Viêm phần phụ mãn tính là bệnh phụ khoa mà chị em rất dễ mắc phải, nhất là phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 20 – 30. Viêm phần phụ mãn tính có ảnh hưởng lớn tới khả năng mang thai của người bệnh. Để tìm hiểu chi tiết vấn đề này, bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây.
Viêm phần phụ là gì? Viêm phần phụ mãn tính là gì?
Viêm ống dẫn trứng, buồng trứng và dây chằng buồng trứng được gọi chung là viêm phần phụ. Tình trạng viêm nhiễm thường xuất phát tại một vùng, sau đó lan rộng sang nhiều vùng khác, vì thế nên nhiều người bị viêm âm đạo lâu năm cũng có thể chuyển biến thành viêm phần phụ, do vi khuẩn ngược dòng từ âm đạo lên vòi trứng và gây bệnh.
Viêm phần phụ được chia làm 2 thể, viêm cấp tính và viêm mãn tính.
Viêm phần phụ cấp tính là những đợt viêm nhiễm bùng phát rầm rộ, với nhiều triệu chứng nghiêm trọng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm ruột thừa cấp, thai ngoài tử cung. Người bệnh cần nhập viện để điều trị, tuy nhiên thời gian chữa bệnh thường ngắn. Nếu tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, việc khỏi hoàn toàn là không hề khó.
Viêm phần phụ cấp tính để lâu ngày hoặc không điều trị triệt để có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh có thể gây ra rất nhiều hệ lụy, gây tổn hại lớn đến sức khỏe của nữ giới, dễ gây ra các bệnh lý khác về hệ sinh sản. Việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn hẳn.
Viêm phần phụ mãn tính thường do vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống sinh sản của nữ giới và gây nhiễm trùng ống dẫn trứng và buồng trứng. Cả phụ nữ chưa lập gia đình và đã kết hôn đều có thể mắc bệnh. Viêm phần phụ thường biến chứng thành viêm mô liên kết vùng chậu. Và dễ gây tắc vòi trứng, từ đó khiến chị em bị vô sinh. (Xem chi tiết các nguyên nhân gây viêm phần phụ mãn tính)
Các triệu chứng của viêm phần phụ mãn tính là gì?
Khi mắc bệnh viêm phần phụ mãn tính, người bệnh thường có những triệu chứng rõ ràng, nhưng không rầm rộ và nghiêm trọng như viêm phần phụ cấp tính. Các bạn nữ nên nắm rõ hơn những kiến thức này để có thể đưa ra những nhận định chính xác khi các triệu chứng bệnh xuất hiện.
Triệu chứng đau điển hình
1/ Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh viêm phần phụ mãn tính là cơn đau xuất hiện tại vùng chậu. Đa số bệnh nhân mắc bệnh viêm phần phụ mãn tính sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng dưới, các cơn đau xuất hiện cả hai bên bụng. Các bệnh về tử cung cũng có thể gây đau vùng bụng dưới nhưng cơn đau sẽ xuất hiện ở giữa bụng dưới, các bạn nữ cần lưu ý để phân biệt được 2 dạng đau này. Ngoài ra, nếu phụ nữ bị viêm phần phụ ở bên nào thì cảm giác đau ở bên đó sẽ nổi trội hơn.
3/ Viêm phần phụ mãn tính có thể khiến người bệnh bị đau ở vùng bụng dưới, cơn đau thường dai dẳng nhưng lại không dữ dội lắm. Nếu bạn bị đau không thể chịu được ở vùng hạ vị, có thể do viêm ruột thừa hoặc buồng trứng bị vỡ.
2/ Viêm phần phụ mãn tính có thể gây đau bụng dữ dội hơn vào thời gian có kinh nguyệt. Mức độ đau nghiêm trọng hơn nhiều so với cơn đau bụng kinh thông thường.
Các triệu chứng khác
Ngoài biểu hiện đau tại vùng chậu, phụ nữ bị viêm phần phụ mãn tính có thể gặp phải một hoặc một số triệu chứng dưới đây:
- Lên cơn sốt nhẹ hoặc không có biểu hiện sốt
- Kinh nguyệt rối loạn, tiêu biểu nhất là tình trạng rong kinh hoặc ra máu bất thường giữa kì kinh, trong lúc giao hợp
- Rối loạn tiểu tiện
- Vô sinh
Viêm phần phụ mãn tính có thai được không?
Sau khi phụ nữ mắc các bệnh viêm nhiễm về đường sinh sản hầu như đều bị ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng sinh sản. Bệnh nhân mắc bệnh viêm phần phụ mãn tính có thể mang thai được hay không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của họ.
1/ Sau khi người phụ nữ mắc bệnh viêm phần phụ mãn tính, tinh trùng sẽ gặp rất nhiều bất lợi để có thể cố gắng sống sót và di chuyển vào vòi trứng để thụ tinh. Độ pH sinh lí tại âm đạo cũng không còn phù hợp, vì thế tinh trùng dễ bị tiêu diệt, dẫn tới giảm khả năng mang thai. Trong các bệnh viêm phần phụ mãn tính, viêm ống dẫn trứng có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng sinh sản của nữ giới. Tình trạng viêm nhiễm dễ gây tắc vòi trứng khiến trứng không thể gặp tinh trùng, từ đó khiến nữ giới bị vô sinh. Ngay cả khi vòi trứng chưa bị tắc hoàn toàn, trứng có thể được thụ tinh và làm tổ không đúng vị trí dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
2/ Viêm phần phụ là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng viêm nhiễm ở buồng trứng và ống dẫn trứng, đôi khi liên quan tới cả hệ thống dây chằng tại buồng trứng. Nếu viêm nhiễm phát triển tại buồng trứng của phụ nữ, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hormone, chức năng phóng noãn bình thường của buồng trứng và có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.
Xem thêm: Những điều bạn cần biết về viêm phần phụ sau sinh
Viêm phần phụ mãn tính đối phó thế nào?
Đại đa số bệnh viêm phần phụ mãn tính đều chuyển biến từ viêm cấp tính mà thành, do đó các chị em phải điều trị kịp thời và triệt để ngay từ khi bệnh mới khởi phát. Nếu không, khi chuyển sang viêm phần phụ mãn tính sẽ khiến cho quá trình điều trị thêm khó khăn và kéo dài.
1/ Viêm phần phụ mãn tính có thể khỏi nhưng thời gian điều trị sẽ lâu hơn, người bệnh cũng nên tuân thủ các lưu ý liên quan trong sinh hoạt để hợp tác điều trị.
2/ Trong phác đồ điều trị viêm phần phụ mãn tính, bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc để kháng sinh để làm giảm triệu chứng, song hiệu quả của thuốc không cao. Nếu như phát hiện thấy biến chứng, có ổ áp xe, tụ mủ nhiều trong vòi trứng, buồng trứng thì phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ. Bệnh nhân cũng có thể được điều trị bằng các biện pháp vật lí trị liệu Bên cạnh đó, bệnh nhân bị viêm phần phụ mãn tính cũng cần được tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng bệnh với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3/ Một điều quan trọng để bệnh nhân có kết quả điều trị hiệu quả, sớm khỏi bệnh đó là phải lựa chọn bệnh viện chính quy, uy tín. Người bệnh phải tích cực thực hiện điều trị và tuân theo lời khuyên của bác sĩ . Nếu đang thực hiện một đợt điều trị, không được dừng giữa chừng. Ngoài dùng thuốc, người bệnh cũng có thể lựa chọn phương pháp vật lý trị liệu.
4/ Nhiều bệnh nhân khi bị viêm phần phụ mãn tính sẽ kèm theo các bệnh phụ khoa khác, lúc này cần điều trị bệnh khác đồng thời điều trị viêm phần phụ, nếu không rất dễ khiến bệnh tái phát.
5/ Đôi khi, phương án điều trị cũng cần được thực hiện đồng thời với người chồng hay bạn tình của bệnh nhân, để loại bỏ nguy cơ tái phát, viêm nhiễm chéo về sau.
Ý kiến của bạn