Chu kỳ kinh nguyệt ở cơ thể mỗi người phụ nữ đều có sự khác biệt. Không phải ai cũng có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Chậm kinh là một tình trạng kinh nguyệt không đều mà nhiều chị em gặp phải. Tại sao lại xảy ra tình trạng chậm kinh và, trong thời gian chậm kinh một tháng mà quan hệ tình dục thì có thể có thai hay không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau:
Thế nào là chậm kinh?
Ở độ tuổi sinh sản, phụ nữ sẽ có kinh nguyệt hàng tháng khi không ở trong các thời điểm như mang thai, cho con bú hoặc không có những vấn đề bất thường hay bệnh lý ở cơ quan sinh sinh sản.
Chu kỳ kinh nguyệt là những thay đổi của cơ thể trong một đoạn thời gian tính từ ngày đầu tiên xuất hiện máu kinh cho đến trước ngày có kinh của chu kỳ tiếp theo. Quãng thời gian thông thường và được coi là một chu kỳ lý tưởng là 28 ngày cho cơ thể trải qua các giai đoạn kinh nguyệt, giai đoạn nang trứng phát triển, giai đoạn trứng rụng và giai đoạn hoàng thể.
Tuy nhiên chỉ có khoảng 13% những người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 28 ngày. Hầu hết chị em từng bị chu kỳ kinh nguyệt không đều một lần trong đời, tức là chu kỳ kinh nguyệt bị dài hơn hoặc ngắn hơn chu kỳ thông thường hàng tháng của chị em.
Trường hợp chu kỳ kinh nguyệt không đều và thường bị dài hơn so với chu kỳ bình thường gọi là chậm kinh.
Ví dụ như, trong vòng 4 tháng chu kỳ của bạn đều đặn là 28 ngày, đến tháng thứ 5 thì ngày thứ 29, 30, 31…. vẫn chưa thấy có kinh nguyệt, như vậy được tính là bạn bị chậm kinh.
Sự chậm kinh có thể không phải vấn đề gì nghiêm trọng nếu như kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn theo một chu kỳ mới và không vượt quá 35 ngày.
Tuy nhiên, hiện tượng chậm kinh kéo dài, thậm chí một tháng liền không có kinh, chị em cần đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để biết sức khỏe sinh sản có đang ổn định hay không?
Chậm kinh là do đâu?
Một số điều có thể làm chậm kinh của bạn, từ những thay đổi cơ bản trong lối sống cho đến tình trạng sức khỏe mãn tính. Dưới đây là 10 thủ phạm tiềm năng.
Căng thẳng, lo âu kéo dài
Hệ thống phản ứng với căng thẳng của cơ thể bắt nguồn từ một phần của não được gọi là vùng dưới đồi. Cơ thể có phản ứng tự nhiên giúp bạn chống lại căng thẳng bao gồm việc thay đổi việc tiết hormone nội tiết khiến bạn tạm ngừng bị rụng trứng. Trứng không rụng có thể dẫn đến chậm kinh.
Thay đổi lớn về trọng lượng cơ thể
Những thay đổi đột ngột về trọng lượng cơ thể có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Ví dụ, sự tăng hoặc giảm quá mức của chất béo trong cơ thể có thể dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố khiến kỳ kinh của bạn đến muộn hoặc ngừng hoàn toàn.
Ngoài ra, việc hạn chế calo nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng điều khiển điều phối hệ thống nội tiết tạo ra các hormone sinh sản. Khi kênh liên lạc này bị gián đoạn, các hormone có thể không thực hiện được các chức năng thông thường như làm xuất hiện kinh nguyệt.
Tập luyện thể lực nặng hoặc lao động quá lao lực
Một chế độ tập thể dục quá sức cũng có thể khiến bạn bị trễ kinh. Điều này phổ biến nhất ở những người tập luyện vài giờ một ngày. Nguyên nhân là bạn đã đốt cháy nhiều calo vào việc luyện tập, cơ thể bạn không có đủ năng lượng để duy trì hoạt động của tất cả các hệ thống. Tập luyện vất vả hơn có thể làm tăng giải phóng hormone có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.
Chu kỳ kinh nguyệt có thể bình thường trở lại bình thường ngay sau khi bạn giảm cường độ luyện tập hoặc tăng lượng calo nạp vào.
Hội chứng đa nang buồng trứng PCOS
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một tập hợp các triệu chứng do mất cân bằng hormone sinh dục, trong đó nồng độ hormone sinh dục nam tăng cao, một trong những hậu quả của bệnh này là trễ kinh, mất kinh.
Đọc thêm: Viêm cổ tử cung có gây chậm kinh không?
Các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố
Việc sử dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc nội tiết, dụng cụ tử cung, que cấy hoặc tiêm có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị xáo trộn và thường bị chậm kinh trong vài tháng đầu sử dụng.
Thời kỳ tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là thời gian dẫn đến quá trình chuyển đổi thời kỳ mãn kinh của bạn. Nó thường bắt đầu từ giữa đến cuối tuổi 40 của người phụ nữ. Tiền mãn kinh có thể kéo dài vài năm trước khi kỳ kinh của bạn chấm dứt hoàn toàn.
Đối với nhiều người, trễ kinh là dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ tiền mãn kinh.
Suy buồng trứng sớm
Mãn kinh sớm, còn được gọi là suy buồng trứng sớm , xảy ra khi buồng trứng của bạn ngừng hoạt động trước khi bạn 40 tuổi.
Khi buồng trứng của bạn không hoạt động như bình thường, chúng sẽ ngừng sản xuất nhiều loại hormone, bao gồm cả estrogen. Khi mức độ estrogen của bạn giảm xuống mức thấp nhất cũng là lúc bạn sẽ bắt đầu gặp phải các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh . Một trong những dấu hiệu đó là chu kỳ kinh nguyệt chậm dần và chấm dứt hẳn.
Các bệnh lý gây chậm kinh
Một số loại bệnh lý có thể ảnh hưởng tới khả năng sản xuất hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Các bệnh lý đó bao gồm bệnh suy giáp, cường giáp, bệnh tiểu đường, bệnh celiac… Người phụ nữ mắc các bệnh này có thể có chu kỳ kinh nguyệt thất thường.
Chậm kinh do mang thai
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường đều đặn và đến tháng này bạn lại bị chậm kinh tới 1 tháng, có thể đã đến lúc bạn nên thử thai. Rất có thể bạn đã có thai 1 vài tuần tuổi, các triệu chứng thường thấy đi kèm báo hiệu có thai gồm: ngực sưng đau, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi.
Xem thêm: Có kinh nguyệt 2 lần/tháng có phải bất thường?
Chậm kinh một tháng quan hệ có thai không?
Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây chậm kinh mà thời gian chậm kinh ở mỗi người không giống nhau. Nếu bạn bị chậm kinh đến 1 tháng và thắc mắc rằng trong thời gian chậm kinh này, hai bạn quan hệ tình dục thì có thể mang thai hay không? Hãy tìm hiểu về nguyên nhân khiến bạn bị chậm kinh.
Nếu bạn bị chậm kinh đã 1 tháng thì một là khả năng bạn đã mang thai hoặc đang gặp phải các vấn đề sức khỏe gây trễ kinh.
Hiện tượng trễ kinh trong trường hợp nghi ngờ mang thai, thông thường cơ thể sẽ phát ra một số tín hiệu đặc biệt như: đau tức ngực, nhũ hoa sẫm màu, cơ thể mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, thèm ăn, tiểu tiện nhiều hơn…Bạn có thể tự kiểm tra mình đã có thai hay không tại nhà bằng cách dùng que thử thai sau 7-14 ngày kể từ ngày quan hệ tình dục không an toàn.
Nếu que thử thai hiện 1 vạch hồng thì bạn chưa có thai, que thử thai hiện 2 vạch rõ rệt là đã có thai. Để chắc chắn, bạn có thể đến bệnh viện sản khoa để làm xét nghiệm xác định mang thai.
Trong trường hợp bạn bị chậm kinh một tháng mà nguyên nhân không phải do mang thai, hãy sớm đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe, xem bản thân có đang gặp phải các vấn đề gây rối loạn kinh nguyệt như chúng tôi đã nêu bên trên hay không.
Đối với người bị chậm kinh do các bệnh lý như bệnh liên quan đến buồng trứng, suy buồng trứng, mãn kinh… thì khả năng mang thai là không cao do sự rụng trứng bị ảnh hưởng.
Các bệnh lý gây chậm kinh cần được điều trị dứt điểm để tránh nguy cơ gặp phải các biến chứng về sau, trong đó biến chứng nghiêm trọng là mất đi khả năng sinh sản.
Với các nguyên nhân do thể lực hoặc căng thẳng dẫn đến chậm kinh 1 tháng, bạn chỉ cần điều chỉnh nhịp sống, chăm sóc cơ thể tốt hơn thì vòng kinh sẽ sớm trở lại ổn định. Trong trường hợp này, quan hệ tình dục có thể khiến bạn mang thai bình thường.
Cách điều chỉnh lối sống để không bị chậm kinh
Chậm kinh khi bạn đang có thai hoặc cho con bú là hiện tượng sinh lý bình thường. Chậm kinh do bệnh lý khi đã xảy ra thì chỉ còn cách điều trị và điều dưỡng cơ thể cho tới khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại bình thường. Tuy nhiên, chậm kinh do lối sống thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và tự điều chỉnh thông qua việc các việc làm sau:
Luôn duy trì cân nặng khỏe mạnh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng kết hợp tập luyện để cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, không bị tăng cân, sụt cân bất thường.
Luôn cố gắng giữ cho tinh thần được thoải mái, giải tỏa căng thẳng thông qua một số hoạt động như thiền định, đọc sách, nghe nhạc, tập thể thao. Giảm bớt căng thẳng giúp kinh nguyệt đều đặn, tinh thần thoải mái giúp bạn có sức sống và trông tươi trẻ hơn.
Giấc ngủ rất quan trọng, việc thức khuya, mất ngủ hoặc lịch sinh hoạt thay đổi liên tục khiến chu kỳ kinh nguyệt dễ bị rối loạn. Hãy duy trì thói quen ngủ đủ giấc, ngủ trước 11h để sinh lý cơ thể ổn định.
Nói chung, chậm kinh một tháng nếu không phải là tín hiệu mang thai thì chắc chắn cơ thể bạn đang gặp phải rắc rối nào đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Việc thăm khám phụ khoa là điều hoàn toàn cần thiết trong trường hợp này, vừa có thể xác định chắc chắn bạn có mang thai hay không lại vừa kiểm soát được tình trạng sức khỏe của hệ thống sinh sản. Mong rằng những nội dung chúng tôi cung cấp đã giúp ích cho bạn.