Vệ sinh vùng kín

Sức khỏe vùng kín kém phản ánh điều gì? TOP 6 thói quen cần duy trì

1 Tháng chín, 2018
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Sức khỏe vùng kín được cho là tốt khi bạn thực hiện các nguyên tắc về chăm sóc vùng kín hằng ngày. Khi vùng kín xuất hiện những biểu hiện khác lạ chứng tỏ sức khỏe “cô bé” đang gặp vấn đề. Nếu không được xử lý kịp thời, sức khỏe sinh sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sức khỏe vùng kín bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Các dấu hiệu dưới đây cảnh báo một số vấn đề sức khỏe mà vùng kín đang gặp phải. Điều này có ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý cũng như sinh lý hằng ngày của bạn.

Sức khỏe vùng kín bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Sức khỏe vùng kín bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo hay xuất huyết tử cung bất thường – Theo thuật ngữ tiếng anh là Abnormal Uterine Bleeding – AUB). Đây là tình trạng tử cung chảy máu một cách bất thường. Chúng không giống với các đặc điểm khi tới kỳ kinh nguyệt. Để nhận biết tình trạng này, chị em có thể quan sát lượng kinh ra nhiều hay ít, chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không.

Trong lúc giao hợp, nếu thấy đau và chảy máu thì cần dừng ngay. Sau đó vệ sinh cẩn thận với nước sạch và đến cơ sở y tế thăm khám chuyên sâu.

Ra khí hư bất thường

Khí hư là dịch tiết âm đạo tiết ra với vai trò giữ ẩm cho vùng kín. Ngoài ra chúng còn có khả năng sàng lọc tinh trùng và dẫn tinh trùng tới gặp trứng. Bên cạnh đó, khí hư còn cho chị em biết tình trạng sức khỏe vùng kín đang tốt hay đang ở mức báo động. 

  • Khí hư bình thường: có màu trắng, đôi lúc ngả vàng nhưng không gây ngứa và không có mùi. Khí hư tiết nhiều có thể là tín hiệu báo trước sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt mới. Tùy vào giai đoạn, lượng khí hư và số ngày dài hay ngắn để xác định đó là dấu hiệu bình thường hay lời cảnh báo của bệnh tật.
  • Khí hư bất thường: có lượng khí hư tiết ra nhiều hơn. Từ màu trắng giống lòng trắng trứng gà chuyển thành vón cục, có lẫn bọt. Màu sắc có thể từ trắng thành vàng hoặc xanh kèm mùi hôi, chua, khó chịu.

Ngứa, rát vùng kín hoặc sưng đỏ

Sức khỏe vùng kín được nhận biết thông qua biểu hiện đau rát và ngứa âm hộ. Nhiều chị em vẫn bỏ qua cảm giác khó chịu này và nghĩ bệnh tự khỏ. Tuy nhiên khi ngứa ngáy kéo dài, kèm theo sưng đỏ có thể là triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, nhiễm nấm… 

Điều này cảnh báo tình trạng sức khỏe vùng kín không được an toàn, chị em cần chú ý hơn và có biện pháp xử lý đúng cách và sớm. 

Ngứa rát vùng kín gây ảnh hưởng tới sức khỏe âm đạo
Ngứa rát vùng kín gây ảnh hưởng tới sức khỏe âm đạo

Đau trong và sau quan hệ

Nếu trong và sau khi quan hệ tình dục, bạn thấy vùng kín đau và sưng tấy. Đôi khi thấy có máu tươi chảy ra dù chưa đến kỳ kinh nguyệt. Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng, vùng kín không khỏe mạnh sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe tổng thể. 

Để ngăn những tác động xấu tới “cô bé”, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn khi quan hệ tình dục. Vừa bảo vệ mình lại đảm bảo được sức khỏe của cơ quan sinh sản.

Đau lưng, bụng dưới và đau vùng chậu

Những cơn đau lưng và đau bụng dưới âm ỉ thường xảy ra trước khi tới kỳ kinh nguyệt. Một số bạn nữ sẽ có cảm giác này sau kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau kéo dài nhiều tuần không hết, bạn cần tới cơ sở y tế khám ngay. Vì rất có thể, đây là lời cảnh báo từ một số bệnh phụ khoa nghiêm trọng như: viêm cổ tử cung, xuất huyết âm đạo, ung thư cổ tử cung, u buồng trứng…

Kinh nguyệt không đều

Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là biểu hiện của việc phóng hoãn và rụng trứng gặp vấn đề. Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 28-32 ngày. Thời gian này được tính từ ngày đầu tiên ra máu kinh cho đến ngày ra máu đầu tiên của chu kỳ tiếp theo.

Những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thường ra máu âm đạo sớm hơn hoặc muộn hơn chu kỳ kình thường. Trường hợp bị rong kinh, thưa kinh khoảng 2-3 tháng, thậm chí 5 tháng mới có. Đây có thể là biểu hiện thiếu hụt nội tiết tố hoặc mắc các bệnh buồng trứng đa nang, suy giảm dự trữ buồng trứng. 

Đau bụng kinh liên tục

Đau bụng kinh hay thống kinh là cơn đau bụng phổ biến khi ngày hành kinh bắt đầu. Cơn đau dữ dội này có thể khiến bạn mệt lử người và không có đủ sức khỏe, tỉnh táo để làm bất cứ việc nào khác. Khi cơn đau này kèm theo các biểu hiện bất thường  như máu kinh tiết nhiều bất thường, màu máu lỏng hoặc sẫm gần giống màu đen. Thì đây là dấu hiệu của những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín. 

Một số bệnh lý được xem là nguyên nhân gây thống kinh như:

  • Phụ nữ có lạc nội mạc tử cung
  • Polyp tử cung
  • Viêm hoặc có u xơ tử cung
  • Tử cung dị dạng như có chít hẹp, dính, có u buồng trứng

Từ những dấu hiệu này cho thấy tầm quan trọng của chăm sóc vùng kín đúng cách. Bởi việc chăm sóc vùng kín thường xuyên góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cũng như bảo vệ sức khỏe vùng kín an toàn.

Nguyên tắc chăm sóc vùng kín hiệu quả

Vệ sinh vùng tam giác mật hằng ngày

Vệ sinh vùng kín hằng ngày là cách đơn giản nhất để giúp vùng kín sạch sẽ. Nên vệ sinh “cô bé” 2 lần/ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhẹ dịu. Đặc biệt, nên rửa vùng kín sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau quan hệ tình dục. Và để tránh âm đạo bị lây nhiễm vi khuẩn, cần rửa từ trước ra sau.

Quan hệ tình dục an toàn

Sử dụng bao cao su để tránh các bệnh xã hội như HIV, lậu, giang mai, herpes sinh dục… Tránh sử dụng các dụng cụ tình dục bằng nhựa, sillicon vì chúng có thể gây kích ứng hoặc viêm âm đạo nhanh chóng. Hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng hoặc quan hệ tình dục mạnh bạo.

Quan hệ tình dục an toàn bằng bao cao su
Quan hệ tình dục an toàn bằng bao cao su

Bôi trơn vùng kín trước khi quan hệ

Để không làm tổn thương vùng kín, khi quan hệ tình dục cần bôi trơn vùng kín. Quá trình này thường diễn ra tự nhiên nếu phụ nữ đạt khoái cảm, hoặc được kích thích mạnh. Tuy nhiên, một số phụ nữ có lượng dịch tiết ít nên dù được kích thích nhưng không đủ để bôi trơn tự nhiên.

Do đó, hãy chọn chất bôi trơn cẩn thận, xem kĩ bảng thành phần. Tránh chọn những chất bôi trơn kém chất lượng vì chúng gây ảnh hưởng tới tinh trùng và quá trình thụ thai. Nếu bạn không muốn sinh con, các sản phẩm bôi trơn bằng chất lỏng, silicon hoặc dầu đều có thể sử dụng được.

Cân bằng pH âm đạo

Độ pH “Cô bé” của phụ nữ thường từ 3,8- 4,4. Môi trường này giúp ngăn cản vi khuẩn và nấm men có hại phát triển. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có lợi phát triển. Chính vì vậy cần lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH tương đương được các chuyên gia khuyên dùng.

TOP 6 thói quen cần duy trì để có vùng kín khỏe mạnh

Giữ vùng kín khô thoáng

Ngoài vệ sinh vùng kín hằng ngày, các chị em cần thay quần áo, đồ lót ngay sau khi vận động thể thao. Vì mồ hôi tiết ra trong quá trình vận động có thể ảnh hưởng đến vùng kín. Khi khí hư tiết nhiều khiến quần lót bị ướt, có mùi. Bạn nên rửa vùng kín với nước ngay. Nếu không có nước hoặc không tiện cho việc vệ sinh, bạn nên dùng băng vệ sinh hằng ngày. Việc này đảm bảo “cô bé” không ở trong môi trường ẩm và hôi cả ngày dài. 

Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe âm đạo. Bạn nên tránh ăn thức ăn cay, nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia. Bởi thức ăn bạn ăn hoặc uống sẽ quyết định mùi của vùng kín. Bên cạnh đó, bạn nên tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa chua, trái cây, rau xanh. Vì chúng giúp bổ dung vitamin tốt cho sức khỏe vùng kín, tăng cường lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh âm đạo.

Thay băng vệ sinh sau 4-5 giờ

Nếu đang sử dụng băng vệ sinh, bạn cần thay chúng sau mỗi 4-5 tiếng. Bởi nếu để quá lâu, vi khuẩn gây bệnh từ băng vệ sinh sẽ tác động xấu tới âm đạo. Khả năng viễm nấm ngứa xảy ra rất cao. Đặc biệt, chị em nào dùng tampon cần lưu ý thay ngay khi đầy hoặc khi khó chịu mà không cần chờ đủ 4-5 giờ.

Thay băng vệ sinh 4-5 tiếng 1 lần để bảo vệ vùng kín
Thay băng vệ sinh 4-5 tiếng 1 lần để bảo vệ vùng kín

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục, rèn luyện thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tâm lý tốt mà còn giúp vùng kín săn chắc. Bên cạnh đó, tập thể dục còn góp phần giảm nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục. Nên tham khảo các bài tập giãn cơ yoga. Hoặc một số bài tập workout cho vùng bụng, hông, xương chậu, chân…

Khám phụ khoa định kỳ

Vùng kín rất dễ bị viêm hoặc lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả khi bạn làm sạch đúng cách. Vậy nên, bạn cầnkhám phụ khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe vùng kín. Điều này giúp phát hiện các bệnh phụ khoa sớm và có cách điều trị phù hợp.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận