Vitamin E có làm rối loạn kinh nguyệt không là thắc mắc của hầu hết phụ nữ. Uống vitamin E giúp cung cấp một dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp. Vậy vitamin E có tác dụng phụ nào không? Sử dụng thế nào để đạt tối đa hiệu quả? Công dụng là gì? Mời bạn đọc cùng Dạ Hương tìm hiểu trong bài viết này.
Vitamin E là gì? Vai trò của nó với sức khỏe con người
Vitamin E là gì?
Đặc tính của vitamin E:
- Vitamin E không phải là một loại vitamin đơn lẻ mà là một nhóm các vitamin
- Vitamin E tan trong chất béo và cồn nhưng không tan trong nước
- Vitamin E chịu được nhiệt độ khá cao, nhưng bị phân hủy nhanh chóng bởi tia tử ngoại.
Các dạng Vitamin E trên thị trường
- Viên nén hoặc viên bao đường có các hàm lượng 10mg, 50mg, 100mg, 200mg
- Viên nang hàm lượng 200mg, 400mg, 600mg
- Ống tiêm dung dịch dầu: 30mg/ml, 50mg/ml, 50mg/ml, 100mg/ml, 300mg/ml; dùng tiêm bắp.
- Vitamin E có trong dầu canola, dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành, bơ thực vật, hạnh nhân, hạt dẻ và đậu phộng.
- Rau cải xanh, củ cải, rau bina
- Mầm đậu nành
- Hoa quả
- Thịt, cá, trứng
Vitamin E có ở đâu?
Vitamin E thiên nhiên có nhiều trong các loại thực phẩm. Còn vitamin E tổng hợp chủ yếu có trong các loại thuốc dạng viên uống. Đây là một loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ.
Trong thực phẩm
- Các loại dầu thực vật: dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu cây rum,…
- Hạnh nhân: Dù là hạnh nhân tươi hay các sản phẩm từ hạnh nhân như sữa, kẹo… đều rất giàu vitamin E. Trong đó, cứ 100g hạnh nhân thì chứa tới 26,2 mg vitamin E.
- Củ cải: Củ cải chứa tới 17% giá trị vitamin E cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Điều này chứng minh rằng củ cải là thực phẩm rất giàu vitamin E.
- Súp lơ xanh: Là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày rất giàu folate và vitamin E, C và vitamin A.
- Rau bina: Được mệnh danh là “thực phẩm vàng” trong khẩu phần ăn của phụ nữ. Bởi rau bina không chỉ giàu vitamin E mà còn cung cấp nhiều canxi, folate và chất chống oxy hóa. Các dưỡng chất này có tác dụng ngăn ngừa lão hóa.
- Bông cải xanh: Chứa nhiều chất xơ và là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào. Bông cải xanh còn là thực phẩm mang lại sự tươi trẻ và tràn đầy sức sống.
- Quả bơ: Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chị em phụ nữ lựa chọn bơ là loại trái cây để giữ gìn nhan sắc và vóc dáng lý tưởng. Bởi chỉ với nửa quả bơ, bạn có thể cung cấp cho cơ thể 2mg vitamin E cùng với nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Trong viên uống bổ sung
Viên uống bổ sung vitamin E có nhiều dạng khác nhau. Dù dạng nào thì hãy bổ sung vitamin E đúng cách, đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ.
- Vitamin E dạng lỏng.
- Dạng dung dịch.
- Bột pha dung dịch.
- Viên nén nhai.
- Viên nén uống.
- Viên nang lỏng.
- Viên nang vitamin E.
Những công dụng nổi bật của vitamin E với sức khỏe con người
1/ Vitamin E có đặc tính chống oxy hóa tốt. Chính vì thế nó có thể bảo vệ các tế bào trong cơ thể của bạn chống lại sự gây hại của gốc tự do.
2/ Vitamin E có thể giúp ích trong việc phòng ngừa các vấn đề về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch, tai biến mạch máu não do làm giảm cholestetol LDL trong mạch máu.
3/ Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E liều cao có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Ở những người được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer nhẹ đến trung bình.
4/ Làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể nhờ khả năng chống oxy hóa.
5/ Giúp cơ thể hấp thụ vitamin K tốt hơn, chống lại chứng dư thừa vitamin A.
6/ Vitamin E giúp quá trình sản xuất ra hồng cầu diễn ra trôi chảy.
7/ Vitamin E có mặt trong nhiều loại kem dưỡng ẩm, mỹ phẩm chăm sóc da. Chúng giúp ngăn ngừa tình trạng da khô hoặc bong tróc. Đồng thời, nó còn có tác dụng làm lành vết thương trên da giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết sẹo. Hạn chế tác động của tia UV.
8/ Vitamin E giúp giảm rối loạn kinh nguyệt.
Nên bổ sung vitamin E khi nào?
Dùng trong quá trình điều trị bệnh lý phù hợp
- Bệnh Alzheimer: Vitamin E làm chậm quá trình mất trí nhớ ở những người mắc bệnh ở mức độ trung bình. Ngoài ra, vitamin E còn có khả năng làm chậm quá trình tiến triển chung của bệnh. Từ đó giúp người mắc bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình kéo dài thời gian có thể tự chăm sóc bản thân trước khi cần đến sự trợ giúp của người khác. Tuy nhiên, vitamin E không ngăn chặn hoàn toàn sự tiến triển của bệnh.
- Chứng sa sút trí tuệ: Một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu bổ sung đồng thời cả vitamin E và vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc một số dạng sa sút trí tuệ ở nam giới. Nhưng nó không có tác dụng giảm nguy cơ với sa sút trí tuệ của Alzheimer.
- Beta-thalassemia: Bổ sung vitamin E bằng đường uống dường như lại có lợi ở trẻ em bị thiếu vitamin E và mắc bệnh beta-thalassemia.
- Ung thư bàng quang: Bổ sung 200 IU vitamin E hàng ngày trong hơn 10 năm có thể làm giảm nguy cơ tử vong.
- Bảo vệ mô khỏe mạnh trong quá trình hóa trị: Bôi vitamin E với dimethyl sulfoxide (DMSO) tại chỗ dường như có hiệu quả trong việc ngăn chặn hóa trị xâm nhập vào mô xung quanh.
- Ngăn ngừa tổn thương thần kinh trong quá trình hóa trị: Uống vitamin E (alpha-tocopherol) trước và sau khi điều trị bằng cisplatin có thể làm giảm nguy cơ tổn thương thần kinh.
Nên bổ sung vitamin E trong trường hợp thiếu vitamin E
Rối loạn vận động do thiếu hụt vitamin E: Rối loạn vận động do di truyền dẫn đến thiếu hụt vitamin E trầm trọng, cần bổ sung vitamin E trong quá trình điều trị. Có thể được điều trị và phòng tránh trường hợp Thiếu vitamin E rất đơn giản bằng cách bổ sung vitamin E dạng uống.
Dùng khi xảy ra các vấn đề liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt
- Đau bụng kinh: Uống vitamin E 2 ngày trước khi ra máu kinh nguyệt. Và uống trong 5 ngày liên tục có thể làm giảm mức độ đau bụng và thời gian đau cũng như giảm lượng máu kinh.
- Thiếu máu: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin E làm tăng phản ứng với thuốc erythropoietin. Một loại thuốc kích thích sự tăng sinh của hồng cầu. Ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo (trẻ em và người lớn).
- Hội chứng tiền kinh nguyệt: Bổ sung vitamin E dường như giúp giảm lo lắng và cảm xúc tiêu cực ở một số phụ nữ bị mắc hội chứng tiền kinh nguyệt.
- Cải thiện khả năng sinh sản của nam giới: Nam giới có vấn đề về khả năng sinh sản uống bổ sung vitamin E sẽ tăng tỉ lệ thụ thai. Nhưng khi dùng liều cao cả vitamin E và vitamin C cùng lúc không mang lại kết quả tốt hơn.
- Xuất huyết nội sọ, xuất huyết não thất: Bổ sung vitamin E qua đường uống có thể có hiệu quả trong điều trị xuất huyết nội sọ và xuất huyết não thất ở trẻ sinh non.
- Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: Sử dụng vitamin E qua đường uống có hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non.
Uống vitamin E có làm rối loạn kinh nguyệt không?
Vitamin E là loại vitamin quan trọng có ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của nữ giới. Vitamin E có tác dụng giữ cân bằng nội tiết tố. Chính vì thế nó có thể giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh. Đồng thời giảm thiểu các triệu chứng tiền kinh nguyệt gây ra. Điều này có nghĩa là Vitamin E hoàn toàn KHÔNG gây rối loạn kinh nguyệt như “lời đồn”. Ngược lại vitamin E còn giúp phụ nữ cải thiện chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh hơn.
Nghiên cứu chứng minh vitamin E không gây rối loạn kinh nguyệt
Việc bổ sung vitamin E hằng ngày có thể giúp giảm tình trạng rong kinh và đau bụng kinh nguyệt. Khẳng định này xuất phát từ một nghiên cứu của trường Đại học Tarbait Modarres ở Iran. Cuộc khảo sát tiến hành với đối tượng mẫu gồm 280 cô gái ở độ tuổi teen ( từ 15 – 17 tuổi). Họ đều mắc chứng đau bụng kinh nguyên phát. Chứng bệnh này có ảnh hưởng đến 40% phụ nữ. Khoảng 10% trong số này trải qua cơn đau nghiêm trọng trong những kỳ “đèn đỏ” và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của họ.
Những cô gái này đã chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 đã uống 200IU vitamin E 2 lần mỗi ngày. Nhóm còn lại uống giả dược, thời gian thử nghiệm trong 4 kỳ kinh nguyệt liên tiếp. Mức độ đau và lượng máu mất đi vào mỗi kỳ “đèn đỏ” đều được các nhà nghiên cứu theo dõi và ghi chép cụ thể. Kết quả cho thấy nhóm sử dụng vitamin E trải qua thời gian đau và mất ít máu hơn so với nhóm còn lại.
Kết luận của nghiên cứu
Từ kết quả này, các nhà khoa học cho rằng việc dùng vitamin E giúp giảm các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh. Đây là một phương pháp khả quan vì hiệu quả mang lại khá rõ rệt và nó ít gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, Vitamin E cũng đã được chứng minh rằng có khả năng chống lại chứng đau nửa đầu, đau tức ngực vào thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Prostaglandin là một loại acid béo chưa bão hòa giống như hormonm. Nó chính là nguyên nhân chính gây ra cảm giác đau, trong đó có chứng đau nửa đầu trong thời kỳ kinh nguyệt. Vitamin E cho phép cơ thể sản xuất ra các loại tiền chất để làm giảm tác dụng phụ của prolactin. Vitamin E đóng vai trò giữ cho lượng hormone trong cơ thể được cân bằng một cách tự nhiên. Từ đó giúp cho phụ nữ trải qua thời kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng hơn.
Tác dụng phụ của vitamin E
Lượng vitamin E cần thiết cho người trưởng thành là 100-400 IU/ngày (tương đương với 15mg/ngày). Nhìn chung, vitamin khá an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên không nên chủ quan dùng quá liều lượng hoặc bổ sung sai cách có thể gây tác dụng ngược. Dưới đây là những tác dụng phụ của việc uống vitamin E.
Tác dụng phụ khi dùng quá liều
- Mệt mỏi.
- Đau đầu.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Đau bụng.
- Phát ban nhẹ.
- Tiêu chảy.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Thị lực ảnh hưởng.
- Suy nhược cơ thể.
- Chóng mặt, mệt lả, ngất xỉu.
- Dễ bị bầm tím và chảy máu.
Các biến chứng nguy hiểm khi dùng sai cách
Thông thường, những tác dụng phụ được liệt kê ở trên sẽ biến mất khi bạn ngừng dùng vitamin E. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vitamin E có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Biến chứng này có thể do dùng quá liều trong thời gian dài.
Cụ thể, dùng vitamin E liều cao trong thời gian dài có thể phá vỡ các chất chống oxy hóa, làm tổn thương nghiêm trọng các tế bào và làm tăng nguy cơ ung thư phổi,… Đây là lý do tại sao theo các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ không nên dùng vitamin E lâu dài nếu nó chỉ nhằm mục đích làm đẹp, không phải để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.
Ngoài ra, việc kết hợp vitamin E với một số loại thuốc khác có thể gây ra những hậu quả bất lợi. Ví dụ, dùng vitamin E và aspirin có thể cản trở quá trình kết tập tiểu cầu. Hoặc dùng vitamin E và các loại thuốc hỗ trợ nội tiết tố (estrogen) có thể hình thành huyết khối.
Vì vậy, để tránh những tác dụng phụ khi dùng vitamin E, chị em nên tuân thủ theo liều lượng khuyến cáo hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, vì vitamin E tan trong chất béo nên sẽ được cơ thể hấp thụ tốt nhất, nên bổ sung vitamin E cùng với chế độ ăn uống hợp lý.
Uống vitamin E có làm rối loạn kinh nguyệt không?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ như:
Rối loạn nội tiết
Trong những thời điểm như thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và có thể kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh.
Tăng giảm cân thất thường
Sự tăng cân, giảm cân nhanh chóng dẫn đến rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều và có thể ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ.
Chế độ sinh hoạt
Việc lười vận động hay vận động quá sức kết hợp với chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu hụt các chất cần thiết và gây thừa chất có thể ảnh hưởng không nhỏ đến nội tiết tố nữ. Đây là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, không những thế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của chị em.
Bệnh tuyến giáp
Phụ nữ mắc bệnh rối loạn tuyến giáp cũng có thể bị kinh nguyệt không đều, do hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến rối loạn kinh nguyệt.
Tâm lý
Nếu phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất estrogen, từ đó dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ và ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu chị em phát hiện các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, chậm kinh, vô kinh thì cần chủ động đi thăm khám và điều trị tại phòng khám chuyên khoa uy tín để điều trị hiệu quả hội chứng này, tránh những hậu quả không mong muốn sau này.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mắc phải hội chứng này khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều và gây ra tình trạng chậm kinh hoặc vô kinh, hội chứng này còn làm tăng khả năng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
Bổ sung vitamin E thế nào là đúng?
Khi cơ thể bị thiếu vitamin E có thể dẫn tới sự thiếu hụt máu, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất nội tiết tố trong cơ thể. Vitamin E dư thừa có thể độc hại, làm tổn hại cho hệ thống sinh sản, gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu của cơ thể, có thể khiến những ngày “đèn đỏ” bị kéo dài, lượng máu mất đi nhiều hơn bình thường. Do đó, Vitamin E cần thiết cho việc duy trì hệ thống sinh sản khỏe mạnh.
Vì vậy, nếu muốn hạn chế những triệu chứng khó chịu trong kì kinh nguyệt, việc sử dụng Vitamin E là một phương pháp hữu ích. Uống vitamin E khoảng 2 -3 ngày trước và sau kỳ kinh nguyệt có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng đau bụng, rong kinh, đau đầu, lo lắng, cáu gắt… Trung bình, một người trưởng thành cần khoảng 100 – 400 IU vitamin E/ngày. Liều lượng khuyến nghị khi sử dụng vitamin E tổng hợp là khoảng 15mg/ ngày.
Nếu dùng Vitamin liều cao (trên 3000 IU mỗi ngày) có thể gây ra một vài tác dụng phụ như là:
- Các chứng rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy…).
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau đầu
- Phát ban da
- Thị lực suy giảm
- Rối loạn chức năng thận (do tăng nồng độ creatine trong nước tiểu)
Vậy nên, sẽ an toàn hơn nếu bạn bổ sung vitamin E chế độ ăn uống của mình bằng cách tăng cường ăn các loại rau xanh lá đậm, ngũ cốc, trứng, thịt cá, và dầu thực vật.
Hướng dẫn phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
Để phòng ngừa tình trạng kinh nguyệt không đều, chị em nên duy trì lối sống lành mạnh và hình thành những thói quen tốt như:
- Thường xuyên tập thể dục, kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh.
- Hạn chế rượu bia, hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích khác.
- Luôn đảm bảo có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ.
- Áp dụng những liệu pháp giúp thư giãn cơ thể, đồng thời giảm căng thẳng, stress.
- Khi sử dụng các loại thuốc nội tiết, thuốc tránh thai,… bạn nên tuân theo lời dặn của bác sĩ, không nên sử dụng quá thời gian quy định.
- Vệ sinh sạch sẽ trong những ngày có kinh nguyệt, sau khoảng 4-5 tiếng nên thay băng mới và hạn chế sinh hoạt tình dục để tránh viêm nhiễm.
- Thường xuyên khám sức khỏe, khám phụ khoa để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vitamin E cũng như đã giải đáp câu hỏi của các chị em là uống vitamin E có làm rối loạn kinh nguyệt không? Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp ngày càng tốt hơn.
Xem thêm: