Viêm cổ tử cung khi mang thai có biểu hiện khá giống với tình trạng viêm nhiễm vùng kín thông thường. Bởi vậy bệnh khá khó phát hiện và có thể gây nguy hiểm khôn lường cho bà bầu nếu không được điều trị sớm. Hãy cùng Dạ Hương tìm hiểu về bệnh này ở bà bầu và cách xử trí nhé.
Bệnh viêm cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ mang thai
Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung. Phần này nối tử cung và âm đạo. Nơi máu kinh nguyệt chảy từ tử cung ra ngoài âm đạo. Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung xóa mở để cho thai nhi chui ra qua kênh tử cung. Giống như mọi tế bào trong cơ thể, cổ tử cung có thể bị viêm nhiễm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trên thực tế, viêm cổ tử cung là một căn bệnh không mấy hiếm gặp đối với nữ giới. Đây là tình trạng sưng, viêm hay lở loét do nhiễm khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Trong đó, viêm cổ tử cung trong giai đoạn mang bầu, đặc biệt là thời gian 3 tháng cuối của thai kỳ.
Viêm cổ tử cung chia thành hai dạng cấp tính và mãn tính, trong đó viêm cổ tử cung mãn tính là chủ yếu. Thông thường, bệnh không có những biểu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, viêm cổ tử cung sẽ gây lở loét, nhiễm trùng, ngứa ngáy… Nếu không được điều trị hoặc để bệnh tiến triển đến giai đoạn mãn tính.
Tại sao phụ nữ dễ bị viêm cổ tử cung khi mang thai?
Ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ người mẹ cũng có thể bị viêm cổ tử cung. Nhưng 3 tháng cuối của thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ 3 là thời điểm mà mẹ bầu dễ mắc các bệnh lý phụ khoa nhất. Đặc biệt là viêm cổ tử cung. Vậy vì sao mang thai viêm cổ tử cung?
Nhìn chung, những yếu tố sau đây là nguyên nhân chiến chị em phụ nữ bị viêm cổ tử cung dù mang thai hay không:
- Mất cân bằng nội tiết tố: Cơ thể có nhiều thay đổi như suy giảm đề kháng khiến cho các loại virus, vi khuẩn và nấm xâm nhập vào âm đạo. Từ đó gây ra các loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung.
- Thay đổi độ pH trong âm đạo, khiến cho môi trường âm đạo thay đổi. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính kiềm mạnh cũng có thể làm thay đổi môi trường âm đạo. Điều này có thể khiến vi khuẩn lây lan từ âm đạo đến cổ tử cung gây viêm.
- Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân gây viêm cổ tử cung khi mang thai. Bởi khi quan hệ không sử dụng biện pháp, vi khuẩn sẽ dễ dàng lây lan và gây viêm.
- Không vệ sinh vùng kín đúng cách hoặc để vùng kín trong tình trạng ẩm ướt.
- Tổn thương thực thể do nạo phá thai hoặc sinh nở quá nhiều lần.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm cổ tử cung cấp tính bao gồm: Herpes simplex hoặc Herpes sinh dục, Chlamydia, Trichomonas (Trùng roi), Giang mai
Làm thế nào để phát hiện bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai?
Ở phụ nữ có thai, việc phát hiện sớm viêm cổ tử cung rất quan trọng. Có hai cách chính để phát hiện bệnh này, 1 là dựa vào dấu hiệu nhận biết, 2 là phát hiện khi đi khám thai định kỳ.
Nhận biết dấu hiệu viêm cổ tử cung khi mang thai
Nhìn chung, các triệu chứng của viêm cổ tử cung thường không điển hình, ngoài ra chúng còn khá tương đồng so với các biểu hiện của bệnh phụ khoa. Chỉ khi bệnh trở nặng, các triệu chứng mới trở nên rõ ràng hơn. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh như sau:
- Âm đạo tiết nhiều khí hư có màu vàng, trắng đục hoặc xám nhạt.
- Vùng kín ngứa ngáy hoặc sưng tấy.
- Thường xuyên có cảm giác nóng rát ở vùng kín, đặc biệt là khi đi tiểu.
- Xuất huyết âm đạo bất thường, đau tức ở vùng bụng dưới.
- Ngứa ngáy, sưng tấy vùng kín.
- Cảm giác nóng rát vùng kín, nhất là khi đi tiểu.
- Tiểu tiện nhiều, cảm giác xót khi tiểu tiện: Viêm cổ tử cung thường kéo theo viêm ống niệu đạo gây tiểu tiện nhiều, tiểu nóng, tiểu rát…
- Đau và có thể chảy máu khi quan hệ tình dục, có thể thấy xuất huyết âm đạo bất thường.
- Có trường hợp có triệu chứng sốt nhẹ hoặc vừa.
Chẩn đoán bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai
Triệu chứng của viêm cổ tử cung cũng có những điểm tương đồng với viêm âm đạo hoặc các bệnh cổ tử cung khác. Vì vậy nếu không có kiến thức y khoa và kinh nghiệm chuyên môn, chúng ta khó có thể phân biệt được các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa này. Nếu xuất hiện các triệu chứng của viêm cổ tử cung, bạn cần có sự thăm khám của bác sĩ. Có nhiều cách thức để bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh lý của cổ tử cung, bao gồm:
- Thăm khám cổ tử cung bằng tay: Thao tác thăm khám này cho phép bác sĩ phát hiện các bất thường của các cơ quan trong khung chậu. Bao gồm cổ tử cung, tử cung, đánh giá các khối nếu có.
- PAP test: Bác sĩ sẽ quét tế bào ở âm đạo, cổ tử cung. Sau đó quan sát, đánh giá hình thái tế bào dưới kính hiển vi nhằm phát hiện các chuyển sản, loạn sản, dị sản. Cũng như các hình thức tế bào bất thường, tiền ung thư, ung thư.
Bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Trong suốt thời gian mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm nhiều hơn bình thường. Chính vì vậy, bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai cần được phát hiện sớm. Nếu như không được điều trị đúng cách, cả mẹ bầu và thai nhi có thể gặp nguy hiểm. Cụ thể những tác động xấu của bệnh này như sau:
Đối với người mẹ khi mang thai
Viêm cổ tử cung làm suy giảm chức năng miễn dịch của tử cung và âm đạo. Tình trạng này còn tạo điều kiện cho các bệnh lý phụ khoa khác. Không những thế, tình trạng âm đạo tiết nhiều khí hư, đau rát vùng kín cũng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Tâm lý người mẹ cũng bị ảnh hưởng đáng kể theo hướng tiêu cực.
Ngoài ra, một vấn đề nguy hiểm hơn nữa mà mẹ bầu phải đối mặt khi bị bệnh trong giai đoạn mang bầu 3 tháng cuối, đó là nguy cơ nhiễm trùng ối. Tình trạng này sẽ làm giảm khả năng đàn hồi cổ tử cung, tăng nguy cơ sinh non.
Đối với thai nhi trong bụng mẹ
Đối với người mẹ bị viêm cổ tử cung chọn phương pháp sinh thường, thai nhi có khả năng gặp nhiều nguy cơ hơn so với sinh mổ:
- Trường hợp sản phụ bị viêm do nhiễm nấm Candida: Trẻ sinh ra có thể bị mắc viêm da do nấm xâm nhập niêm mạc khoang miệng.
- Trường hợp sản phụ bị viêm do lậu cầu: Mắt của trẻ có thể bị viêm kết mạc, sưng huyết hoặc ra mủ vàng đe dọa nghiêm trọng tới thị lực của trẻ.
- Trong quá trình mang thai, người mẹ bị viêm cổ tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm ngược vào trong. Điều này đe dọa tới tính mạng thai nhi.
- Tinh thần của người mẹ bị ảnh hưởng cũng tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Đa số trường hợp mẹ bầu bị viêm cổ tử cung thể nặng khi mang thai đều được khuyến khích lựa chọn sinh mổ. Phương pháp sinh này sẽ giảm thiểu tới mức thấp nhất tác động xấu tới em bé.
Mẹ bầu bị viêm cổ tử cung khi mang thai phải làm sao?
Khi gặp các dấu hiệu bất thường từ vùng kín, bà bầu nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám. Điểu này để bảo vệ sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Phát hiện bệnh và điều trị sớm.
Điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai như thế nào?
Thông thường bác sĩ sẽ không can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa mà chỉ kê đơn thuốc phù hợp. Việc này để sản phụ có điều trị ngay tại nhà một cách dễ dàng. Chỉ khi đã sinh xong, nếu tình trạng bệnh trở nặng và chuyển sang giai đoạn mãn tính thì bắt buộc phải có sự can thiệp của các phương pháp ngoại khoa. Thuốc đặt âm đạo được chỉ định cho bà bầu là sự phối hợp giữa kháng sinh, kháng nấm. Thuốc không gây ra những biến chứng cho phụ nữ mang thai.
Trong quá trình điều trị, bà bầu cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc ngừng thuốc. Nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra hãy luôn giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Lưu ý vấn đề vệ sinh và sinh hoạt trong quá trình điều trị
Mẹ bầu cũng cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề vệ sinh vùng kín và chế độ sinh hoạt:
- vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Ưu tiên sử dụng các loại dung dịch phụ nữ có tác dụng tạo cân bằng độ pH. Mỗi ngày nên vệ sinh vùng kín từ 2 – 3 lần.
- Sử dụng đồ lót có chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi, kích cỡ phù hợp.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, không thô bạo. Chú ý vệ sinh “cô bé” sạch sẽ sau mỗi lần quan hệ.
- Duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để tăng sức đề kháng, miễn dịch của cơ thể.
Phụ nữ nên khám phụ khoa định kì đặc biệt là trước khi có kế hoạch mang thai. Điều này để sàng lọc và loại bỏ sớm những nguy cơ xấu ảnh hưởng tới thai kì. Nếu bị viêm cổ tử cung trong 3 tháng cuối, chị em nên tới các trung tâm y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Khám và điều trị sớm giúp phòng ngừa và ngăn chặn tối đa các biến chứng xảy đến.