô kinh có sao không?  

7.1. 2 tháng không có kinh có sao không? Giải đáp chuyên sâu

Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai, 2 tháng không có kinh nguyệt còn là một trong những triệu chứng cảnh báo xấu về sức khỏe. khả năng sinh sản, thậm chí tính mạng của chị em phụ nữ. Cụ thể: 

– Nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn: 2 tháng không có kinh nguyệt có thể là biểu hiện của rối loạn nội tiết tố, suy giảm chức năng buồng trứng hoặc mắc các bệnh lý phụ khoa… đe dọa trực tiếp đến chức năng buồng trứng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, chị em rất dễ bị vô sinh hiếm muộn. 

– Ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và hạnh phúc gia đình: Không có kinh nguyệt thường kèm theo các triệu chứng như đau rát khi quan hệ, xuất huyết âm đạo bất thường, giảm ham muốn… khiến cuộc sống hôn nhân dễ rạn nứt. 

– Cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm: 2 tháng không có kinh nguyệt báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm như: buồng trứng đa nang, polyp tử cung, viêm cổ tử cung… Người mắc các bệnh lý này thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Nếu không xử lý kịp thời có thể biến chứng thành ung thư, đe dọa trực tiếp đến tính mạng nữ giới. 

Vô kinh ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình 
Vô kinh ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình

7.2. 3 tháng không có kinh có sao không? Chuyên gia trả lời 

Trong y học, 3 tháng không có kinh nguyệt được xếp vào vô kinh thứ phát. Mất kinh 3 tháng bắt nguồn từ bất kỳ nguyên nhân nào đều tác động tiêu cực đến sức khỏe của chị em phụ nữ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, mất kinh 3 tháng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung… 

7.3. Hỏi đáp: 4 tháng không có kinh có sao không? 

4 tháng không có kinh nguyệt ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt và thể chất ở nữ giới. Đây là còn là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến vô sinh hiếm muộn. 4 tháng không có kinh nguyệt có thể do sự mất cân bằng nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể nữ giới, rối loạn chức năng tuyến giáp. Trong nhiều trường hợp còn do một số bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Ngoài ra, vô kinh 4 tháng còn do stress, thừa cân, thiếu cân… 

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây vô kinh 4 tháng mà có phương pháp điều trị khác nhau. Điều quan trọng chị em cần điều trị sớm để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do vô kinh gây nên.

8. Các phòng ngừa vô kinh nữ giới

Cách tốt nhất để phòng ngừa vô kinh, đặc biệt là vô kinh thứ phát là duy trì lối sống lành mạnh và khoa học. Chị em cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng cân bằng, giữ cân nặng ở mức hợp lý. Hàng tháng nên chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Các chuyên gia sản phụ khoa khuyên rằng, phụ nữ cần hình thành thói quen thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện vô kinh cũng như các bệnh lý khác kịp thời. 

Vô kinh là gì? Vô kinh chính là tình trạng không có kinh nguyệt, có thể xảy ra ngay với nữ giới đã qua tuổi dậy thì, không mang thai và chưa đến tuổi mãn kinh. Vô kinh có thể ở dạng vô kinh nguyên phát hoặc thứ phát. Vô kinh dù bất kể lý do là gì đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, thể chất và tâm lý của phụ nữ. Khi xuất hiện các triệu chứng vô kinh, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa sản phụ khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. 

Tác giả: Đỗ Ngọc Diễm Quỳnh
    1. Chào chị, có thể chị đang gặp rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, để yên tâm hơn chị nên tới các cơ sở thăm khám phụ khoa uy tín gần khu vực để được kiểm tra thêm rõ nguyên nhân, và sớm có biện pháp xử lý, tránh để lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe ạ.
      Hàng ngày chị nên vệ sinh vùng kín thường xuyên 2 lần 1 ngày bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ như dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương, sản phẩm có tại các nhà thuốc, tạp hóa, siêu thị trên toàn quốc.
      Chị nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giảm căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya và có thể bổ sung thêm thực phẩm bổ trợ.
      Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe!

Bình luận của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!X
Câu Hỏi Thường Gặp
Những vấn đề thường gặp liên quan đến Dạ Hương
  • Tần suất dùng Dạ Hương thế nào?
    - Dùng hàng ngày (2-3 lần mỗi ngày), đặc biệt là trong ngày đèn đỏ (sau mỗi lần thay BVS, thời kỳ hậu sản, khi mang thai, trước và sau khi quan hệ, sau khi vận động mạnh ra nhiều mồ hôi...
    - Chú ý không thụt rửa âm đạo, cào gãi, cần lau khô vùng nhạy cảm với khăn mềm.
  • Cân bằng pH âm đạo nghĩa là gì?
    - pH sinh lý âm đạo duy trì mức 3.8-4.5, hệ vi khuẩn âm đạo sống cân bằng, tạo nên hàng rào bảo vệ, chống tác nhân nhiễm khuẩn bên ngoài và bên trong.
    - pH thay đổi tạo điều khiện cho vi khuẩn có hại phát triển, bùng lên thành viêm nhiễm, nấm ngứa, hoặc tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài như trùng roi âm đạo, nấm canida, HPV... dễ dàng xâm nhập.
  • Dùng DDVSPN thường xuyên có gây khô hạn, vô sinh không?
    Hoàn toàn không. Dùng DDVS thường xuyên không hề gây nên tình trạng trên. Thậm chí còn giúp tăng cường độ ẩm, dưỡng da vùng kín, giảm tác động của lão hóa, ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa (nguyên nhân gây vô sinh).
  • Tại sao phải dùng DDVS chuyên biệt cho vùng nhạy cảm?
    - Vùng da nhạy cảm cần được vệ sinh hàng ngày để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn sau 1 ngày dài. Tuy nhiên vẫn cần làm sạch nhẹ dịu, đảm bảo ổn định độ ẩm, độ pH, tránh viêm nhiễm, nấm ngứa.
    - Dùng xà phòng, sữa tắm (nhiều chất kiềm) gây khô hạn, mất độ ẩm tự nhiên. Dùng nước không loại bỏ được vi khuẩn, mùi hôi.
    - Dung dịch vệ sinh với độ pH và dưỡng ẩm phù hợp sẽ giúp bảo vệ và chăm sóc toàn diện cho vùng nhạy cảm.
Ý Kiến của bạn
Gửi ngay những thắc mắc của bạn đến tôi nhé

    Sản phẩm

    Dạ hương

    Loading...

    Dung dịch Dạ Hương xanh

    Dung dịch Dạ Hương tím

    Dung dịch Dạ Hương Trà xanh

    Dạ Hương Pharma Total care – Chăm sóc toàn diện

    Dạ Hương Pharma Moisturizing

    Đoán gu của chàng

    Bằng hương của nàng
    Chọn ngay một
    mùi hương ưng ý nào